Đau dạ dày và trào ngược dạ dày có giống nhau không? Cách phân biệt 2 bệnh

Đau dạ dày (gặp ở viêm loét dạ dày) và trào ngược dạ dày là hai bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến nhất. Cả hai bệnh đều xuất hiện những triệu chứng tương đối giống nhau như ợ hơi, ợ nóng, đau thượng vị,… khiến người bệnh rất khó để nhận biết bệnh. Vậy làm thế nào để phân biệt đau dạ dày và trào ngược dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt đau dạ dày và trào ngược dạ dày
Phân biệt đau dạ dày và trào ngược dạ dày

Mối liên quan giữa đau dạ dày và trào ngược dạ dày

Đau dạ dày và trào ngược dạ dày là hai bệnh lý đường tiêu hóa hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có mối tương quan nhất định, một người mắc bệnh này có thể dẫn tới bệnh kia và ngược lại.

Như các bạn đã biết, trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản mà nguyên nhân chính là do sự hoạt động bất thường của cơ thắt thực quản dưới. Khi cơ thắt thực quản hoạt động tốt thì thức ăn và dịch vị ở dạ dày sẽ được giữ lại, tránh bị trào ngược lên trên thực quản. Ở người bệnh trào ngược dạ dày, hiện tượng trào ngược acid dịch vị không chỉ gây tổn thương niêm mạc thực quản mà còn kích thích dạ dày tăng tiết acid. Vì vậy, acid đọng lại ngày càng nhiều ở dạ dày, lâu ngày dẫn tới tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày và gây ra tình trạng đau dạ dày.

Ngược lại, hiện tượng đau dạ dày ( gặp ở bệnh viêm loét dạ dày) làm giảm khả năng tiêu hóa kéo dài, nồng độ acid dịch vị tăng cao, cơ thắt thực quản hoạt động bất thường, không hiệu quả. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều đó lý giải vì sao bệnh viêm loét dạ dày thường kèm theo tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Có thể thấy, đau dạ dày và trào ngược dạ dày có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, không ít người bệnh mắc đồng thời cả hai bệnh lý này khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng nhanh hơn, điều trị khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ biến chứng đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản,…

Mối liên quan giữa đau dạ dày và trào ngược dạ dày
Mối liên quan giữa đau dạ dày và trào ngược dạ dày

Phân biệt đau dạ dày và trào ngược dạ dày

Đau dạ dàyTrào ngược dạ dày
Nguyên nhân
  • Đau dạ dày chủ yếu do viêm loét dạ dày. Nồng độ acid dịch vị dạ dày tăng cao gây ra những tổn thương cho niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến hiện tượng đau dạ dày.
  • Ngoài ra, đau dạ dày cũng được gây ra bởi ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, đau sỏi mật,… (nhưng tỷ lệ rất thấp so với viêm loét dạ dày)
  • Một số nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày: vi khuẩn H.pylori, lạm dụng thuốc giảm đau, sử dụng chất kích thích trong thời gian dài, thói quen ăn uống không lành mạnh, stress, áp lực kéo dài,…
  • Trào ngược dạ dày xảy ra do sự hoạt động bất thường của cơ thắt thực quản. Bình thường, sau khi thức ăn qua thực quản xuống dạ dày, cơ thắt sẽ đóng lại để ngăn không cho thức ăn trào ngược lên và chuyển tiếp đến các giai đoạn tiêu hóa tiếp theo. Tuy nhiên, ở bệnh trào ngược dạ dày, cơ thắt thực quản bị tổn thương dẫn tới thức ăn bị trào ngược lên cùng với dịch vị dạ dày, gây ra những tổn thương cho niêm mạc thực quản và dạ dày.
  • Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày: thói quen ăn uống không lành mạnh, căng thẳng, stress kéo dài, lạm dụng thuốc Tây, ăn quá no, biến chứng bệnh lý dạ dày,…
Triệu chứng điển hình
  • Đau bụng vùng thượng vị: đau khi đói hoặc sau khi ăn no
  • Buồn nôn, nôn: xảy ra sau khi ăn vài giờ.
  • Chướng bụng, khó tiêu.
  • Ợ chua, ợ nón.
  • Chán ăn
  • Xuất huyết tiêu hóa: đi ngoài ra máu, nôn ra máu,…
  • Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi: gây đau rát ở trung tâm ngực, lan rộng sang xương ức và cổ họng.
  • Đau tức vùng thượng vị.
  • Buồn nôn, nôn: xảy ra ngay sau khi ăn
Dấu hiệu của bệnh
  • Đau âm ỉ vùng thượng vị, đau nóng rát gây cảm giác khó chịu, cơn đau thường có tình chu kỳ.
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Người bệnh ăn uống kém.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn
  • Khó nuốt
  • Miệng tiết nhiều nước bọt
  • Ho khan, viêm họng kéo dài
  • Đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn
  • Đắng miệng
  • Khó thở, hen suyễn
  • Răng xỉn màu
Biến chứng của bệnh
  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày (trong đau dạ dày mãn tính).
  • Ung thư dạ dày
Trào ngược dạ dày thường gây biến chứng cho thực quản:

  • Thực quản Barrett
  • Viêm thực quản
  • Hẹp thực quản

Có thể cùng lúc mắc cả 2 bệnh không?

Như đã nói ở trên, đau dạ dày và trào ngược dạ dày có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nguyên nhân và triệu chứng gây ra cũng tương đối giống nhau. Vì vậy, có không ít bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh này.

Việc mắc hai bệnh cùng lúc thường do người bệnh chủ quan, không điều trị sớm hoặc không tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh. Người bị mắc hai bệnh cùng lúc sẽ làm tăng tính nghiêm trọng của bệnh, đồng thời cũng khó điều trị hơn.

Làm gì để phòng tránh cả 2 bệnh trên ?

Làm gì để phòng tránh cả 2 bệnh ?
Làm gì để phòng tránh cả 2 bệnh ?

Để phòng ngừa đau dạ dày và trào ngược dạ dày, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn quá nhiều đồ cay nóng, chiên rán, không uống đồ uống có gas, cồn,…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, không nằm ngay sau khi ăn, không ăn quá no
  • Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, lo âu, căng thẳng
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tránh mặc quần áo ôm, bó sát,…

Xem thêm thông tin tại: