[Chia sẻ] Tại sao uống rượu bia bị tiêu chảy? Cách khắc phục

Uống rượu bia có thể gây ra tiêu chảy ở nhiều người, ngay cả khi với một lượng vừa phải. Để tìm hiểu nguyên do cho tác dụng phụ khó chịu này cũng như giải pháp khi bị tiêu chảy do rượu bia, hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ https://chuyengiadaday.com/ qua bài viết dưới đây.

Uống rượu bia bị tiêu chảy là gì?

Uống rượu bia bị tiêu chảy cũng giống các loại tiêu chảy khác với các triệu chứng điển hình là đi đại tiện lỏng và nhiều lần hơn bình thường sau khi dùng bia rượu. Điều này thường xảy ra vào ngày tiếp theo của một bữa nhậu, đặc biệt khi bạn uống quá nhiều. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này và mức độ nghiêm trọng của việc uống rượu bia bị tiêu chảy sẽ được phân tích ở dưới.

Uống rượu bia bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Thông thường, tiêu chảy sau khi uống rượu bia không phải là tình trạng đáng lo ngại và có thể chấm dứt sau vài ngày tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài có khả năng dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn, đặc biệt là mất nước. Các triệu chứng mất nước bao gồm:

  • Khô miệng, cổ họng khát.
  • Giảm tần suất và lượng nước tiểu hoặc vô niệu.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Người yếu, mệt mỏi, choáng váng và chóng mặt.
  • Suy giảm ý thức, tinh thần lơ mơ.

Nếu tình trạng mất nước không được điều trị có thể dẫn tới đe dọa tính mạng cho người bệnh.

Tại sao uống rượu bia bị tiêu chảy?

Nguyên nhân uống rượu bia bị tiêu chảy
Nguyên nhân uống rượu bia bị tiêu chảy

Rượu bia sẽ  nhanh chóng di chuyển xuống dạ dày sau khi uống, được hấp thu một phần tại đây và tiếp tục đi đến ruột non. Nếu dạ dày rỗng, quá trình này sẽ được đẩy nhanh. Do vậy khi đói, chúng ta sẽ nhận thấy những ảnh hưởng của rượu bia đến sớm hơn. Rượu bia có thể gây ra sự thay đổi chức năng của đường tiêu hóa tại các vị trí mà nó đi qua, từ dạ dày tới ruột non sau đó xuống ruột già và thải trừ qua phân. Những nguyên nhân sau khiến rượu bia trở thành thủ phạm gây tiêu chảy:

  • Gây viêm đường tiêu hóa: Đường tiêu hóa dễ bị tổn thương và viêm khi tiếp xúc với rượu bia. Thêm vào đó, rượu làm tăng tiết acid dạ dày dẫn tới  tăng kích ứng và viêm từ đó gây tiêu chảy.
  •  Ảnh hưởng đến sự hấp thu nước: Tại ruột già, nước được hấp thu tới khoảng 90%, phần còn lại sẽ theo phân ra ngoài. Khi có mặt rượu bia, hoạt động bình thường của ruột già bị rối loạn, chức năng hấp thụ nước không thể diễn ra như thường ngày. Như vậy, lượng nước trong phân tăng lên, khi đại tiện phân lỏng và kèm theo nhiều nước.
  • Đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa: Các kích ứng do rượu bia gây ra trên đường tiêu hóa kích thích phản ứng của cơ thể để nhanh chóng thải trừ chúng ra ngoài. Các cơ đại tràng tăng co bóp để đẩy phân ra ngoài nhanh hơn bình thường. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa đầy đủ bởi ruột non sẽ dẫn đến tiêu chảy.
  • Mất cân bằng vi khuẩn: Trong đường ruột tự nhiên có nhiều loại vi khuẩn có ích  hoạt động đảm bảo cân bằng cho cơ thể và ngăn các vi khuẩn gây hại phát triển. Uống rượu bia thường xuyên có xu hướng tiêu diệt các lợi khuẩn đường ruột, làm cho vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển nhanh chóng khiến hệ tiêu hóa gặp trục trặc. Kết quả có thể gây ra tiêu chảy.

