[Bật mí] Bệnh trào ngược dạ dày phòng tránh như thế nào? Nên ăn thực phẩm nào?

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa, đó là tình trạng axit trong dạ dày liên tục tiết ra và thường xuyên trào ngược lên bên trên phía thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản hay còn có tên tiếng Anh là Gastroesophageal Reflux Disease và được viết tắt là GERD.

Khi axit trong dạ dày trào lên phía trên thực quản (là ống dẫn thức ăn từ khoang miệng xuống đến dạ dày) sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng và biểu hiện khiến bệnh nhân khó chịu, đau đớn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày và công việc của người bệnh. Chính vì vậy làm thế nào để phòng tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nên ăn thực phẩm nào, sinh hoạt ra sao, …? Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ thông tin chi tiết mình tìm hiểu được về căn bệnh này.

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Khi axit trong dạ dày trào lên phía trên thực quản sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng khác nhau điển hình như các triệu chứng sau đây:

Ợ nóng:

Đây là cảm giác khó chịu xuất phát từ phía sau xương ức. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy như có một luồng chất lỏng nóng rát chảy qua và có sẽ ngày càng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh nằm xuống hoặc cúi xuống hoặc thậm chí ngay cả sau khi bệnh nhân ăn thức ăn. Dù vậy vẫn có người bệnh không gặp tình trạng này mà xuất hiện các triệu chứng khác có thể xảy ra.

Buồn nôn và nôn:

Sở dĩ có cảm giác này từ người bệnh là do khi axit trào ngược từ dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản sẽ gây kích thích cổ họng từ đó sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn. Tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên nhất là vào sáng sớm khi vừa thức dậy đôi khi xuất hiện sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Miệng tiết rất nhiều nước bọt:

Như chúng ta đều biết tiết nhiều nước bọt ở miệng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể lý do là bởi nước bọt sẽ đóng vai trò quan trọng và tiêu hóa thức ăn và đặc biệt hơn là trung hòa axit trong khoang miệng và họng. Do đó khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, lượng axit trào lên từ dạ dày tới thực quản càng cao càng nhiều thì nước bọt tiết ra từ miệng cũng sẽ với lượng nhiều hơn với vai trò trung hòa lại với tính axit đó.

Đau tức ngực:

Khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì axit từ dạ dày bị đẩy lên phía trên thực quản từ đó sẽ kích thích khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau thắt vùng ngực.

Khó nuốt:

Cảm giác này xuất hiện ở người bệnh khi thực quản bị tổn thương nghiêm trọng khiến cản trở quá trình vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày.

Ho và đau tức ngực:

Biểu hiện ho, đau tức ngực
Biểu hiện ho, đau tức ngực

Ho và đau tức ngực cũng là một trong những triệu chứng nổi bật của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khàn họng và ho xuất hiện ở người bệnh là do axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản và vùng họng gây ra.

Trên thực tế bên cạnh các triệu chứng mình kể trên, người bệnh khi bị trào ngược dạ dày thực quản còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác có thể kể đến như hôi miệng, viêm tai giữa có thể cấp tính hoặc viêm tai giữa tái phát, viêm phổi, hen suyễn, đầy bụng, khó tiêu,…

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Đã là một căn bệnh thì ắt hẳn sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh, bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng vậy. chẳng những thế căn bệnh này còn có thể trở nên trầm trọng hơn và chuyển thành các tình trạng khác nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Hậu quả xấu xảy ra có thể là bệnh nhân bị các tình trạng sau đây:

  • Viêm thực quản: Đây là tình trạng thực quản bị viêm nhiễm tùy từng giai đoạn mà viêm nhiễm với mức độ nguy hiểm khác nhau.
  • Hẹp thực quản: bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho thực quản bị hẹp lại làm thức ăn khó đi qua, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó nuốt khi ăn, uống.
  • Barrett thực quản: đây là tình trạng khi các tế bào lát mặt trong của thực quản bị biến đổi. Chúng sẽ dần thay thế biến đổi thành các tế bào niêm mạc ruột và có thể phát triển thành ung thư vô cùng nguy hiểm.
  • Các vấn đề về hô hấp: Khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên trên thực quản khiến cho trong quá trình hô hấp người bệnh có thể hít phải axit dạ dày vào phổi. Từ đó có thể dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm và khó chịu cho người bệnh như tức ngực, khản tiếng, hen suyễn, viêm đường hô hấp…

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dưới đây là một số nguyên nhân trong rất nhiều nguyên nhân điển hình gây ra bệnh:

Stress gây trào ngược dạ dày
Stress gây trào ngược dạ dày
  • Stress: khi tâm lý luôn căng thẳng kéo dài sẽ làm gia tăng tiết dịch Cortisol. Đây là hoạt chất tăng cường khiến cho acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, tình trạng stress, lo lắng kéo dài sẽ gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ăn uống không khoa học: đặc biệt là thói quen ăn đêm, ăn nhiều đồ dầu mỡ chiên xào, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá,… thói quen xấu này sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày ngày càng bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát từ đó làm cho lượng acid đưa lên dạ dày và gây trào ngược từ dạ dày lên phía trên thực quản.
  • Một số bệnh lý dạ dày – thực quản như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, hẹp thực quản… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: khiến niêm mạc dạ dày tổn thương và lạm dụng kéo dài sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
  • Một số nguyên nhân khác như béo phì, di truyền, nhiễm trùng, … cũng làm gia tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản.

