[Chia sẻ] Trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không? Tại sao?

Hiện nay trào ngược dạ dày là căn bệnh rất phổ biến, số lượng mắc bệnh ngày càng gia tăng và gặp ở mọi lứa tuổi nhiều nhất là ở độ tuổi trưởng thành. Bệnh trào ngược dạ dày gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể, trong đó hôi miệng là nguyên nhân hàng đầu.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng bởi vì khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ đi từ thực quản xuống dạ dày, thực quản là một ống nối liền giữa họng và dạ dày, co thắt giúp tống thức ăn xuống dạ dày, khi thức ăn đã xuống đến dạ dày thì cơ vòng thực quản( chỗ nối giữa dạ dày và thực quản) đóng lại giữ cho thức ăn khi dạ dày co bóp không bị đẩy trở lại vào thực quản.

Nguyên nhân gây hôi miệng khi bị trào ngược dạ dày

Con đường của thức ăn là đi qua thực quản rồi đến dạ dày, như vậy nguyên nhân bị trào ngược dạ dày gây hôi miệng có thể do dạ dày, hoặc thực quản.

Trong dạ dày chứa rất nhiều loại vi khuẩn, khi thức ăn xuống đến dạ dày co bóp các vi khuẩn sẽ trộn lẫn vào trong thức ăn để phân giải thức ăn, thức ăn đang được tiêu hóa và các vi khuẩn trong dạ dày bị trào ngược lên kèm theo acid dịch vị khiến miệng có mùi hôi khó chịu, hơn thế nữa acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ có nguy cơ gây tổn thương lớp niêm mạc ở họng và miệng là môi trường giúp cho các vi khuẩn phát triển mạnh hơn.

Phương pháp xử lý hôi miệng do trào ngược dạ dày

Khi bị hôi miệng do trào ngược dạ dày mọi người thường thấy khó chịu, ngại nói khi giao tiếp. Mặc dù đã chăm sóc răng miệng vệ sinh lưỡi, súc miệng rất nhiều lần trong ngày nhưng mùi hôi vẫn bám theo dai dẳng. Nguyên nhân gây hôi miệng là do trào ngược dạ dày nên phương pháp xử lý bằng cách vệ sinh răng miệng là không thể hiệu quả, có chăng chỉ hết hôi tạm thời mà thôi, vì mùi hôi không xuất phát từ miệng mà do vi khuẩn sinh mùi đi từ ống thực quản lên miệng. Để trị hôi miệng tận gốc chúng ta nên áp dụng các phương pháp: Chữa trị triệt để trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn hợp lý và vệ sinh khoang miệng đúng cách.

Thay đổi lối sống

Bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia
Bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia

Những người bị trào ngược dạ dày thực quản cần thực hiện một lối sống lành mạnh, nếu có thói quen hút thuốc và uống rượu bia thì cần loại bỏ ngay. Rượu bia có các thành phần gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm giảm tiết chất nhầy đồng thời tăng tiết acid dịch vị, khi tiêu hóa không hết acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản và miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sinh ra mùi khó chịu. Hút thuốc lá chính là nguyên nhân gây hôi miệng, hơn thế nữa trong thành phần của khói thuốc lại chứa nicotin là một chất gây giãn cơ vòng thực quản, kích thích mở cơ vòng nhiều hơn làm tăng thêm triệu chứng của trào ngược dạ dày. Bản thân thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, là nguy cơ của rất nhiều các loại bệnh nếu bỏ được thuốc lá bạn không những hết hôi miệng mà cũng sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, loét dạ dày- tá tràng, các bệnh về phổi.

Ngoài thuốc lá và rượu bia, bạn cần thay đổi các thói quen không tốt để hạn chế thức ăn từ dạ dày trào ngược lên miệng: không ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn, nằm gối cao đầu để cơ hoành được giảm áp lực, ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn bữa lớn, súc miệng và họng thường xuyên bằng nước muối.

Điều chỉnh chế độ ăn

Một số loại thực phẩm làm tăng acid dịch vị dạ dày, và kích thích giãn cơ vòng thực quản. Nên hạn chế những loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng như ớt, hành tỏi, các loại hoa quả chua: khi ăn những loại này dạ dày sẽ càng tiết nhiều acid khiến thức ăn và vi khuẩn bị trào ngược nhiều hơn.
  • Tránh ăn trái cây như cam quýt, cà chua.
  • Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

Dùng thuốc

Thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống là chưa đủ người bệnh cần điều trị bằng một số thuốc, kết hợp điều trị kháng sinh để diệt khuẩn và trung hòa acid dịch vị: Nhóm kháng acid: Maalox, nhôm hydroxyd, các thuốc kháng histamin H2: ranitidin, cimetidin,..thuốc ức chế bơm proton phổ biến là omeprazol.

Lưu ý khi dùng các thuốc này phải có sự đồng ý của bác sĩ, số lượng liều dùng theo chỉ của bác sĩ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bên cạnh việc điều trị lâu dài bệnh trào ngược dạ dày để loại bỏ nguyên nhân gây hôi miệng chúng ta cũng cần những biện pháp tạm thời để giảm mùi hôi khó chịu đó bằng cách vệ sinh miệng đúng cách. Đánh răng 2-3 lần một ngày, cạo lưỡi, dùng chỉ nha khoa , sử dụng nước súc miệng có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi hôi để loại bỏ vi khuẩn sinh mùi hôi. Kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách và loại bỏ nguyên nhân trào ngược dạ dày sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi bị hôi miệng do trào ngược dạ dày

  • Đây là căn bệnh cần thời gian điều trị lâu dài, vì vậy bạn không cần quá lo lắng khiến cơ thể bị stress càng làm dạ dày tiết nhiều acid dịch vị làm cho bệnh càng nặng thêm.
  • Nếu điều trị bằng cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều và giảm liều dùng. Có thể kết hợp với một số bài thuốc, mẹo vặt dân gian để đầy giảm tình trạng hôi miệng.
  • Khi dùng thuốc kết hợp với lối sống sinh hoạt, ăn uống lành mạnh mà triệu chứng trào ngược vẫn không thuyên giảm thậm chí còn nặng hơn thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Hở van dạ dày có gây hôi miệng không?

Hở van dạ dày chính là nguyên nhân gây trào ngược dẫn đến hôi miệng. Van dạ dày còn gọi là cơ vòng thực quản- bộ phận nối liền giữa dạ dày và thực quản, cơ vòng đóng mở liên tục khi chúng ta thu nạp thức ăn, để tránh thức ăn từ dạ dày đi lên thực quản. Trạng thái bình thường van dạ dày luôn đóng, nó chỉ mở khi chúng ta ăn uống. Ở người bệnh bị hở van dạ dày thì van này luôn mở vì vậy thức ăn từ trong dạ dày dễ dàng bị trào ngược lên thực quản, họng rồi lên miệng.

Xem thêm: [Chia sẻ] Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng gì? Có nguy hiểm không?