Đối tượng có nguy cơ bị tiêu chảy sau uống rượu, bia

Những người bị bệnh đường ruột có nguy cơ tiêu chảy sau khi uống rượu bia cao, bao gồm:

Người bị bệnh Celiac:

Là một rối loạn tiêu hóa mãn tính, gây ra khi có phản ứng miễn dịch với một loại protein gluten trong lúa mì, lúa mạch đen và một số loại yến mạch. Bệnh Celiac còn được gọi là bệnh không dung nạp gluten, người bệnh nếu ăn các thực phẩm chứa gluten sẽ gây phá hủy ruột non do phản ứng tự miễn của cơ thể. Ngoài ra, người mắc Celiac khi uống rượu bia hay các thức ăn gây kích thích khác sẽ bị đầy hơi, viêm và tổn thương niêm mạc ruột non gây tiêu chảy.

Bệnh Crohn:

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mãn tính (IBD), ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận của hệ tiêu hóa. Người bị bệnh Crohn dễ bị đau bụng, tiêu chảy nặng và sụt cân. Khi uống nhiều rượu bia cộng với tình trạng mắc Crohn, niêm mạc ruột dễ dàng tổn thương và gây tiêu chảy nghiêm trọng.

Hội chứng ruột kích thích (IBS):

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa mãn tính khá phổ biến gây ảnh hưởng tới ruột già. IBS thường không gây biến chứng nghiêm trọng nhưng lại mang đến sự bất tiện và khó chịu cho bệnh nhân. Các đồ uống có cồn chứa carbohydrate khó tiêu hóa dễ dẫn tới tiêu chảy ở những người có hội chứng trên.

Những người ngủ không đủ giấc và thường xuyên thiếu ngủ:

Những người thiếu ngủ uống rượu bia dễ bị tiêu chảy
Những người thiếu ngủ uống rượu bia dễ bị tiêu chảy

Người làm việc ca đêm và hay thức đêm có khả năng cao bị tiêu chảy sau khi uống rượu bia cao hơn những người khác. Việc thiếu ngủ sẽ làm cho đường tiêu hóa nhạy cảm hơn dưới tác động của rượu bia do không được nghỉ ngơi đầy đủ. Ngoài ra các thói quen cá nhân khác cũng gây ảnh hưởng nguy cơ tiêu chảy do rượu bia như thường xuyên uống rượu bia, ăn các thức ăn khó tiêu hóa.

Cách trị tiêu chảy sau khi uống rượu bia

Điều đầu tiên cần làm khi bị tiêu chảy do rượu bia là ngưng uống rượu bia cho tới khi hệ tiêu hóa ổn định lại bình thường. Tuy nhiên nếu tiếp tục uống lại sau đó thì tiêu chảy cũng có thể quay lại, vì vậy về lâu dài nên hạn chế các thức uống chứa cồn.

Dưới đây là một cách giúp bạn giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy:

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước hạn chế bị tiêu chảy do rượu bia
Uống nhiều nước hạn chế bị tiêu chảy do rượu bia

Rượu bia không chỉ làm tăng thải nước qua phân mà còn gây lợi tiểu. Do đó khi uống rượu bia bị tiêu chảy, việc uống nhiều nước để cân bằng nước trong cơ thể là rất cần thiết. Nên uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày và uống thêm 1 cốc sau mỗi lần đi tiêu lỏng.

Chế độ ăn uống

Ăn các thức ăn dễ tiêu hóa để giảm bớt áp lực cho dạ dày và đường ruột như: bánh quy, bánh mì nướng, táo, chuối, tinh bột và thịt gà. Thay vì ăn 3 bữa lớn như bình thường, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài ra cần tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng và thực phẩm gây đầy hơi.

Dùng thuốc

Một số thuốc có thể kiểm soát triệu chứng tiêu chảy mà bạn có thể dùng khi cần thiết như Berberin, Diphenoxylat, Loperamid,..

Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn góp phần ổn định lại chức năng đường ruột và ngăn chặn sự sinh trưởng phát triển của các vi khuẩn có hại. Có thể bổ sung lợi khuẩn bằng các chế phẩm chứa men vi sinh dưới dạng viên hay dạng lỏng. Ngoài ra sữa chua cũng là một nguồn lợi khuẩn dồi dào nên tiêu thụ khi tiêu chảy.

Uống rượu bia bị tiêu chảy khi nào cần khám bác sĩ?

Uống rượu bia bị tiêu chảy sẽ cần đi khám bác sĩ khi trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài dai dẳng gây mất nước. Tới gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng mất nước được liệt kê ở trên và các triệu chứng khác dưới đây:

  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày và không cải thiện.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Đi ngoài có máu hoặc phân đen.
  • Sốt cao 39 độ C.

Xem thêm: Bị tiêu chảy nên và không nên ăn gì?