Đặc biệt có một vài đối tượng dễ mắc căn bệnh này đó là người thừa cân hoặc béo phì, phụ nữ mang thai, người đang dùng các loại thuốc(bao gồm thuốc điều trị bệnh hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamin, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm, …). Ngoài ra còn một số đối tượng nguy cơ cao mắc căn bệnh này như: người hút thuốc và người tiếp xúc với khói thuốc, người bị thoát vị Hiatal (thoát vị khe hoành), …

Làm gì để phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản

Cách đơn giản nhất để giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản đó chính là những thay đổi về lối sống và thói quen sinh hoạt:

Tránh thức ăn và đồ uống có thể gây trào ngược dạ dày thực quản

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cụ thể bạn nên tránh các loại thực phẩm không nên ăn như: Đồ chiên, đồ rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, pizza, khoai tây rán, khoai tây chiên, ớt cay, hạt tiêu. Bên cạnh đó cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm như thịt xông khói, xúc xích, phô mai, sôcôla, bạc hà, đồ uống có ga, nước sốt cà chua, cam quýt …

Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ

Để phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản bạn nên ăn lượng thức ăn vừa phải và tránh ăn quá nhiều, ăn chậm, nhai kỹ. Đặc biệt bạn nên ngừng ăn 2 đến 3 giờ trước khi ngủ, ăn đúng bữa, đúng giờ để dạ dày được hoạt động điều độ và bình thường.

Hạn chế uống rượu, cà phê

Hạn chế uống rượu, cà phê
Hạn chế uống rượu, cà phê

Bạn không nên uống cà phê, hút thuốc lá, uống bia rượu quá nhiều và thường xuyên bởi lý do cà phê, thuốc lá hay rượu bia thậm chí là các chất kích thích nói chung đều có khả năng làm giảm các yếu tố bảo vệ cho thực quản. Cũng chính vì vậy sẽ tăng các yếu tố tấn công, tăng tiết cortisol từ đó làm cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra Cortisol tiết ra không chỉ gây tăng tiết acid HCl và pepsin mà còn đồng thời làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày do đó bệnh càng đến nhanh và nguy hiểm vô cùng.

Nhai kẹo cao su

Việc nhai kẹo cao su nghe có vẻ đơn giản và vô lý trong việc phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản tuy nhiên đó là sự thật. Bên cạnh kích thích tập trung, tạo hưng phấn nhai kẹo cao su có thể giúp dạ dày tiết dịch một cách điều hòa từ đó góp phần phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Duy trì cân nặng ở mức ổn định cũng là một trong các biện pháp giúp phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản do cân nặng quá cao thì lượng mỡ thừa sẽ lớn, điều này không có lợi cho sức khỏe con người.

Không ngủ ngay sau khi ăn no

Ngủ ngay sau khi ăn no sẽ gây ra một áp lực hết sức rất lớn cho dạ dày. Chính vì vậy khi vừa ăn no mọi người không nên đi ngủ ngay cũng không nên vận động quá mạnh ngày, chỉ có vậy mới phòng tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Phòng tránh trào ngược dạ dày cần lưu ý điều gì?

Để phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản bạn cần đặc biệt lưu ý tới các tác nhân gây tăng tiết HCl và pepsin vì chúng sẽ làm gia tăng yếu tố tấn công. Cụ thể bẹn không nên sử dụng các loại thực phẩm và hạn chế các loại hoa quả, đồ uống như sau:

Không nên ăn các loại quả nhiều nhựa và chát:

Lý do là bởi chúng đi vào dạ dày kết hợp với axit dạ dày tạo thành những cục nhỏ từ đó có thể phát triển thành sỏi ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của dạ dày.

Hạn chế những đồ ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ:

Những đồ ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ khiến cho dạ dày trướng và tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới đồng thời thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm đi đáng kể.

Hạn chế ăn cà chua khi đói:

Hạn chế ăn cà chua khi đói
Hạn chế ăn cà chua khi đói

Do cà chua có nhiều Axit tannic có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và làm gia tăng nguy cơ của bệnh trào ngược khiến tình trạng con người trở nên tồi tệ hơn, gây khó chịu.

Hạn chế ăn lê:

Với người bị trào ngược dạ dày thực quản thì họ có dạ dày yếu vì vậy  ăn lê sẽ khiến cho lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá vỡ do có chứa nhiều chất xơ không hòa tan sẽ kích ứng dạ dày khi ăn lê.

Kiêng các loại đồ ăn, thức uống có chứa nhiều acid:

Những loại quả chứa nhiều acid, chua không tốt cho dạ dày. Chúng làm acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn dễ gây viêm loét dạ dày và trào ngược lên thực quản.

