Trào ngược dạ dày là một bệnh vô cùng phổ biến hiện nay. Do là bệnh liên quan về đường tiêu hóa nên hầu hết người bệnh đều quan tâm đến những loại thực phẩm nên và không nên ăn, đặc biệt là bún. Vậy trào ngược dạ dày có nên ăn bún không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Thành phần của bún
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về các thành phần có trong bún, đặc biệt là các thành phần liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Như các bạn đã biết, bún là một loại thực phẩm dạng sợi, trắng, được chế biến từ bột gạo tẻ ( giàu amylose). Đây là một món ăn vô cùng quen thuộc, dễ ăn, giá cả bình dân, dễ chế biến nên được rất nhiều người ưa thích. Vậy bún có gây hại cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay không?
Bún được làm thành dạng sợi, có mùi trắng đục, không có mùi vị lạ. Người làm sau khi đợi bún nguội sẽ cho vào bao gói để bảo quản, tránh sự tấn công của các vi sinh vật. Dựa vào cách làm này thì có thể thấy, bún không hề có tác hại cho người bệnh. Tuy nhiên, ở một số cơ sở sản xuất bún hoặc hàng quán, để gia tăng lợi nhuận, họ đã sử dụng thêm một số chất cấm như formol, hàn the, acid oxalic, chất tẩy,… để bún có độ trong, màu trắng đẹp, sợi dai, lâu bị chua,…
Một số chất cấm phổ biến có trong bún và tác hại của chúng:
- Hàn the: có tác dụng làm cho sợi bún dai, không bết dính. Do có tính độc hại nên chất này không được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Hàn the được tích lũy lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn chức năng thận, bất lực, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt,… Vì vậy rất nguy hiểm đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày.
- Chất tẩy: được sử dụng với mục đích làm sạch và tạo độ bóng cho sợi bún. Một trong số chất tẩy được sử dụng nhiều nhất đó là chất huỳnh quang ( tinopal). Trong huỳnh quang có chứa rất nhiều tạp chất, kim loại nặng. Vì vậy, khi dung nạp chất này vào cơ thể trong thời gian dài sẽ gây ngộ độc, suy yếu niêm mạc ruột, viêm loét dạ dày, nghiêm trọng hơn là suy gan, suy thận, ung thư.
- Chất độn: để tiết kiệm chi phí nguyên liệu và giúp sợi bún dẻo dai, đẹp mắt hơn, người làm thường “độn” thêm một số chất như bột năng, bột lọc,… Từ đó có thể gây nên tình trạng dị ứng đối với một số người và làm cho bệnh trào ngược thêm nghiêm trọng.
- Formol, acid oxalic: các chất này có tác dụng chống ôi thiu, tăng thời gian sử dụng cho bún. Chúng đều có độc tính và làm cho bệnh trào ngược thêm nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số hàng quán thường bảo quản bún không tốt hoặc để bún trong thời gian dài do không bán hết, dẫn đến bị chua. Khi chúng ta ăn vào rất dễ bị ngộ độc, gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, rất có hại cho bệnh nhân trào ngược dạ dày.
Cách phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất độc hại
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, đặc biệt là bệnh nhân trào ngược dạ dày, các bạn có thể tham khảo một số cách phân biệt bún sạch dưới đây:
- Quan sát màu sắc của sợi bún: bún được làm từ gạo nguyên chất sẽ có màu trắng ngà, hơi đục. Còn sợi bún có chứa chất cấm thường trắng trong, hơi bóng, nếu chứa tinopal có thể hơi phát sáng trong bóng tối.
- Dựa vào tính chất sợi bún: sợi bún nguyên chất thời dễ dứt, hơi nát, khi chạm vào thấy có độ dính. Sợi bún có chứa hàn the sẽ dai, giòn và khó đứt gãy hơn.
- Dựa vào thời gian sử dụng: bún bình thường chỉ có thể sử dụng trong ngày. Tuy nhiên, nếu bún có chứa hóa chất sẽ để được 2- 3 ngày vẫn có thể ăn, khi ăn trong miệng sẽ không còn vị của gạo hoặc có mùi vị lạ.
- Các bạn có thể nhận biết hàn the có trong bún hay không bằng cách dùng bột nghệ cho vào bún, nếu thấy bún chuyển sang màu xám tức là trong đó có chứa hàn the.
Trào ngược dạ dày có nên ăn bún không?
Qua các thông tin ở trên, chắc hẳn mỗi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh nhân trào ngược dạ dày có nên ăn bún không?” đúng không nào.
Một quy trình làm bún thường bao gồm các bước: ngâm gạo tẻ, loại bỏ nước, hồ hóa, phối trộn, tạo sợi, nấu, làm nguội. Dựa vào quy trình này thì có thể thấy bún không hề gây tác hại cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng được ăn đúng loại bún nguyên chất, bún tươi, bún mới. Hầu hết các loại bún được bày bán ngoài hàng quán đều chứa hàn the, tinopal, chất độn,… hoặc đã để trong thời gian dài nên rất dễ gây ngộ độc, làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh trào ngược.
