Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh không hề hiếm gặp ở cả nam và nữ giới, và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, để điều trị một cách hiệu quả và triệt để nhất thì cần phải có phác đồ điều trị cụ thể, chi tiết. Vậy, qua bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản mới nhất của Bộ Y tế nhé!
Contents
- 1 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
- 2 Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- 3 Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- 4 Nguyên tắc cần tuân thủ và mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày
- 5 Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế
- 6 Lưu ý trong và sau khi thực hiện phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trước tiên, chúng ta cần có một sự hiểu biết nhất định về căn bệnh này.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tên khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease ( viết tắt GERD), xảy ra do tình trạng trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Đây được coi là một trong những bệnh về dạ dày hay gặp nhất, từ mức độ nhẹ ( khoảng một lần một tuần) đến mức độ nặng ( hai lần trở lên một tuần). Triệu chứng ban đầu thường ít và không gây đau đớn, khó chịu nhiều nên người bệnh thường bỏ qua, dẫn đến khó khăn trong việc điều trị triệt để.
- Cụ thể về bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khi cơ thể ở điều kiện sinh lý bình thường, thức ăn, đồ uống được đưa vào qua miệng, qua thực quản rồi xuống dạ dày. Cơ vòng thực quản sẽ giãn ra để đưa thức ăn xuống dưới rồi tự động đóng lại để ngăn chặn tình trạng trào ngược lên thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi bộ phận cơ vòng thực quản gặp vấn đề. Khi đó, dịch dạ dày không được “bảo quản” tốt dẫn đến việc trào ngược lên gây ra các tổn thương cho cơ quan ở thực quản, hay gặp nhất là cảm giác ợ chua, ợ nóng, buồn nôn.
- Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau tức vùng thượng vị, khản giọng, ho,… Một số biểu hiện khác ở ngoài thực quản như: đắng miệng, hen suyễn, viêm họng lâu ngày, viêm thanh quản, răng xỉn màu, gián đoạn giấc ngủ,…
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản tuy không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như: loét thực quản, ung thư thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản,…
- Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Phác đồ chung để điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế: điều trị không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc ( thuốc kháng axit, thuốc điều hòa nhu động,…), phẫu thuật điều trị.
Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Như đã đề cập ở trên, bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do gặp các vấn đề về cơ vòng thực quản: khả năng co thắt bị suy yếu, tình trạng đóng mở bất thường,… Từ đó, dịch dạ dày sẽ trào lên thực quản gây ra tổn thương và các phản ứng viêm ở thực quản. Bên cạnh đó, bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng xảy ra do sự gia tăng lượng dịch vị, hàm lượng axit trong dịch vị quá nhiều dẫn đến dạ dày bị quá tải và “đẩy ngược” lên thực quản.
Một số nguyên nhân gây trào ngược dạ dày do suy yếu cơ vòng thực quản:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc tây: một số loại thuốc như thuốc huyết áp, aspirin, cholecystokinine,… rất dễ gây ra tác dụng phụ trào ngược dạ dày.
- Sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện hoặc thói quen uống đồ uống có chứa quá nhiều chất kích thích như cafe, thuốc lá, rượu, bia,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy yếu của cơ vòng thực quản.
- Các bệnh lý liên quan đến thực quản như nhiễm trùng thực quản, tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản ( yếu cơ vòng thực quản), hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành,…
- Một số nguyên nhân gây trào ngược dạ dày do sự gia tăng hàm lượng axit trong dịch vị dạ dày:
- Các bệnh lý về dạ dày: viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày, ung thư dạ dày,… Các bệnh lý này cũng có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn quá no, ăn nhiều loại thực phẩm khó tiêu ( đồ ăn nhanh, nước có gas,…), đi ngủ ngay sau khi ăn,…
- Stress, căng thẳng: tình trạng stress kéo dài sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Béo phì: việc thừa cân quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
- Mang thai: quá trình mang thai thường gây ra nhiều biến đổi về sinh lý trong cơ thể, trong đó có tình trạng tăng tiết axit dịch vị dạ dày, lâu dần sẽ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản.
Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng cơ năng, khám thực thể, chỉ định xét nghiệm khách quan với nội soi, giám sát trào ngược,…
Đối với chẩn đoán lâm sàng:
- Sử dụng bộ câu hỏi GerdQ: đây là bộ câu hỏi dành cho bệnh nhân tự trả lời về các triệu chứng của mình trong 7 ngày qua. Qua đó, bác sĩ sẽ nắm được thông tin và đưa ra các chẩn đoán, phương pháp điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị cho bệnh nhân.
- Triệu chứng điển hình: ợ nóng, ợ chua, nóng rát sau xương ức. Các triệu chứng ngoài thực quản: đau ngực không do tim, hen phế quản, viêm phổi thùy, viêm họng kéo dài,…
- Điều trị thử cho bệnh nhân bằng thuốc ức chế bơm proton trong khoảng 7 đến 14 ngày ( PPI test): với liều tiêu chuẩn hoặc gấp đôi tiêu chuẩn, nếu bệnh nhân hết các triệu chứng thì được chẩn đoán là mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy không hoàn toàn, có khoảng 10-40% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản không đáp ứng với thuốc ức chế bơm proton.
Đối với chẩn đoán cận lâm sàng:
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán vàng nào được áp dụng nên thường áp dụng các phương pháp sau:
- Nội soi thực quản- dạ dày: Đây là phương pháp nhạy nhất để chẩn đoán viêm thực quản trào ngược và các biến chứng do axit dạ dày gây nên.
- Chụp thực quản dạ dày có cản quang
- Xét nghiệm Ambulatory acid ( pH): các bác sĩ sẽ đặt trong thực quản một thiết bị để theo dõi tình trạng trào ngược dạ dày, xác định cụ thể khi nào xảy ra tình trạng trào ngược và xảy ra trong bao lâu.
- Đo áp lực và nhu động thực quản: phương pháp này giúp đo các cơn co thắt của cơ vòng thực quản khi người bệnh nuốt.
- Đo điện thế của niêm mạc đường tiêu hóa trên: phương pháp này giúp đánh giá sự thay đổi khả năng dẫn điện của thực quản. Thường dành cho bệnh nhân có các triệu chứng như trào ngược, nóng rát sau xương ức, ho kéo dài, đau ngực không do tim,…
Nguyên tắc cần tuân thủ và mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày
Nguyên tắc điều trị
Tuy phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân là khác nhau nhưng tất cả đều phải tuân theo một nguyên tắc chung như sau:
- Cải thiện và tăng cường chức năng cho cơ thắt thực quản, ngăn chặn tình trạng co thắt bất thường của cơ vòng dẫn tới trào ngược dạ dày.
- Sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Hạn chế tối đa các biến chứng có thể gây ra do trào ngược dạ dày.
Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là:
- Giảm được tối đa các triệu chứng lâm sàng của bệnh với liều thuốc thấp nhất
- Phục hồi, làm lành các tổn thương tại cơ vòng thực quản do tình trạng trào ngược dạ dày gây ra
- Ngăn chặn sự tái phát của viêm thực quản, hen suyễn,…
- Ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Những thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản an toàn và hiệu quả nhất
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế
Đặc điểm chung của các bệnh đường tiêu hóa là rất khó chữa dứt điểm, thường kéo dài và dễ tái phát. Theo sự đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ khỏi bệnh khi bệnh nhân tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế là 50%, còn lại là phụ thuộc vào bản thân người bệnh và các tác động khác.
