[Chia sẻ] Nhận biết dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Chắc hẳn ai trong số chúng ta đều biết được rằng hiện này trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến. Đặc biệt căn bệnh này còn đang có xu hướng ngày càng gia tăng và có thể bắt gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Trong đó có thể có cả trẻ nhỏ cùng với nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất cao. Do trẻ có hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện nên đôi khi nếu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản mà chỉ có những triệu chứng chỉ hình thành một vài lần trong ngày sẽ khiến chúng ta nghĩ đó chỉ là biểu hiện thường gặp mà không chú tâm.

Vì vậy bài viết này mình sẽ chia sẻ những thông tin tổng hợp được về các dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản giúp mọi người nhận biết và chú ý kịp thời!

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn được biết đen là bệnh trào ngược axit dạ dày nói chung đó là tình trạng khi axit dạ dày trào ngược vào trong thực quản nơi có nhiệm vụ là ống nối giữa miệng và dạ dày. Tình trạng axit dạ dày trào ngược vào trong thực quản có thể làm kích thích lớp niêm mạc thực quản vô cùng nghiêm trọng đặc biệt là nó có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi ngay cả trẻ em.
  • Như chúng ta đều biết trẻ có hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện nên nếu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hệ tiêu hóa, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thể chất và trí não, …của trẻ. Cụ thể nếu trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến xuất hiện các tình trạng khó chịu như: nôn ói thức ăn thường xuyên, thậm chí không muốn ăn, gặp khó khăn khi nuốt, nghẹt thở, ảnh hưởng cả tới hệ tiêu hóa và hô hấp của trẻ.
  • Bên cạnh đó bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn khiến cho trẻ hay phun thức ăn hoặc nấc cụt, khó chịu trong hoặc sau khi ăn. Một vài trẻ sẽ thường hay cong lưng trong hoặc sau khi ăn. Nếu căn bệnh này không được ba mẹ phát hiện và chữa trị kịp thời trẻ sẽ ho, tái phát ho hoặc mắc bệnh viêm phổi.
  • Nhiều trường hợp trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ mắc tật dính thắng lưỡi khiến trẻ khó ăn uống không muốn ăn cùng với đó là khó ngủ.
  • Từ đó dẫn tới tình trạng sụt cân hoặc chậm tăng trưởng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản cho bé

  • Có rất nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản cho bé. Nguyên nhân đầu tiên đó chính là do trẻ có hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện, cơ vòng ở thực quản yếu và không thể đóng lại khiến cho trào ngược axit diễn ra từng đợt. Ngoài ra còn có thể do cho trẻ ăn quá nhiều, nằm xuống hoặc chơi đùa hoạt động mạnh ngay sau khi ăn xong hoặc dùng một số thực phẩm kích thích dạ dày.
Cơ vòng thực quản yếu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản cho bé
Cơ vòng thực quản yếu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản cho bé
  • Bệnh trào ngược có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào, với bất cứ ai và đôi khi không rõ lý do. Cụ thể khoảng 2/3 số trẻ em khi 4 tháng tuổi sẽ có các dấu hiệu của tình trạng trào ngược axit và có khoảng 10% trẻ 1 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Những dấu hiệu bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện khi thức ăn, dịch axit bị đẩy ngược từ dạ dày lên phía trên thực quản gây ra các biểu hiện có thể quan sát và nhận biết được.

Đối với người lớn chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận qua các triệu chứng như: cảm giác nóng ở ngực, ợ nóng, ợ chua sau khi ăn vào ban đêm, đau ngực, khó nuốt, nôn ra thức ăn, cảm giác có cục u ở cổ họng,…

Tuy nhiên khác với người lớn đối với trẻ em cha mẹ cần tinh ý hơn thì mới có thể nhận biết được các triệu chứng của bệnh. Những dấu hiệu cho thấy bé đang có nguy có mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường bao gồm các triệu chứng sau đây:

Đối với trẻ sơ sinh dấu hiệu bao gồm:

  • Trẻ sẽ có biểu hiện như không chịu bú, thường xuyên khóc hoặc cong cổ và lưng như bị đau. Đôi khi sẽ thấy trẻ hay nôn vọt, nôn mạnh, ho khò khè thường xuyên. Đa số trẻ đều sẽ bú ít đi thậm chí là sợ bú từ đó dẫn đến tình trạng chậm lớn, không tăng cân. Đặc biệt biểu hiện nôn trớ là một vấn đề vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến bé quấy khóc, chậm lớn. Bên cạnh đó nếu bé bị trào ngược dạ dày thực quản cũng dễ gặp các vấn đề về hệ hô hấp.