Bên cạnh đó, cách chế biến bún ở các quán xá thường thêm gia vị, dầu mỡ, ớt, chanh, măng chua… để tăng tính hấp dẫn cho món ăn cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh trào ngược dạ dày. Chúng tác động lên hệ tiêu hóa gây tình trạng khó tiêu, cản trở quá trình chuyển hóa, làm tăng tần suất trào ngược dạ dày, tác động vào các ổ viêm, loét sẵn có ở dạ dày, thực quản,…
Kể cả với bún sạch thì vẫn có thể gây tác động xấu cho bệnh trào ngược dạ dày. Do bún được làm từ gạo đã được ủ nên khi ăn thường gây tình trạng khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên, trên thực tế, bún vẫn được khuyến khích đối với người ốm, chán ăn vì chúng nóng hổi và dễ ăn hơn tinh bột.
Kết luận: Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể ăn bún nhưng không nên ăn thường xuyên vì bún không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ làm bệnh trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, thực quản.
Ăn bún có hại gì cho người bệnh trào ngược dạ dày?
Bún là món ăn vô cùng quen thuộc, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn nên mọi người thường quên mất tác hại mà nó có thể gây ra, đặc biệt là với người bệnh trào ngược dạ dày.
Như đã nói ở trên, bún là loại thực phẩm rất khó tiêu, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu ăn thường xuyên thì sẽ làm cho bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng, tần suất trào ngược gia tăng và có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, thực quản, thủng dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày,…
Bên cạnh đó, bún được bán ở các quán xá thường chứa các chất cấm gây nguy hiểm cho sức khỏe như hàn the, tinopal, chất độn,… Các chất này đều có tính độc, rất dễ gây ngộ độc cho người ăn, gây nên các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng,… làm nghiêm trọng thêm cho người bệnh trào ngược dạ dày.
Hơn nữa, bún ở một số hàng quán có thể đã để lâu ngày dẫn đến bị chua, biến chất. Vì vậy rất dễ làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng trào ngược, ợ hơi, ợ chua và các vấn đề về hệ tiêu hóa của người bệnh trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên, người bệnh trào ngược dạ dày được khuyến cáo không nên kiêng hoàn toàn loại thực phẩm nào. Vì vậy, bệnh nhân vẫn có thể ăn bún với tần suất thấp, không thường xuyên để thỏa mãn sở thích cá nhân.
Những ai không nên ăn bún?
Ngoài người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, những đối tượng sau cũng cần hạn chế ăn bún để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân:
- Trẻ em: trẻ em có hệ tiêu hóa tương đối yếu. Vì vậy, đối với loại thực phẩm gây khó tiêu như bún, đặc biệt là bún kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều nhất phụ gia, trẻ nhỏ nên hạn chế để tránh gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, trướng bụng, tiêu chảy,…
- Phụ nữ có thai: bún có chứa các chất cấm như hàn the, tinopal, formol,… rất có hại cho thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu nên lưu ý, hạn chế ăn bún để đảm bảo sức khỏe cho bé.
- Người ốm: bún thường được chế biến thành các món ăn hấp dẫn nhưng lại có rất nhiều gia vị, dầu mỡ, ớt, chanh,… nên thường gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy bún không thích hợp cho người ốm.
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Đối với người bệnh trào ngược dạ dày, hệ tiêu hóa rất yếu và cần được bảo vệ tối đa để hạn chế và cải thiện các triệu chứng ở dạ dày, thực quản. Vì vậy, người bệnh cần hết sức lưu ý trong vấn đề ăn uống. Một số loại thực phẩm bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn là:
Các loại trái cây có chứa hàm lượng axit thấp: axit tác động rất mạnh đến tình trạng trào ngược và triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Vì vậy, người bệnh cần tránh các loại hoa quả thuộc họ cam quýt. Nên chọn các loại quả:
- Táo: có chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng hòa tan nhóm chất béo trong ruột, làm giảm lượng cholesterol xấu và thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn.
- Dưa hấu: trong dưa hấu có chứa nhiều nước và lượng nhỏ chất xơ nên cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Chuối: có tác dụng bổ sung chất điện giải, tốt cho quá trình chuyển hóa, tiêu hóa của cơ thể.
Gừng: vì gừng có khả năng kháng viêm rất tốt nên nó có tác dụng điều trị chứng ợ nóng, cải thiện các tổn thương ở dạ dày, thực quản mà tình trạng trào ngược gây ra.
Các loại rau: không những chứa ít chất béo, ít đường, ít axit mà trong rau còn giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng ợ hơi, trướng bụng, khó tiêu cho người bệnh.
Thịt nạc: thói quen ăn thịt nạc sẽ giúp bạn hạn chế được việc dung nạp chất béo vào cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa và hạn chế được triệu chứng ợ nóng, khó tiêu.
Sữa chua: đây là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ thành phần axit lactic, probiotic.
Người bị trào ngược dạ dày khi ăn bún cần lưu ý điều gì?
Như đã nói ở trên, người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn bún. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ăn bún thường xuyên để tránh bị khó tiêu và tích lũy các chất không tốt trong cơ thể.
- Chú ý lựa chọn bún sạch, bún nguyên chất, không chứa hàn the để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Chỉ ăn những món bún được chế biến đơn giản, không chứa dầu mỡ, gia vị cay nóng như ớt, tiêu, măng chua, chanh, quất,….
- Không ăn quá nhiều bún trong một lần ăn vì rất dễ gây ra tình trạng trào ngược.
Xem thêm: [Chia sẻ] Trào ngược dạ dày có ăn được khoai lang không? Người bệnh cần lưu ý gì?