[Chia sẻ] Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi: Nguyên nhân và cách xử lý ?

Viêm lưỡi là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp. Bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, ít ai biết được trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra viêm lưỡi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi, nguyên nhân và cách xử lý như thế nào?

Tại sao bệnh trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, diễn ra khi một lượng thức ăn chưa được  tiêu hóa dưới lực kích thích và bị tổng đẩy đi lên hệ thống đường hô hấp phía trên( có thể kèm dịch niêm mạc đường tiêu hóa) .

Trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ thống đường hô hấp, ví dụ như viêm thực quản, viêm họng, viêm lưỡi… Trong số đó, tỷ lệ Bệnh nhân bị viêm lưỡi do trào ngược dạ dày chiếm một tỷ lệ lớn. Nguyên nhân gây ra viêm lưỡi do trào ngược dạ dày như sau:

  • Niêm mạc hệ thống đường hô hấp ( niêm mạc thực quản, họng lưỡi,…) không được bảo vệ bởi lớp màng nhầy như niêm mạc đường tiêu hóa nên không được bảo vệ khi tương tác với các thành phần có trong dịch nôn do trào ngược dạ dày.
  • Thức ăn, acid hay pepsin bị trào ngược qua thực quản và tống ra ngoài qua miệng có thể gây tổn thương hay viêm loét miệng các cơ quan mà nó đi qua, nhất là tổn thương niêm mạc lưỡi( do chênh lệch pH giữa dạ dày và niêm mạc lưỡi)
  • Số lượng vi khuẩn đường ruột có trong thành phần thức ăn bị trào ngược lưu trú lại trên niêm mạc lưỡi sẽ tấn công niêm mạc lưỡi và gây viêm loét lưỡi.

Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi có nguy hiểm không?

Ở bệnh nhân có sức khỏe bình thường, hiện tượng trào ngược dạ dày chỉ diễn ra với tần suất nhỏ, không cần lưu tâm. Vì vậy, tình trạng viêm lưỡi do trào ngược dạ dày có thể không có gì phải lo ngại và có thể giải quyết, điều trị hoặc không điều trị.

Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày đã là bệnh lý mạn tính thì cần lưu ý đến các tình trạng viêm đường hô hấp, kể cả viêm lưỡi hay viêm họng, viêm thực quản. Khi đó, bệnh nhân hay bị trào ngược dạ dày, các tổn thương ở niêm mạc lưỡi chưa kịp lành đã phải nhận một đợt tấn công mới. Kết quả là các tổn thương không những khó lành mà còn có thể bị tổn thương mạnh hơn, lan rộng ra và khiến bệnh nhân khó chịu, ăn thấy đau rát vùng miệng hoặc  không ăn được.

Triệu chứng của viêm lưỡi do trào ngược dạ dày

Triệu chứng của viêm lưỡi do trào ngược dạ dày
Triệu chứng của viêm lưỡi do trào ngược dạ dày

Viêm lưỡi có thể có nhiều nguyên nhân gây ra, dẫn đến có nhiều biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh viêm lưỡi do trào ngược dạ dày gây ra khá đặc trưng, cụ thể như sau:

  • Lưỡi của bệnh nhân bị sưng, đỏ do bị viêm loét. Mức độ sưng lớn do thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây viêm.
  • Khi viêm loét, bệnh nhân cảm thấy đau hoặc cảm thấy nhạy cảm hơn ở lưỡi. Có thể kèm theo cảm giác nóng, bỏng ở lưỡi.
  • Khi tần suất trào ngược dạ dày của bệnh nhân lớn, lưỡi bệnh nhân sẽ chuyển sang màu trắng.
  • Nếu tình trạng viêm loét không thuyên giảm và kéo dài gây đau cho bệnh nhân dẫn đến bệnh nhân nhai nuốt khó khăn, người bệnh hạn chế nói chuyện.
  • Có thể đi kèm với biển hiện hơi thở có mùi chua, hay ợ hơi, ợ chua, bụng cồn cào khó chịu.

Cách điều trị trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi

Bệnh nhân có thể hạn chế tình trạng viêm loét ở lưỡi khi áp dụng những biện pháp sau:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng: Ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, miệng thường xuyên lưu lại những mảng bám của thức ăn cũ, vi khuẩn hay acid, pepsin. Vì vậy, việc thường xuyên vệ sinh răng miệng có thể hạn chế tình trạng viêm loét.
  • Vệ sinh lưỡi: không chỉ cần vệ sinh răng miệng mà bệnh nhân cũng nên vệ sinh vùng lưỡi thường xuyên. Khi bị viêm lưỡi, để vết thương mau lành, bệnh nhân nên loại bỏ những tác nhân tác động trực tiếp vào tổn thương bằng cách thường xuyên vệ sinh vùng lưỡi.

    Vệ sinh lưỡi
    Vệ sinh lưỡi
  • Nên có một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Hạn chế những thực phẩm gây kích ứng đường ruột làm tăng nhu động ruột và tăng tần suất trào ngược dạ dày như bia rượu, thực phẩm cay nóng. Tăng cường những thực phẩm nhuận  tràng, kích thích tiêu hóa.
  • Bổ sung một lượng nước lớn cho cơ thể. Nước là tăng khối lượng trong dạ dày, làm tăng co bóp dạ dày để tống thức ăn xuống đại tràng, trực tràng. Đồng thời, nước cũng cuốn theo một lượng vi khuẩn còn đang bám dính trên niêm mạc răng lưỡi.
  • Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể dùng thuốc. Có thể kết hợp Đông y và cả Tây y, khi Tây y có thể giảm đau rát lưỡi và chống trào ngược dạ dày; Đông y làm thanh nhiệt, giảm bỏng rát, dịu nhẹ, tác dụng kéo dài và “ vừa tả vừa bổ”.

Mẹo làm giảm rát lưỡi

Ở một số bệnh nhân, tình trạng bỏng rát lưỡi có thể gây đau nhói, khiến bệnh nhân cực kì khó chịu, muốn làm mát ngay lập tức. Một số mẹo nhỏ dưới đầy có thể giúp bệnh nhân giảm tình trạng rát lưỡi nhanh chóng, cụ thể:

  • Dùng đá lạnh: Khi đang bị rát, nóng bỏng lưỡi bệnh nhân có thể sử dụng ngay 1 viên đá nhỏ để lên mặt lưỡi. Đá có tính hàn nên sẽ làm giảm tình trạng rát ngay lập tức. Ngoài ra, đã còn có thể gây tê nên giúp giảm đau hiệu quả.
  • Dùng mật ong bôi lên niêm mạc lưỡi. Mật ong có khả năng chữa bỏng vô cùng hiệu quả nên bệnh nhân có thể dùng mật ong để làm giảm bỏng rát. Ngoài ra, đối với tình trạng viêm loét của bệnh nhân, sử dụng mật ong để điều trị là vô cùng hợp lý bởi vai trò chống viêm, kháng kguaanr của mật ong đã được chứng minh bằng khoa học.
  • Một loại thảo dược có thể dùng để kháng viêm, thanh nhiệt khác bệnh nhân có thể dùng đó là lô hội( nha đam). Có thể dùng nước ép bôi lên lưỡi và giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút thì hiệu quả giảm bỏng rát vô cùng tốt.

Xem thêm: [Chia sẻ] Trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không? Tại sao?