Đối với trẻ tuổi mẫu giáo:

  • Trẻ thường xuyên nôn hoặc thấy vị chua là axit dạ dày ở phía cổ họng. Một số trẻ bị ho và khò khè thường xuyên, trẻ biếng ăn, đau khi ăn, tăng cân chậm và kém.

Đối với trẻ lớn:

Trẻ hay có cảm giác buồn nôn, nôn là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ hay có cảm giác buồn nôn, nôn là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản
  • Trẻ hay có cảm giác buồn nôn, nôn hoặc cảm thấy vị chua ở phía cổ họng. Đôi khi đi kèm với triệu chứng ợ nóng, ợ chua cảm thấy đau hoặc rát ở ngực. Trẻ có thể thấy đau ngực, có khi thấy khó thở. Một số trẻ nói rằng cảm thấy rất khó chịu và đau khi nuốt. Ngoài ra cơn đau bụng hoặc buồn nôn cũng thường hay làm trẻ thức dậy vào ban đêm. Những cơn đau này thường xuất hiện sau bữa ăn, chúng có thể làm trẻ thức giấc và đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.

Đi sâu vào các triệu chứng khi trẻ sơ sinh mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ đa phần có các triệu chứng như: ho (đặc biệt là sau khi uống sữa hay bú mẹ), quấy khóc, nôn trớ nhiều, bú kém hoặc không chịu bú, sụt cân, chậm tăng cân, thở khò khè và gặp vấn đề về hô hấp. Trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng ho kéo dài, viêm thanh quản.

Bên cạnh đó bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn khiến cho trẻ hay phun thức ăn hoặc nấc cụt, khó chịu trong hoặc sau khi ăn. Một vài trẻ sẽ thường hay cong lưng trong hoặc sau khi ăn. Nếu căn bệnh này không được ba mẹ phát hiện và chữa trị kịp thời trẻ sẽ ho, tái phát ho hoặc mắc bệnh viêm phổi.

Nhiều trường hợp trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ mắc tật dính thắng lưỡi khiến trẻ khó ăn uống không muốn ăn cùng với đó là khó ngủ.

Từ đó dẫn tới tình trạng sụt cân hoặc chậm tăng trưởng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.

Tham khảo thêm: [Phân tích] Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ Y Tế

Những triệu chứng nghiêm trọng hơn của bé khi bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi có các dấu hiệu nghiêm trọng sau đây thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

  • Nôn nhiều lần, nôn ra máu, tiêu chảy, tiêu máu, viêm phổi, chậm tăng cân, trẻ quấy khóc kéo dài hơn hai giờ. Trẻ bỏ ăn, bỏ uống, trẻ dưới ba tháng tuổi bị nôn dữ dội sau mỗi lần bú, trẻ lừ đừ, cảm giác mệt mỏi.

Trẻ lớn khi có các dấu hiệu nghiêm trọng sau đây thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

Nôn ra máu là triệu chứng nguy hiểm hơn của trào ngược dạ dày thực quản
Nôn ra máu là triệu chứng nguy hiểm hơn của trào ngược dạ dày thực quản
  • Trẻ nôn nhiều lần, đặc biệt là nếu nôn ra máu hoặc trẻ bị sụt cân. Trẻ thường xuyên bị ợ nóng hoặc đau ở vùng giữa ngực, cổ họng, đau hoặc khó nuốt. Ví dụ là cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hay các vấn đề về hô hấp như thở khò khè, ho mãn tính hoặc khàn giọng, viêm phổi tái phát, …
  • Theo thời gian, nếu bệnh trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lên có thể dẫn đến: thu hẹp thực quản (hẹp thực quản), tổn thương thực quản dưới, loét thực quản, những thay đổi làm tiền ung thư ở thực quản (barrett thực quản) tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Tham khảo thêm: [Bật mí] Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không ít người biết

Cha mẹ phải làm gì khi bé có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản?

Bất cứ ai gặp phải các triệu chứng trên đều gặp được thăm khám để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu nghi ngờ trẻ bị trào ngược axit dạ dày thực quản hoặc mắc các tình trạng sức khỏe khác cha mẹ đều cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa uy tín để xin tư vấn.  Ngoài ra để cải thiện sức khỏe của trẻ cha mẹ cũng nên thay đổi lối sống sinh hoạt và ăn uống và hợp lý và khoa học hơn.

