Trào ngược dạ dày thực quản hay còn được biết đến với tên gọi GERD là một bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, khiến đông đảo bệnh nhân hoang mang không biết hướng giải quyết. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi “Phải làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản? Nên ăn gì và kiêng gì ?”
Contents
- 1 Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
- 2 Chữa trào ngược dạ dày thực quản theo tây y
- 3 Chữa trào ngược dạ dày theo Đông y
- 4 Chữa trào ngược dạ dày theo dân gian
- 5 Thay đổi thói quen sinh hoạt
- 6 Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng gì ?
- 7 Một số điều mà người bị trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý
Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, một số dấu hiệu có thể nhận thấy là:
- Có cảm giác nóng rát ở lồng ngực và có xu hướng lan sang vùng cổ họng. Đi kèm với mùi chua phát ra từ hơi thở bệnh nhân.
- Bệnh nhân khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
- Ho khan, khản giọng, khó nói.
- Buồn nôn, nôn khan hoặc nặng hơn là nôn ra thức ăn và dịch vị có vị chua của acid.
Chữa trào ngược dạ dày thực quản theo tây y
Cần phải làm gì khi trào ngược dạ dày thực quản? Sử dụng thuốc nào? Để giải đáp thắc mắc đó, hay tham khảo thông tin dưới đây:
Phác đồ điều trị
Thuốc kê đơn
Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng những nhóm thuốc sau đây:
- Thuốc ức chế bơm Proton-PPI cường độ. Nhóm thuốc này có vai trò giảm tiết acid dạ dày, giúp bệnh nhân giảm các tình trạng nóng rát dạ dày thực quản. Tùy theo từng lứa tuổi mà được chỉ định sử dụng các thuốc và liều lượng khác nhau, nhưng nhìn chung các thuốc PPi có thể dùng ở đa số đối tượng bị trào ngược dạ dày thực quản là esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec, Zegerid), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (Aciphex) và dexlansoprazole (Dexilant).
- Thuốc ức chế H2 kê đơn. Nhóm thuốc này ức chế trực tiếp quá trình bài tiết acid dạ dày thông qua cod chế ức chế receptor H2 của dạ dày. Một số thuốc trong nhóm này được chỉ định kê đơn sử dụng là: amotidine theo toa (Pepcid), nizatidine và ranitidine.
- Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới: Thuốc làm giảm trào ngược dạ dày bằng cách giảm tần suất hoạt động của cơ thắt thực quản dưới.
Thuốc không kê đơn
Một số nhóm thuốc bệnh nhân có thể mua trực tiếp tại các quầy thuốc mà không cần kê đơn của bác sĩ là:
- Thuốc kháng acid trung hòa axit dạ dày: nhóm thuốc này có bản chất là base yếu, trung hòa trực tiếp acid có trong dạ dày. Các loại thuốc kháng acid như Mylanta, Rolaids và Tums. Khi sử dụng nhóm thuốc này, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh chóng, tuy nhiên nếu lạm dụng sử dụng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.
- Thuốc giảm tiết acid: Bao gồm cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC), nizatidine (Axid AR) và ranitidine. Nhóm thuốc này không làm giảm các triệu chứng của bệnh nhanh, tuy nhiên lại có tác dụng kéo dài.
- Các ức chế bơm Proton khác. Thuốc ức chế bơm proton không kê đơn bao gồm lansoprazole (Prevacid 24HR) và omeprazole (Prilosec OTC, Zegerid OTC).
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Trào ngược dạ dày nên ăn trái cây gì? Có ăn được dưa chuột không?
Phẫu thuật
Thông thường, bệnh nhân phải can thiệp nội khoa nếu các biện pháp điều trị bệnh ngoại khoa bằng thuốc không hiệu quả, đó là khi bệnh đã tiến triển và gặp biến chứng nặng. Các biện pháp can thiệp nội khoa bệnh nhân có thể biết như:
- Phẫu thuật Nissen: thủ thuật này bao gồm việc quấn phần trên của dạ dày với phần xung quanh cơ thắt thực quản dưới. Thông qua thủ thuật này, bệnh nhân được thắt chặt cơ và ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản.
- LINX device: sử dụng các hạt từ tính nhỏ sẽ quấn quanh ngã ba của dạ dày và thực quản. Lực hút giữa các hạt này đủ mạnh để ngăn acid trào ngược nhưng vẫn có thể cho phép thức ăn đi qua
Chữa trào ngược dạ dày theo Đông y
Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bệnh nhân được chỉ định sử dụng các abof thuốc cổ phương khác nhau. Cụ thể:
- Để chữa trào ngược dạ dày thực quản do bệnh nhân ăn uống không điều độ, sử dụng các nguyên liệu sau Tía tô 16g, Xương bồ 12g, Biển đậu 16g, Hoàng kỳ 15g, Hoài sơn 16g, Sâm đại hành 16g, Lá đắng 16g, Chỉ xác 10g, Trần bì 10g, Bạch truật (sao vàng hạ thổ) 16g, Cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, Đương quy 12g, Lá lốt 12g, Sinh khung 4g. bài thuốc được sử dụng 2 lần sau bữa ăn và uống khi còn ấm để tăng tác dụng.
