Căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngày nay không còn quá xa lạ với nhiều người, gây cản trở việc ăn uống nhiều loại thực phẩm và hấp thu chúng qua đường tiêu hóa. Vậy, người bị trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay dưới đây!
Contents
Bị trào ngược dạ dày có uống ngũ cốc được không?
- Đối với những người có mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt ở đây là căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì việc ăn uống cũng như chế độ ăn hằng ngày cần phải được tuân thủ một số quy định và theo dõi sát sao. Bên cạnh việc thận trọng khi lựa chọn thực phẩm, bạn vẫn cần phải cân đối để đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất thiết yếu như các loại vitamin, tinh bột, chất xơ.
- Ngũ cốc chính là một trong những loại thực phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, và được rất nhiều bệnh nhân đã và đang điều trị các bệnh về đường tiêu hóa ưa chuộng. Thành phần chính của ngũ cốc bao gồm: Tinh bột, hàm lượng lớn vitamin B, các khoáng chất thiết yếu, chất xơ cùng điểm đặc biệt nhất là chứa rất ít các chất béo. Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết này để tìm hiểu những lợi ích mà ngũ cốc mang lại cho người dùng nhé!
Ngũ cốc có tác dụng gì đối với người bị trào ngược
Từng thành phần có chứa trong ngũ cốc mang lại tác dụng riêng biệt, hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:
- Hàm lượng lớn tinh bột, giúp trung hòa bớt được tính acid gây ra bởi dịch vị trong dạ dày, từ đó làm giảm tổn thương như viêm loét dạ dày, đầy hơi, chướng bụng cùng các biểu hiện khác của trào ngược dạ dày thực quản.
- Bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin các loại (chủ yếu là vitamin B) và các chất khoáng, nâng cao sức đề kháng cũng như sức khỏe cho bệnh nhân.
- Chất xơ có trong ngũ cốc giúp cho các hoạt động của hệ tiêu hóa được diễn ra trơn tru hơn, giảm khả năng gây co thắt dạ dày gây ra ợ hơi, ợ chua liên tục.
- Một trong những điểm đặc biệt nhất của nguyên liệu này, đó chính là hàm lượng chất béo được tìm thấy rất thấp, giảm thời gian hấp thu dưỡng chất vào cơ thể cũng như tránh được các hiện tượng như đầy bụng, khó tiêu. Chính vì vậy, ngũ cốc không chỉ được các bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa, mà các vận động viên hoặc người đang trong chế độ ăn kiêng cũng rất ưa chuộng loại thực phẩm này.
Ngoài những tác dụng chính được chúng tôi liệt kê phía trên đây, việc chế biến ngũ cốc còn rất dễ dàng và tiện dụng, phù hợp với phần lớn người sử dụng. Hãy cùng đến với phần tiếp theo để hiểu rõ hơn về các loại ngũ cốc, cách pha chế cũng như hướng dẫn thời điểm dùng trong ngày nhé!
Một số loại ngũ cốc dành cho người bị trào ngược
Hiện nay, trên thị trường đang bày bán rất nhiều các loại ngũ cốc với thành phần, phối hợp và bao bì khác nhau. Để giúp các bạn có thêm thông tin chi tiết, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu về 5 loại ngũ cốc dành cho người mắc trào ngược dạ dày thực quản được khuyên dùng nhiều nhất.
Tham khảo thêm: [Phân tích] Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ Y Tế
Ngũ cốc làm từ lúa mạch
- Ngay từ tên gọi, các bạn cũng có thể nhận ra ngay thành phần chính làm nên loại ngũ cốc này. Lúa mạch có chứa thành phần dưỡng chất lớn bao gồm các loại vitamin, khoáng chất và tinh bột tương tự như gạo tẻ vẫn được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Hàm lượng rất thấp cholesterol có trong loại ngũ cốc này, nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về quá trình tiêu hóa sau ăn sẽ không gặp các hiện tượng bất lợi như khi sử dụng thực phẩm thông thường.
- Những người bị thừa cân, béo phì cũng lựa chọn sử dụng ngũ cốc làm từ lúa mạch. Do bên cạnh những công dụng kể trên, loại ngũ cốc này còn kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể rất tốt, vừa giúp điều chỉnh được cân nặng mà còn tăng cường sản sinh vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, làm cho các quá trình ở đây diễn ra thuận lợi hơn.
Ngũ cốc hạt vừng
- Hạt vừng (hay còn được gọi là hạt mè), là một thành phần mang lại rất nhiều ích lợi cho cơ thể mà nổi bật trong đó chính là mè đen. Cũng giống như những loại khác, ngũ cốc hạt vừng có chứa hàm lượng lớn tinh bột và vitamin, nhưng điểm khác biệt của nguyên liệu này, ngoài thành phần vitamin B chủ yếu còn kèm thêm vitamin E và protein cho cơ thể.
- Đặc biệt, trong hạt mè đen còn có chứa cả lipid do thuộc nhóm hạt có dầu, là một loại chất béo có lợi cho đường tiêu hóa, mang lại cả công dụng hữu ích cho hệ tim mạch.
Ngũ cốc gạo tẻ
- Gạo tẻ thường xuất hiện trong mâm cơm của gia đình Việt Nam, khi đưa vào dây chuyền sản xuất ngũ cốc đã có một chút thay đổi về nguyên liệu này. Thay vì được làm sạch cám gạo, thành phần ở đây được để nguyên ở dạng gạo lứt, làm tăng thêm phần trăm dinh dưỡng so với bữa cơm hằng ngày của bạn.
- Ngũ cốc gạo tẻ vẫn giữ được trọn vẹn thành phần dinh dưỡng của ngũ cốc nói chung, bao gồm: tinh bột, vitamin (chủ yếu là B1, B2) cùng lượng khoáng chất lớn, niacin và protein cần thiết cho cơ thể.