Đối với trẻ sơ sinh và <1 tuổi:

  • Với đối tượng trẻ sơ sinh và <1 tuổi bị trào ngược không biến chứng không cần điều trị, không cần dùng thuốc. Mẹ nên tránh cho bú quá nhiều trong một lần bú. Giữa các lần bú có thể tạm ngừng, mẹ nên vỗ lưng cho bé ợ hơi. Đặc biệt mẹ nên để ý cách bé bú xem ngậm nút đúng chưa vì nếu không đúng sẽ dẫn đến nguy cơ bé nút nhiều hơi khi bú. Sau khi bú nên bé thẳng khoảng 20 đến 30 phút trước khi đặt nằm xuống. Mẹ cũng nên làm đặc sữa bằng công thức riêng nếu mẹ không có đủ sữa, nên chọn loại sữa dành cho trẻ bị trào ngược. Ngoài ra nên cho bé tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, chất kích thích khác.

Trẻ > 1 tuổi:

  • Thay đổi lối sống của bé, tránh một số loại thực phẩm như: caffeine, socola và bạc hà. Lý do là vì chúng tăng nguy cơ axit trào ngược lên thực quản. Ngoài ra cũng nên tránh các thực phẩm và đồ uống có tính axit như: nước ngọt có ga, nước cam và thực phẩm cay…và các thực phẩm có nhiều chất béo như: pizza, gà rán và khoai tây chiên … Chúng sẽ làm chậm việc làm rỗng dạ dày, gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Tư thế khi nằm nên kê cao đầu khi ngủ có thể giúp giảm chứng ợ nóng vào ban đêm. Tránh nằm xuống sau khi ăn: cách khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ và trước khi tập thể dục.
Khi có dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho trẻ uống cafe
Khi có dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho trẻ uống cafe
  • Ở trẻ em bị dư cân, béo phì: bạn nên giúp bé giảm cân có thể giúp giảm trào ngược dạ dày thực quản.

Những lưu ý của cha mẹ khi trẻ có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

  • Để cải thiện sức khỏe của trẻ cha mẹ cũng nên thay đổi lối sống sinh hoạt và ăn uống và hợp lý và khoa học hơn. Cha mẹ nên giúp bé giảm cân nếu thừa cân, chia nhỏ bữa ăn, tránh nằm sau khi ăn, tránh đồ ăn hoặc nước uống kích hoạt các triệu chứng, tránh mang quần áo chật, …
  • Ngoài ra để giảm nôn trớ, mẹ nên áp dụng một số lưu ý như sau: mẹ nên vỗ lưng để cho bé ợ hơi khi bú hết 1 bên ngực (khoảng 50ml sữa). Mẹ cũng có thể cho thêm 1 thìa cà phê bột gạo sữa vào bình sữa công thức hoặc sữa mẹ đã được vắt ra để giảm trào ngược axit dạ dày thực quản. Mẹ cũng nên ôm bé thẳng đứng từ 20 đến 30 phút sau khi bú, kê cao đầu bé khi ngủ. Khi bé bắt đầu ăn dặm nên chọn thức ăn đặc sẽ giúp bé ít bị trào ngược hơn.

Tham khảo thêm: [Tổng hợp] Các mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản đơn giản, hiệu quả

Review webtretho: dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

  • Theo webtretho trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản gây ra biến chứng: tổn thương thực quản như viêm, loét, khiến trẻ khó chịu, ăn bú kém, thậm chí sợ bú, không tăng cân, chậm lớn. Đôi khi là các biểu hiện khác, khi trẻ sơ sinh lớn lên dạ dày và thực quản thay đổi, trào ngược sẽ giảm dần (hơn 50% số trẻ sẽ hết trào ngược sau 10 tháng tuổi, khoảng 80% số trẻ khác sau 18 tháng sẽ khỏi và 98% số trẻ sẽ khỏi sau 2 tuổi)

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin mình tìm hiểu được về các dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Mong rằng đó sẽ là thông tin bổ ích cho các phụ huynh. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Bài viết trên có sự tham khảo của các trang web đáng tin cậy:

  • https://hellobacsi.com/benh-tieu-hoa/trao-nguoc-da-day-thuc-quan/trao-nguoc-da-day-thuc-quan/
  • https://www.marrybaby.vn/benh-tre-em/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh
  • https://tuoitre.vn/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-em-co-phai-benh-20190318231616917.htm