[Bật mí] Cách nằm ngủ cho người bị trào ngược dạ dày. Tư thế ngủ nào là tốt cho dạ dày?

Trào ngược dạ dày vào ban đêm đang đe dọa đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân mắc phải. Một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến trào ngược dạ dày vào ban đêm phải kể đến tư thế ngủ. Tư thế ngủ nào dành cho người bị trào ngược dạ dày để giảm thiểu tình trạng này? Bài viết dưới đây xin bật mí cho bạn đọc cách nằm ngủ cho người bị trào ngược dạ dày và tư thế nào là tốt cho dạ dày?

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày về đêm

Trào ngược dạ dày là bệnh lý hay gặp ở bệnh nhân thường xuyên sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia, cafein,…và chế độ ăn uống hàng ngày chứa nhiều chất kích thích niêm mạc dạ dày tăng sinh acid. Bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nôn lợm, nôn khan,…và diễn ra vào các thời điểm trong ngày, nhất là khi ăn no. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày vẫn có thể xảy ra vào ban đêm bởi những lý do sau:

  • Tư thế ngủ: Khi nằm, vị trí của dạ dày và thực quản là ngang nhau. Vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho acid dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản gây  ra trào ngược dạ dày.
  • Stress: khi bệnh nhân bị căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tăng bài tiết dịch vị dạ dày đồng thời tăng co bóp nhu động dạ dày. Vì vậy, dịch vị dễ dàng bị đẩy lên đường hô hấp trên, nhất là khi nằm.
  • Ăn quá khuya: Khi thời gian bệnh nhân ăn khuya gần với thời gian đi ngủ khiến cơ thể vừa phải tăng tiết acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn, vừa phải tăng nhu động ruột để tống thức ăn xuống ruột để hấp thu. Khi bệnh nhân nằm, thức ăn và dịch vị với khối lượng lớn làm tăng áp lực và mở van tâm vị dạ dày và làm chúng có thể bị trào ngược lên thực quản.
  • Một số nguyên nhân khác có thể bắt gặp như: ăn quá nhiều thực phẩm có vị chua, dịch vị tiết ra quá nhiều, thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, nước có gas,…

Đối tượng hay bị trào ngược dạ dày khi ngủ

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp trường hợp trào ngược dạ dày khi ngủ. Đối tượng thường xuyên bị trào ngược dạ dày ban đêm là:

  • Người hay bị căng thẳng thần kinh, stress.
  • Người có chế độ ăn quá khuya.
  • Phụ nữ có thai.

Tư thế ngủ tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Tư thế ngủ ảnh hưởng đến việc bệnh nhân có bị trào ngược dạ dày hay không? Nếu ngủ sai tư thế, bệnh nhân vừa cảm thấy người mệt mỏi, vừa tạo điều kiện cho dịch vị và thức ăn bị trào ngược lên phía trên hệ thống đường hô hấp. Có 2 tư thế ngủ được các chuyên gia khuyến cáo cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày vào ban đêm. Cụ thể:

Tư thế nằm ngửa

Tư thế nằm ngửa
Tư thế nằm ngửa

Tư thế nằm ngửa là một tư thế ngủ tốt cho bệnh nhân bị bệnh lý đường tiêu hóa . Tuy nhiên, nếu nằm ngửa với vị trí đầu và chân ngang nhau thì không mang lại hiệu quả nhiều cho bệnh nhân. Tư thế nằm ngửa phù hợp nhất cho đối tượng này là nằm ngửa với vị trí của đầu cao hơn chân hay còn gọi là nằm dốc. Một số lợi ích của việc nằm dốc là:

  • Giúp vị trí của dạ dày thấp hơn thực quản, hạn chế được trường hợp thức ăn cùng acid dịch vị trào ngược lên thực quản.
  • Nằm ngửa dốc giúp cột sống được duỗi thẳng, vì vậy có vai trò giảm cảm giác đau từ các vết thương hay chấn thương mãn tính của cơ thể.

Tư thế nằm ngửa đúng cách cho người hay trào ngược về đêm được các chuyên gia chỉ dẫn như sau: bệnh nhân nên sử dụng gối nêm có độ cao giảm dần và chất liệu của gối nên từ cao su tự nhiên để có chất lượng giấc ngủ tốt nhất. Để nửa phần thân trên nằm theo độ dốc của gối, tay và chân nằm thẳng theo chiều dài của cơ thể. Nếu không có gối nêm, có thể kê chân đầu giường cao hơn chân cuối giường tầm 15 – 20cm, sau đó nằm thẳng theo chiều dài của giường.

Tư thế nghiêng sang trái

Tư thế nghiêng sang trái
Tư thế ngủ nghiêng sang trái

Phần cong của dạ dày nằm ở phía bên trái. Vì vậy, khi nằm nghiêng bên trái toàn bộ thức ăn và dịch vị sẽ nằm chủ yếu ở phần cong của dạ dày, hạn chế tiếp xúc với lỗ tâm vị dạ dày nên khó có cơ hội trào ngược lên thực quản. Khi nằm nghiêng sang bên trái còn mang lại những lợi ích sau cho cơ thể người bệnh:

  • Quá trình vận chuyển và đào thải chất thải trong cơ quan tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, đồng thời cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Giúp giảm thiểu các tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,…
  • Giảm thiểu các biểu hiện như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ người bệnh.
  • Ngoài ra, ngủ nghiêng sáng trái còn có tác dụng tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến tim, giảm áp lực cho tim nên người bệnh thoải mái hơn.

Để tốt cho người hay bị trào ngược dạ dày, các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo nên kết hợp vừa nằng nghiêng sang trái vừa nên kê cao đầu giường từ 20 – 25cm để giúp nâng vị trí của thực quản và họng so với dạ dày. Khi thức ăn và dịch bị trào ngược lên sẽ được kéo xuống dưới theo chiều xuống của trọng lực.

Tư thế mà người trào ngược dạ dày nên tránh

Để đảm bảo một giấc ngủ ngon và không còn bận tâm về vấn đề trào ngược dạ dày vào ban đêm, bệnh nhân nên tránh những tư thế nằm sau đây:

  • Nằm úp mặt xuống gối. Khi nằm úp, phần thức ăn và dịch vị trong dạ dày có nguy cơ trào ngược lên thực quản và họng rất cao do vừa chịu áp lực từ phần bụng bị đè xuống, vừa tiếp xúc gần với lỗ tâm vị, khối lượng thức ăn và dịch lớn tạo áp lực lên lỗ tâm vị gây mở lỗ tâm vị.
  • Nằm nghiêng sang phải. Khi nghiêng sang phải, thức ăn và dịch vị cũng bị nghiêng về bên phải, tăng áp lực lên lỗ môn vị gây trào ngược.

Những lưu ý về tư thế ngủ mà người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý

Bệnh nhân nên lưu ý đến một số điểm sau:

  • Không nên nằm ngay sau khi ăn no, do thức ăn chưa được nghiền nhỏ và còn khối lượng lớn ở dạ dày, dễ gây trào ngược. Nên nằm sau 2 – 3h sau ăn tối.
  • Tránh nằm úp, nghiêng sang phải phải hay nằm với tư thế đầu thấp hơn chân.
  • Không nên vừa sử dụng thiết bị điện tử vừa nằm, dễ gây trào ngược hơn.

Xem thêm: [Bật mí] Thực đơn cho người bị trào ngược dạ dày. Cách chữa bệnh bằng mật ong