[Chia sẻ] Bệnh học trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng và cách điều trị

Ngày nay, trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa. Một trong những biểu hiện hay gặp khi mắc phải căn bệnh này là viêm họng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Bệnh học trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng và cách điều trị nhé!

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng và cách điều trị
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng và cách điều trị

Nguyên nhân bị viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản

  • Khi thức ăn được đưa vào miệng, nó sẽ tiếp tục được di chuyển xuống phía dưới thông qua cơ vòng thực quản dưới (LES) đang mở. Sau đó, cơ vòng này sẽ đóng lại để ngăn cho thức ăn không bị trào ngược lên trên.
  • Chính vì vậy, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có nguyên nhân từ việc cơ vòng thực quản dưới bị giãn ra, khiến acid dạ dày trào ngược lên khu vực niêm mạc hầu họng. Một thời gian dài sau, hiện tượng đau rát họng sẽ xuất hiện rõ rệt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
  • Theo thống kê cho thấy, hiện nay có đến 70% người mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có kèm theo các biểu hiện như đau họng cùng các vấn đề khác về cổ họng. Hiện tượng này có thể không gây tác hại lớn ngay từ ban đầu, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm phía sau như loét thực quản, tiền ung thư thực quản,…

Triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản

Do đều có biểu hiện đau rát vùng cổ họng, nên người bệnh thường hay nhầm lẫn giữa hai nguyên nhân do đau họng thông thường và đau do trào ngược dạ dày thực quản với nhau.

Viêm họng thông thường hay kèm theo một số các triệu chứng khác như khô họng, khó nuốt, thậm chí còn kèm theo ngạt mũi, sổ mũi do giải phẫu khu vực tai – mũi – họng thông với nhau.

Để phân biệt với đau họng do loét dạ dày thực quản, người bệnh cần phải thực sự để ý những dấu hiệu sau đây:

  • Cảm giác ruột gan cồn cào.
  • Khu vực sau xương ức cảm thấy nóng rát.
  • Những biểu hiện đặc trưng của bệnh lý đường tiêu hóa: Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi chướng bụng, nấc liên tục,…
Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng giúp nhận biết viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản
Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng giúp nhận biết viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản

Tuy nhiên ở một số bệnh nhân, những triệu chứng được liệt kê phía trên lại không hề xuất hiện. Người bệnh chỉ cảm thấy đau rát và vướng ở cổ họng, hoặc đơn giản là khàn giọng do nói quá nhiều, nói to. Để chắc chắn loại trừ được hết các khả năng xấu có thể xảy ra, hãy đến khám bác sĩ ngay nếu thấy có bất kỳ hiện tượng lạ nào trên cơ thể của mình.

Triệu chứng trào ngược họng thanh quản thường gặp

Một số biểu hiện chính dễ nhận biết ở các bệnh nhân bao gồm:

  • Đau rát, ngứa cổ. Giọng nói bị khàn, thường xuất hiện thêm đờm trong cổ họng nên thường xuyên hắng giọng.
  • Chán ăn do khó nuốt.
  • Nóng rát ở ngực trước.
  • Ho nhiều vào lúc đi ngủ, thậm chí có thể dẫn đến mạn tính.

Như đã được phân tích phía trên, hiện tượng này gần như giống hoàn toàn với bệnh nhân bị viêm họng thông thường. Bạn nên kết hợp theo dõi thêm cả những dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý đương tiêu hóa để xác định hướng điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: [Bật mí] Cách làm gừng ngâm giấm để chữa trào ngược dạ dày cực hiệu quả

Biến chứng viêm họng do trào ngược dạ dày

Do lượng acid bị trào ngược lên thường xuyên mà không được ngăn chặn, khu vực niêm mạc hầu họng sẽ càng ngày càng đối diện với những tổn thương nặng nề hơn. Các biến chứng có thể kể đến như:

  • Ho liên tục với tần suất dày hơn: Cổ họng luôn ở trong tình trạng kích thích bởi acid sẽ dẫn đến ngứa cổ, ho không kiểm soát và rát họng. Từ đó, bệnh nhân sẽ chán ăn, người mệt mỏi do khó nuốt.
  • Chít hẹp thực quản: Điều này xảy ra ngay sau phản ứng viêm chuyển biến nặng hơn, hình thành nên các vết loét và để lại sẹo sau một thời gian. Các vết sẹo dày lên sẽ khiến thực quản hẹp lại.
Chít hẹp thực quản là biến chứng của viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản
Chít hẹp thực quản là biến chứng của viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản
  • Hiện tượng xuất hiện vòng thực quản: Các nếp gấp bất thường, được phát hiện tại khu vực lót dưới thực quản làm ngăn cản thức ăn được đưa vào trong. Điều này khiến cho thực quản bị co thắt nhiều hơn và dần kém hoạt động.
  • Barrett thực quản: Một hiện tượng gặp phải ở khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh lý trào ngược dạ dày. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể gọi là tiền ung thư thực quản do các tế bào ở đây bị biến đổi để thích nghi với lượng acid dạ dày ngày càng gia tăng.
  • Bên cạnh những biến chứng thường gặp mà chúng tôi đã liệt kê ở phía trên, vẫn còn một số các hiện tượng khác tuy hiếm gặp hơn nhưng người bệnh vẫn cần phải hết sức lưu ý như: miệng hôi, áp – xe hầu họng, viêm dây thanh quản, ung thư thực quản,…

