[Tổng hợp] Các mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản đơn giản, hiệu quả

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý ngày càng phổ biến và gây ra sự khó chịu, lo lắng cho rất nhiều người. Để điều trị căn bệnh này, hãy cùng tham khảo một số mẹo chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản đơn giản, hiệu quả nhất dưới đây.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản
Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý của dạ dày với đặc trưng là sự trào ngược acid dịch vị từ dạ dày lên trên thực quản. Các triệu chứng điển hình của bệnh lý này bao gồm:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Ợ hơi là triệu chứng thường xảy ra vào lúc đói, trong khi ợ nóng và ợ chua hay xuất hiện vào buổi sáng. Khi bị ợ nóng, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác nóng rát từ vùng ngực dưới (dạ dày) lan hướng dần lên phía cổ, còn khi bị ợ chua thì sẽ xuất hiện vị chua ở trong miệng khi ợ lên. Các triệu chứng này thường tăng lên sau khi ăn no, khi bị đầy bụng khó tiêu hoặc khi cúi gập người về phía trước, khi ngủ vào ban đêm.
  • Buồn nôn, nôn: Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường dễ nôn hơn những người bình thường. Cảm giác buồn nôn và nôn thường xuất hiện sau khi ăn no, khi đi nằm ngay sau khi ăn. Đôi khi sẽ xuất hiện triệu chứng mắc nghẹn thức ăn sau khi ăn.
  • Đau tức ngực: xuất hiện do sự trào ngược của acid dịch vị kích thích vào các đầu mút thần kinh có mặt ở trên niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra cảm giác đau ngực. Người bệnh có cảm giác ngực như bị đè ép, đau thắt lại, cảm giác đau xuyên qua lưng và cánh tay. Triệu chứng này khiến nhiều người nhầm lẫn bệnh trào ngược dạ dày với các bệnh tim mạch khác, do đó phải rất lưu ý khi chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Khó nuốt: acid dịch vị khi trào ngược lên thực quản có thể gây tổn thương cho vùng niêm mạc thực quản như gây ra phù nề, sưng tấy. Sự tổn thương này khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó nuốt, nghẹn vướng ở cổ, không chỉ khi ăn mà còn cả khi nuốt nước bọt bình thường.
  • Đắng miệng: dịch vị trào ngược ngoài acid còn có thể có thêm dịch mật, vì vậy khiến người bệnh luôn cảm thấy đắng miệng, từ đó dẫn đến chán ăn, sút cân.
  • Tiết nhiều nước bọt: đây là một phản xạ tự nhiên khi dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản và tràn vào khoang miệng. Nước bọt được tiết ra nhiều hơn để trung hòa acid dịch vị và làm giảm sự khó chịu do lượng acid này gây ra.
Tiết nhiều nước bọt là một triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Tiết nhiều nước bọt là một triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đó là nguyên nhân từ thực quản và nguyên nhân từ dạ dày.

Một số nguyên nhân do thực quản bao gồm:

  • Cơ thắt dưới ở thực quản bị suy: đây là cơ nối thực quản với dạ dày, chỉ mở ra khi nuốt sau đó đóng kín để ngăn dịch dạ dày trào ngược. Khi cơ thắt này bị suy, trương lực cơ giảm từ đó xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Sử dụng các thuốc kích thích thụ cảm Beta, kháng cholin và các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như thuốc lá, cafein, rượu bia có thể gây ra suy cơ thắt thực quản.
  • Cơ hoành bị thoát vị: khi cơ hoành bị thoát vị, cơ dưới thực quản sẽ giảm sức mạnh nên dễ xảy ra hiện tượng trào ngược.

Nguyên nhân do dạ dày có thể kể đến như:

  • Các bệnh lý dạ dày: người bị mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), hẹp môn vị, hội chứng Zollinger – Ellison khiến thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày, chậm tiêu hóa, từ đó gia tăng nguy cơ gây trào ngược.
  • Tăng áp lực trong ổ bụng: xảy ra khi ho nhiều, ho mạnh kéo dài, hắt hơi hoặc hoạt động gắng sức. Áp lực ở ổ bụng tăng cũng là một nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
  • Một số nguyên nhân khác như stress kéo dài, béo phì thừa cân hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh cũng có thể gây ra trào ngược thực quản hoặc khiến bệnh lý này diễn biến nặng hơn.