Hạn chế ăn muối:

Muối không tốt đối với bệnh nhân gặp vấn đề như: thận, huyết áp cao, tim mạch… mà cả bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Không nên ăn socola:

Trong socola có chứa lượng rất lớn chất béo và sữa khiến tình trạng trào ngược dạ dày lên thực quản nặng hơn do methylxanthine trong socola làm giãn cơ thắt thực quản.

Hạn chế uống rượu, cà phê:

Bạn không nên uống cà phê, hút thuốc lá, uống bia rượu quá nhiều và thường xuyên bởi lý do cà phê, thuốc lá hay rượu bia thậm chí là các chất kích thích nói chung đều có khả năng làm giảm các yếu tố bảo vệ cho thực quản. Cũng chính vì vậy sẽ tăng các yếu tố tấn công, tăng tiết cortisol từ đó làm cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra Cortisol tiết ra không chỉ gây tăng tiết acid HCl và pepsin mà còn đồng thời làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày do đó bệnh càng đến nhanh và nguy hiểm vô cùng.

Ngăn ngừa trào ngược dạ dày thì nên ăn gì?

Bên cạnh với phòng tránh bằng cách không sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa thì mọi người cũng nên tham khảo sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:

Nên ăn gừng – nghệ vàng:

Nên ăn gừng – nghệ vàng
Nên ăn gừng – nghệ vàng

Đây là các loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn bên cạnh đó cũng có những tác dụng đặc biệt đối với bệnh trào ngược dạ dày.  Gừng – nghệ vàng có đặc tính chống viêm tự nhiên nên được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa vô cùng nhanh chóng an toàn và hiệu quả.

Nên ăn đỗ đậu các loại thực phẩm giàu chất xơ:

Trong đỗ và đậu có chứa một lượng rất lớn chất xơ và các amino acid cần thiết cho con người đặc biệt là người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Nên ăn bột yến mạch:

Ăn bột yến mạch không những có tác dụng tốt cho người bị bệnh tim mạch mà còn có tác dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Bạn nên dùng yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể lại vừa giúp hấp thụ tốt acid dư của dạ dày.

Nên uống sữa:

Sữa giúp có khả năng làm bão hòa acid trong dạ dày nên với những người bị trào ngược dạ dày thực quản sữa có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên không nên uống sữa vào lúc bụng rỗng nên uống sữa vào khoảng 2h sau khi ăn, nên uống sữa ấm vì lạnh hoặc nóng quá đều không tốt cho dạ dày.

Nên ăn sữa chua:

Sữa chua có chứa các men tiêu hóa đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nên ăn bánh mì:

Bánh mì có khả năng hút acid dó đó sẽ giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày, hạn chế các thương tổn do những acid này gây ra cho dạ dày phòng tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nên ăn chuối chín không nên ăn chuối tiêu:

Chuối dễ tiêu hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày dó có thể trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Chuối chứa nhiều chất xơ giúp loại bỏ các độc tố trong hệ tiêu hóa. Người bệnh nên ăn chuối chín kỹ và ăn sau ăn 30 phút tránh ăn chuối tiêu.

Nên ăn dưa hấu hoặc dưa gang:

Dưa hấu hoặc dưa gang Có khả năng trung hòa được các acid dư thừa trong dạ dày. Dưa hấu hoặc dưa gang vừa cung cấp nguồn vitamin cần thiết cho cơ thể vừa cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nên ăn quả bơ:

Quả bơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của nhu động ruột do có chứa nhiều Kali có tác dụng cải thiện tình trạng căng thẳng, stress từ đó phòng tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Một số loại quả nên ăn để tránh trào ngược dạ dày
Một số loại quả nên ăn để tránh trào ngược dạ dày

Nên ăn đu đủ chín:

Trong đu đủ chín có chứa các enzym papain và chymopapain giúp kích thích tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu giảm nồng độ axit tăng tiết trong dạ dày.

Nên ăn táo:

Quả táo rất giàu Pectin do đó sẽ hỗ trợ quá trình bài tiết, cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, thích hợp với những người dạ dày yếu. Tuy nhiên bạn nên ăn táo ngọt.

Nên uống nước dừa:

Nước dừa là một trong loại nhiều loại nước uống vô cùng phổ biến đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Nước dừa có khả năng cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin và chất điện giải từ đó sẽ giúp cơ thể không bị thiếu nước ngoài ra nước dừa còn có có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm góp phần phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể uống nước dừa không quá 2 quả trong một ngày.

Nên ăn quả thanh long:

Quả thanh long là một loại rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chất nhầy trong quả thanh long hoạt động như một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày từ đó giúp cho dạ dày có thể tránh khỏi các tác động xấu gây hại phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thanh long bên cạnh đó còn có khả năng cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài các loại thực phẩm kể trên để phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản bạn có thể bổ sung ăn dưa chuột, ăn quả việt quất, ăn quả mận khô, uống nước dừa, …

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin mình tìm hiểu được để phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản, mong rằng đó sẽ là thông tin hữu ích cho mọi người. Chúc mọi người luôn may mắn, hạnh phúc, thành công và có thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm: [Chia sẻ] Cách sử dụng gừng điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất tại nhà