Cách chữa viêm họng do trào ngược dạ dày

Điều chỉnh thói quen sống

Đây được coi là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất, vừa giúp bạn giảm bớt đi tình trạng bệnh lý của mình mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày, không nhất thiết phải ăn một bữa lớn như bình thường. Điều này vừa hạn chế việc tiếp xúc thức ăn với niêm mạc họng, vừa giúp cho hệ tiêu hóa bớt gánh nặng và giảm lượng acid dịch vị được tiết ra,
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn: Tối đa là 3 giờ. Bạn nên chờ cho thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn trong trạng thái đường tiêu hóa thẳng đứng, tránh hiện tượng trào ngược khi nằm.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và đồ ngọt. Nên bổ sung lượng nước đủ trong ngày, ăn nhiều rau củ quả, bổốung chất xơ để giúp ích thêm cho đường tiêu hóa được ổn định.
  • Không sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê. Hạn chế các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi,…
  • Không mặc các loại quần áo quá bó, gây chèn ép vào khu vực dạ dày khi bó sát quanh vùng eo.

Cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày

Sử dụng nước muối loãng hoặc nước súc miệng diệt khuẩn để súc miệng:

  • Mục đích của việc làm này nhằm làm sạch toàn bộ khu vực khoang miệng, cũng như loại bỏ hết vi khuẩn còn tồn đọng.
Suc miệng nước muối loãng giúp phòng tránh viêm họng do trào ngược dạ dày
Suc miệng nước muối loãng giúp phòng tránh viêm họng do trào ngược dạ dày
  • Chuẩn bị: Nước muối loãng (2 thìa cà phê muối trong cốc khoảng 200ml nước) hoặc nước súc miệng tiệt khuẩn không chứa các thành phần acid.
  • Cách thực hiện: Ngay khi có hiện tượng trào ngược, sau khi ăn cơm xong hoặc sau khi đánh răng xong. Bạn ngậm một ngụm vừa phải, sau đó giữ trong họng khoảng 30 giây – 1 phút để việc loại sạch vi khuẩn được hoàn tất.

Lưu ý khi đánh răng:

  • Nên đánh răng thường xuyên, ngày 2 lần vào sáng sớm vừa thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Có thể đánh răng ngay sau bữa ăn, cách ra tối thiểu 1 tiếng.
  • Lưu ý nên kết hợp đánh cả bề mặt lưỡi để loại bỏ hết lược acid thừa còn tồn đọng tại đây.

Uống hỗn hợp nước chanh, mật ong:

  • Mục đích: Giúp loại bỏ vi khuẩn, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu nơi cổ họng, giảm hiện tượng buồn nôn cho người bệnh.
  • Cách thực hiện: Phối hợp mật ong nguyên chất với nước chanh tươi theo tỉ lệ 2:1, sau đó khuấy đều hỗn hợp trên cùng khoảng 150ml nước ấm. Uống trực tiếp sau khi pha xong hỗn hợp trên, nên uống thành từng ngụm nhỏ để có tác dụng từ từ trên cổ họng.

Uống đủ nước mỗi ngày: Việc làm này không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn giúp làm sạch cổ họng khi gặp hiện tượng trào ngược dạ dày, giúp giảm lượng acid và cuốn trôi hết thức ăn thừa bị mắc phải ở cổ họng.

Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Cách điều trị?

Dùng thuốc trào ngược dạ dày

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc, bao gồm cả thuốc nội lẫn thuốc nhập ngoại có thể điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Có thể chia làm 3 nhóm thuốc chính như sau:

  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Cơ chế của Thuốc này là ngăn không cho các tế bào trong dạ dày gắn với thụ thể của các tế bào sản xuất axit, làm giảm tiết acid dịch vị. Các thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như cimetidine, famotidine, ranitidine,…
  • Thuốc kháng axit: Thuốc này giúp giảm các triệu chứng của GERD (trào ngược dạ dày thực quản) bằng các muối, các ion hydroxide hoặc bicarbonate. Loại thuốc này thường được các bệnh nhân sử dụng phổ biến khi xuất hiện các triệu chứng điển hình do thuộc danh mục thuốc không kê đơn. Một số chế phẩm thuộc nhóm thuốc trên: magie hydroxit, nhôm hydroxit,…
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Khi acid dạ dày tiết ra quá nhiều, đây chính là thuốc có thể làm giảm tình trạng đó một cách nhanh chóng. Các thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton bao gồm như omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole,…
Công thức hóa học của Esomeprazole
Công thức hóa học của Esomeprazole

Biện pháp phòng tránh

  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như đồ ăn chua, đồ ăn chứa vitamin C, rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác.
  • Không được ăn quá no, do khi làm như vậy sẽ khiến cho dạ dày bị làm việc quá sức, nhiều acid dịch vị được tiết ra hơn gây trầm trọng vấn đề trào ngược dạ dày.
  • Kiểm soát được cân nặng của bản thân. Thiết lập chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Không nên mặc quần áo bó sát vào vùng eo để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Tham khảo thêm: [Bật mí] Mách bạn cách chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà

Những điều cần lưu ý khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày

  • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc khi được kê đơn điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Áp dụng các biện pháp phòng tránh đã được đề cập ở phía trên, song song phối kết hợp cùng việc rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho bản thân để nhanh chóng hồi phục các bệnh lý đang mắc phải.

Bài viết trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin chính xác cho tất cả mọi người về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra viêm họng, cũng như các phương pháp giúp phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, hãy tới các cơ sở y tế để nhận tư vấn và điều trị khi gặp bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của căn bệnh nhé!