Tham khảo thêm: [Bật mí] Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không ít người biết.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản nhanh và hiệu quả

Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhanh và hiệu quả, ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các bạn có thể tham khảo để kết hợp một số các phương pháp mẹo chữa trào ngược dạ dày theo dân gian như sau:

Bí quyết điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ hiệu quả, nhanh chóng

Bí quyết điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ hiệu quả, nhanh chóng
Bí quyết điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ hiệu quả, nhanh chóng

Nghệ là loại thực phẩm có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất hiệu quả. Hoạt chất Curcumin có trong nghệ giúp chống loét dạ dày hiệu quả, trung hòa acid dạ dày, diệt vi khuẩn H. Pylori và giảm viêm, cải thiện hệ tiêu hóa. Với các tác dụng tốt đó nên nghệ luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Nghệ có thể được chế biến và sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Có thể kể đến như:

Dùng nghệ kết hợp với hạt tiêu đen: nguyên liệu cần chuẩn bị rất đơn giản, gồm bột nghệ vàng và cà phê tiêu đen nguyên hạt.

Cách thực hiện như sau: trộn đều 1 thìa bột nghệ và khoảng ¼ thìa cà phê tiêu đen nguyên hạt, sau đó đem hãm với nước sôi. Nước sau khi hãm chia thành nhiều lần để uống trong ngày.

Ngoài ra, nghệ còn có thể được sử dụng kết hợp với mật ong để gia tăng tác dụng điều trị. Bạn có thể hòa bột nghệ với mật ong và nước đun sôi để nguội sau đó uống trực tiếp hoặc trộn bột nghệ với một lượng mật ong vừa đủ thành dạng sệt, vo thành từng viên nhỏ bảo quản trong hộp thủy tinh có hũ kín. Sử dụng kiên trì đều đặn hàng ngày sẽ thấy tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện rõ rệt.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Trào ngược dạ dày có ăn được khoai lang không? Người bệnh cần lưu ý gì?

Sử dụng gừng chữa trào ngược dạ dày thực quản

  • Ngoài nghệ, gừng cũng là một loại thực phẩm thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Theo Đông y, gừng là loại dược liệu có vị cay, tính ấm, nồng, có tác dụng tốt trong việc giảm đau và chống viêm hiệu quả. Đặc biệt, gừng có thể làm giảm đáng kể cảm giác buồn nôn, nôn, làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, các hoạt chất có trong gừng như Zingiberol, Methadone có thể trung hòa dịch vị dạ dày, giảm các cơn đau thắt ở dạ dày và tránh nhiễm trùng khi bị viêm loét.
  • Nguyên liệu cần chuẩn bị rất đơn giản, gồm một vài củ gừng còn tươi. Nên chọn những củ gừng đã già, vị cay nồng để có tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, tùy từng phương pháp chế biến mà có thể chuẩn bị thêm mật ong hoặc một chút giấm.

Cách thực hiện như sau:

Sử dụng gừng chữa trào ngược dạ dày thực quản
Sử dụng gừng chữa trào ngược dạ dày thực quản
  • Cách 1: sử dụng gừng tươi để ngậm mỗi khi xuất hiện triệu chứng buồn nôn. Cách làm rất đơn giản: gừng đem rửa sạch, sau đó thái thành từng lát mỏng. Ngậm một vài lát gừng trong khoảng vài phút mỗi khi cảm thấy buồn nôn, có thể nhai nhẹ lát gừng để các hoạt chất được hấp thu hiệu quả. Một cách chế biến khác đó là băm nhỏ gừng, bỏ vào cốc nước nóng và để khoảng 10 phút trước khi uống. Sử dụng trà gừng hàng ngày để gừng phát huy tác dụng hiệu quả.
  • Cách 2: ngâm gừng với mật ong. Gừng sau khi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát đem ngâm trong mật ong nguyên chất khoảng 10 ngày cho đến khi mềm ra là sử dụng được. Ăn hàng ngày, mỗi lần khoảng 2 lát sau bữa ăn, điều này vừa có tác dụng chữa trào ngược dạ dày vừa giúp chữa các bệnh khác như viêm amidan, viêm họng và các bệnh đường hô hấp khác.
  • Cách 3: sử dụng gừng kết hợp với giấm. Giấm có chứa acid acetic nên có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, do vậy khi kết hợp với gừng sẽ mang lại tác dụng trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: sử dụng khoảng 300g gừng tươi, đem thái lát và ngâm với khoảng 400g giấm gạo. Ngâm khoảng 1 tuần là có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng khoảng 3 lát gừng, nên nhai kỹ và nuốt. Kiên trì đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Cách sử dụng gừng điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất tại nhà