- Để điều trị trào ngược dạ dày do đường ruột tiêu hóa kém, bệnh nhân sử dụng các nguyên liệu sau: rau má, mã đề, chi tử, đan bì, bạch truật, râu ngô, bán hạ, cam thảo, hậu phác, đương quy, bạch thược, trần bì, hoài sơn, liên nhục. Bệnh nhân uống 2 lần / ngày sau ăn và uống khi còn ấm.
- Trào ngược dạ dày do căng thẳng, lo âu, stress, bệnh nhân sử dụng những thảo dược sau: Thảo quyết minh, mẫu lệ chế, bạch biển đậu, bạch linh, bán hạ, trần bì, chỉ xác, hậu phác, long nhãn, phòng sâm, hạt sen, địa táo, hắc táo nhân, cam thảo. Bệnh nhân uống ngày 2 lần/ này sau ăn và uống khi còn ấm.
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
Chữa trào ngược dạ dày theo dân gian
Theo kinh nghiệm chữa bệnh của người đi trước, trong dân gian cũng có nhiều thảo dược hay nguyên liệu khác để hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số nguyên liệu để chữa trào ngược dạ dày được dân gian hay sử dụng là:
- Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng nghệ. Trong thành phần của nghệ chứa rất nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau và đặc biệt là tác dụng nhanh liền sẹo, bao vết loét và kích thích các tế bào mới phát triển thay thế các tế bào bị tổn thương. Ngoài ra, nghệ còn tăng cường hoạt động của hệ thống đường ruột, vì vậy giúp tiêu hóa tốt- hấp thu tốt.
- Sử dụng hạt thì là. Một nghiên cứu chứng minh trong thì là có chứa hợp chất Anethole- có khả năng giảm co thắt đường ruột và cân bằng hệ vi sinh vật có lợi trong hệ thống đường tiêu hóa. Để có thể sử dụng và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, hạt thì là nên được sao vàng và nhai kỹ sau bữa ăn.
- Sử dụng gừng tươi. Trong đông y, gừng có vị cay, tính ấm, rất hay được sử dụng cho bệnh nhân hay nôn, trớ. Vì vậy, sử dụng gừng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng rất hiệu quả.
- Sử dụng chuối. Một thành phần không thể thiếu để điều trị loét dạ dày tá tràng đó chính là chuối. Trong chuối có chứa nhiều hoạt chất giúp tăng cường tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu cũng như tăng khả năng tống thức ăn xuống trực tràng và hạn chế tình tràng trào ngược. Tuy nhiên, chỉ sử dụng chuối sau bữa và không nên sử dụng trước bữa ăn vì có thể gây cồn cào ruột.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Một nguyên nhân gây ra tỷ lệ lớn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản đó chính là việc có thói quen sinh hoạt không khoa học, Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay cafe,.. khiến đường ruột thường xuyên chịu kích thích dẫn đến tăng tiết acid dạ dày. Để cơ thể khỏe hơn, tránh yếu tố thuận lợi dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân cần rèn luyện cho bản thân một thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ. Cần hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều mỡ; không nên thức quá khuya; thường xuyên luyện tập thể thao; ngủ đúng tư thế.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng gì ?
Nên ăn | Kiêng ăn | |
Trái cây | Táo: Vì trong táo có chứa lượng lợn hoạt chất làm kích thích tiêu hóa và hạn chế bài tiết acid dịch vị | Một số trái cây có chứa acid hữu cod như; cam, chanh, bưởi, việt quất,… |
Rau củ | Rau xanh, cà rốt, các loại đỗ: Kích thiếu tiêu hóa, dễ hấp thu. | Hành sống |
Thực phẩm chín | Thịt cá trứng sữa các loại. Nên chế biến dưới dạng luộc, nướng. | Các loại trên nhưng không chiên rán quá nhiều dầu mỡ |
Một số điều mà người bị trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý
- Không nên tự ý sử dụng thuốc, nên thăm khám để biết tiến triển của bệnh để dùng thuốc.
- Dùng thuốc đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian sử dụng theo phác đồ điều trị.
- Rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học.
- Nếu trong quá trình sử dụng thuốc, bắt gặp các tác dụng phụ, khai báo với nhân viên ý tế để có hướng giải quyết.
- Kết hợp giữa phương pháp tây y và đông y để có hiệu quả điều trị cao hơn.