Tham khảo thêm: [Tổng hợp] Các mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản đơn giản, hiệu quả
Ngũ cốc gạo nếp
Một loại gạo đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta, gạo nếp cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng tương tự như các loại ngũ cốc khác được giới thiệu phía trên. Bên cạnh việc sử dụng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, loại thực phẩm này cũng được dùng trong hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Ngũ cốc làm từ các loại đậu
Để chế biến được loại ngũ cốc làm từ các loại đậu, nguyên liệu của đậu sẽ được bao gồm: đậu đỏ, đậu hà lan, đậu tương, đậu xanh và một số loại khác. Nguyên liệu đậu được sử dụng để nguyên vỏ để giữ cho hàm lượng dinh dưỡng được tối đa.
Loại ngũ cốc này có mùi thơm rất đa dạng, nên nếu bạn có đang cảm thấy nhàm chán với cơm gạo thông thường thì có thể sử dụng sang ngũ cốc làm từ đậu, mà giá trị dinh dưỡng vấn không thay đổi.
Ngũ cốc cho người trào ngược dùng thế nào là đúng cách
Mặc dù lợi ích mà ngũ cốc mang lại đối với người sử dụng nói chung và bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản nói riêng là không thể phủ nhận, tuy nhiên việc sử dụng như thế nào và bao nhiêu là đủ rất cần được quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sau khi dùng.
Cách dùng
- Lấy 2 thìa bột ngũ cốc, bỏ vào trong bát ăn cơm. Sau đó, chế thêm với nước sôi đến lượng vửa đủ, khuấy đều và sử dụng.
- Với tùy tình trạng hiện tại của bệnh nhân bị trào ngược, bạn có thể pha nước sôi sao cho dễ ăn nhất. Nếu bệnh nhân vẫn có thể ăn uống bình thường, không nên pha ngũ cốc quá đặc hoặc quá lỏng. Và ngược lại, nếu bệnh nhân đã trải qua trào ngược lâu ngày và có biểu hiện chán ăn, hãy pha hơi loãng để giúp thức ăn đi vào đường tiêu hóa cũng như hấp thu dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm: [Bật mí] Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không ít người biết
Thời điểm dùng
Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên thực hiện việc ăn hoặc uống bột ngũ cốc theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế, cụ thể như sau:
- Sử dụng vào buổi sáng: Bạn nên dùng ngũ cốc cho bữa sáng từ 2 – 3 lần/tuần. Do ngũ cốc giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể rất tốt sau khi thức dậy, tuy nhiên thành phần trong đó lại thiếu đi chất đạm cùng một số dưỡng chất cần thiết khác, nên việc linh hoạt chế độ ăn uống là điều cần thiết không kém.
- Sử dụng vào buổi tối: Nên dùng ngũ cốc trước hoặc sau bữa ăn tối khoảng 1 – 2 giờ do đặc điểm dễ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng đến bữa ăn chính của bạn.
- Tuy nhiên, nếu bạn ăn hoặc uống ngũ cốc sau khi ăn tối, nên lưu ý phải để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn bằng cách đợi một lúc khoảng 30 phút, tránh xuất hiện triệu chứng khó tiêu, làm gia tăng thêm biểu hiện của trào ngược dạ dày.
- Sử dụng vào bữa ăn phụ: Bạn có thể dùng ngũ cốc cho món ăn phụ trong ngày, tùy theo chế độ và thời gian ăn hằng ngày của bạn. Lợi dụng được một số ưu điểm của nguyên liệu này như dễ chế biến và tiêu hóa nhanh, bệnh nhân trào ngược dạ dày hoàn toàn sử dụng được ngũ cốc khi đói.
Một số lưu ý khi dùng ngũ cốc cho người bị trào ngược
- Trong chính thành phần của ngũ cốc đã có chứa một lượng lớn tinh bột, chính vì vậy bạn không nên sử dụng ngũ cốc cùng thực phẩm khác có hàm lượng tinh bột cao hoặc nhiều đạm (ví dụ như thịt gà, thịt bò,…), do có thể làm tăng tình trạng khó tiêu. Tương tự, không nên ăn kèm hoa quả khi ăn hoặc uống ngũ cốc.
- Bản thân ngũ cốc có chứa rất nhiều các loại chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tuy nhiên không bao hàm toàn bộ tất cả dưỡng chất thiết yếu. Bạn không thể sử dụng ngũ cốc thay cho bữa ăn hằng ngày, mà phải phối hợp xen kẽ để làm tăng hiệu quả của cả hai.
- Việc chế biến ngũ cốc tương đối đơn giản, tuy nhiên theo cách nào thì người sử dụng cũng đều phải nuốt chậm và nhai kỹ đối với ngũ cốc ở dạng đặc.
- Duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ và ổn định, tránh căng thẳng lâu ngày. Khi bị stress kéo dài, lượng acid dạ dày tăng cao sẽ dẫn đến các biểu hiện của trào ngược dạ dày rõ ràng hơn.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Tránh sử dụng kèm theo các chất gây kích thích như uống rượu, bia, cà phê hay hút thuốc lá.
- Nếu sử dụng ngũ cốc sau một khoảng thời gian, bạn nhận thấy một số hiện tượng lạ mà thường ngày không xảy ra như đầy bụng, tiêu chảy hoặc bất kỳ biểu hiện nào khác, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây là câu trả lời chính xác và chi tiết nhất dành cho thắc mắc “Người bị trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc không?” mà chúng tôi muốn cung cấp cho quý độc giả. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có được những thông tin bổ ích, ứng dụng được vào thực tế và lựa chọn cho mình loại ngũ cốc phù hợp, giúp giảm nhanh chóng tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nhé!