Sử dụng mật ong trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Ngoài việc sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm khác, mật ong cũng có thể được sử dụng độc lập để trị trào ngược dạ dày thực quản. Do mật ong có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, E, C, các hoạt chất có tính kháng sinh tự nhiên nên mật ong có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm loét dạ dày Hp, đồng thời kích thích hoạt động tái táo tế bào để làm liền vết loét nhanh hơn. Vì vậy, mật ong mang đến tác dụng giảm trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả.
  • Bạn chỉ cần chuẩn bị mật ong nguyên chất, nên chú ý chọn mua loại mật ong đảm bảo chất lượng, tránh mua phải mật ong giả, mật ong kém chất lượng. Uống trực tiếp khoảng 2 thìa cà phê mật ong vào buổi sáng và tối hàng ngày không chỉ giúp chữa trào ngược dạ dày thực quản mà còn có tác dụng làm đẹp da, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
Sử dụng mật ong trị trào ngược dạ dày thực quản
Sử dụng mật ong trị trào ngược dạ dày thực quản

Dùng Baking Soda trị trào ngược dạ dày

Baking Soda, hay còn có tên khác là thuốc muối, muối nở là một loại chất rắn màu trắng, có công thức hóa học là NaHCO3. Khi vào trong dạ dày, NaHCO3 có thể trung hòa acid dạ dày, cân bằng pH, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu. Ngoài ra, Baking Soda còn làm giãn nở các mạch máu, làm tăng lượng máu lưu thông đến dạ dày, từ đó đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi các tổn thương. Do vậy, ngoài việc được sử dụng phổ biến trong nấu ăn chế biến thực phẩm thì Baking Soda còn được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.

Baking Soda có thể được tìm mua rất dễ dàng và tiện lợi ở các hiệu thuốc lớn nhỏ. Cách sử dụng để trị trào ngược dạ dày cũng rất đơn giản:

  • Lấy 1 thìa Baking Soda, hòa tan vào 1 cốc nước đun sôi để nguội.
  • Uống trực tiếp sau khi bột đã tan. Nên uống một cách từ từ, từng ngụm nhỏ. Duy trì đều đặn mỗi ngày một lần để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Tham khảo thêm: Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cách phong ngừa

Trà hoa cúc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Theo Đông y, cúc là loại thảo dược có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng tốt trong việc giải độc thanh nhiệt cho cơ thể, dưỡng thần hiệu quả. Còn theo y học hiện đại đã chỉ ra trong cúc có chứa các hoạt chất có tác dụng tốt đối với dạ dày như:

  • Anethole: làm giãn các cơ thắt từ đó làm dịu các cơn đau. Ngoài ra hoạt chất này còn giúp giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ chua ợ nóng.
  • Bisabolol: có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, do đó làm giảm hoạt động của vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày.
  • Apigenin: hoạt chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính, từ đó giảm nguy cơ biến chứng ung thư dạ dày.

Nguyên liệu cần chuẩn bị rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị hoa cúc đã phơi khô hoặc sấy lạnh. Nên chọn mua hoa cúc ở các cơ sở thảo dược uy tín để đảm bảo giữ nguyên được hoạt chất và tác dụng của cúc.

Trà hoa cúc chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả
Trà hoa cúc chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Cách chế biến như sau: bạn pha trà hoa cúc bằng cách hãm một lượng hoa cúc (khoảng 3 thìa) đã chuẩn bị với nước nóng trong khoảng 15 phút. Sử dụng vào buổi tối, trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để trà hoa cúc phát huy được tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.

Gối cao đầu khi ngủ giảm trào ngược dạ dày

  • Hiện tượng trào ngược dạ dày thường xuyên xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân nằm ngủ là do khi nằm, lượng acid dịch vị và thức ăn ở trong dạ dày sẽ được phân tán toàn bộ trong mọi ngóc ngách của dạ dày, kể cả ở phần trên nên dễ bị trào lên thực quản. Vì vậy, việc gối cao đầu khi ngủ sẽ khiến các chất trên nằm ở dưới đáy dạ dày, giảm nguy cơ trào ngược có thể xảy ra.
  • Bạn có thể sử dụng các loại gối cao hơn bình thường để ngủ, đảm bảo tạo ra độ dốc từ dạ dày xuống khoang miệng. Ngoài ra, trên thị trường hiện cũng có bày bán những loại gối chống trào ngược rất phổ biến, bạn hoàn toàn có thể tìm mua dễ dàng. Thay đổi thói quen ngủ hàng ngày sẽ là một biện pháp giảm xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Nghỉ ngơi và luyện tập thường xuyên

  • Việc nghỉ ngơi thư giãn hợp lý là một biện pháp giảm căng thẳng, giảm stress hiệu quả. Tình trạng stress được cải thiện sẽ làm giảm tiết cortisol, giảm các yếu tố tấn công dạ dày, từ đó cải thiện các bệnh lý về dạ dày trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ngoài ra, người bệnh cần duy trì một chế độ luyện tập thường xuyên và điều độ. Luyện tập thường xuyên khiến các cơ và tế bào trong cơ thể được vận động, làm tăng cường sự lưu thông của máu trong cơ thể, từ đó thúc đẩy tái tạo và sửa chữa các tổn thường đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó khiến bệnh tình được cải thiện tốt hơn.
  • Người bệnh cần có sự kết hợp giữa nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện điều độ để nâng cao sức khỏe một cách tốt nhất. Người bệnh có thể vận động bằng cách đi bộ hàng ngày hoặc chơi một môn thể thao như tập yoga, bơi lội. Tránh luyện tập quá sức hoặc nằm, ngồi một chỗ thường xuyên, đặc biệt việc đi nằm sau khi ăn quá no hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn có thể khiến tình trạng bệnh lý diễn biến nặng hơn.
Đi bộ cũng là cách luyện tập giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả
Đi bộ cũng là cách luyện tập giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Lưu ý khi áp dụng các mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản

Để việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng các mẹo dân gian mang lại tác dụng tốt cho người bệnh, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cần kiên trì thực hiện đều đặn các phương pháp chữa trào ngược dạ dày thực quản. Do đây đều là các phương pháp sử dụng dược liệu thiên nhiên nên thường có tác dụng chậm, cần kiên trì mới nhận được hiệu quả tốt nhất.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời cần duy trì việc khám sức khỏe định kì để theo dõi được kết quả điều trị, từ đó có các phương án điều trị tiếp theo.
  • Cần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo chất dinh dưỡng. Người bị trào ngược dạ dày nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng làm giảm acid như cơm, bánh mì, sữa chua,bột yến mạch… và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn có vị chua để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
  • Người bị trào ngược dạ dày cũng cần duy trì chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Nên kiêng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, đồ uống có gas vì chúng có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Nếu bạn đang bị béo phì, thừa cân, cần tiến hành giảm cân một cách lành mạnh để duy trì được cân nặng ở mức khỏe mạnh. Tuy nhiên không nên áp dụng các phương pháp giảm cân không khoa học như nhịn ăn vì điều này vừa gây nguy hiểm cho sức khỏe vừa có thể làm các bệnh lý về dạ dày trở nên nặng hơn, trong đó có trào ngược dạ dày.

Trong trường hợp áp dụng các phương pháp mẹo chữa trào ngược không mang lại hiệu quả tích cực, cần đến khám ở các cơ sở y tế và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh để bệnh diễn biến nặng hơn.