Phác đồ điều trị không dùng thuốc
Đối với những bệnh nhân có triệu chứng bình thường, tình trạng bệnh chưa quá nghiêm trọng thì nên áp dụng phương pháp này để đẩy lùi, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Cụ thể:
- Hạn chế tối đa các đồ ăn, thức uống gây kích thích dạ dày và đường ruột như: thực phẩm có vị cay, chua, nóng, đồ chiên, xào, rán, đồ nướng, nhiều gia vị như hạt tiêu, ớt, hành, nước cà chua, nước cam,…
- Hạn chế tối đa các loại đồ uống dễ gây ra tình trạng trào ngược như: rượu, bia, nước có gas, cà phê, nước ngọt, bánh kẹo, socola,…
- Không ăn quá no, đặc biệt là vào buổi tối, không ăn trước khi ngủ 2-3 giờ, không nằm ngay sau khi ăn, không nằm nghiêng bên phải.
- Không mặc quần áo quá chật hoặc dùng nịt bụng.
- Không nằm gối thấp, tạo tư thế ngủ có độ dốc để tránh trào ngược dạ dày.
- Uống nước ấm khi có cảm giác nghẹn họng, buồn nôn.
- Hạn chế sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng tới cơ thắt thực quản như: NSAID, cortisol, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ngủ,…
- Tăng cường tập thể dục.
Phác đồ điều trị dùng thuốc
Phương pháp này được áp dụng cho các bệnh nhân ở mức độ nặng hơn hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị trên. Hiện nay vẫn chưa có thuốc để điều trị dứt điểm bệnh này mà chủ yếu là điều trị, cải thiện triệu chứng lâm sàng.
Thuốc trung hòa acid
- Maalox, phosphalugel: 1mg/ kg/ lần
- Smectite: 1-3 gói/ ngày ( phù hợp với bệnh nhân trào ngược kiềm)
- Sucralfate: 1-3 gói/ ngày ( bảo vệ và hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày)
Tham khảo thêm: [Tổng hợp] Các mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản đơn giản, hiệu quả
Thuốc điều hòa nhu động
- Metoclopramide: thuốc có tác dụng làm tăng nhu động thực quản. Tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy bụng, khó tiêu.
- Domperidone: điều hòa nhu động
- Itopride, Cisapride, Mosapride,…
Thuốc giảm tiết acid dạ dày
- Thuốc ức chế bơm proton: Lansoprazole, Omeprazole,… Đây là nhóm thuốc được sử dụng hàng đầu, có tác dụng kích thích tiêu hóa nhưng không làm tăng lượng acid dạ dày.
- Thuốc kháng Histamin: Famotidin, Cimetidin, Ranitidin… có tác dụng cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua.
Thuốc ức chế bài tiết acid
Các thuốc ức chế bài tiết acid chủ yếu thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton như Lansoprazole, Omeprazole,…
Phẫu thuật điều trị
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật rất hiếm gặp, chỉ áp dụng cho những trường hợp không áp ứng điều trị với hai phương pháp trên.
- Phẫu thuật nội soi: nội soi ống mềm ( có gắn camera) đi qua miệng, qua thực quản tới dạ dày giúp bác sĩ có thể quan sát được các vùng tổn thương. Từ đó kiểm soát được tình trạng bệnh, chữa trị bằng cách thắt chặt cơ vòng thực quản bằng dây polypropylene, đồng thời hạn chế được các tổn thương vùng xung quanh.
- Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản: bác sĩ sẽ khâu phần trên của dạ dày với cơ co thắt thực quản dưới để ngăn chặn tình trạng trào ngược.
Tham khảo thêm: [Bật mí] Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không ít người biết
Lưu ý trong và sau khi thực hiện phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế
Trong và sau khi thực hiện phác đồ điều trị, người bệnh luôn luôn phải theo dõi tình trạng bệnh, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Với bệnh nhân không dùng thuốc: tái khám 1 tuần để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị
- Với bệnh nhân dùng thuốc: tái khám theo yêu cầu của bác sĩ ( thường là 1-3 tuần)
- Với bệnh nhân phẫu thuật: nên nằm viện để theo dõi hoặc tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.
- Người bệnh nên tuân theo nếp sống lành mạnh như: hạn chế ăn đồ dầu mỡ, chiên, xào, đồ uống có cồn, có gas, tập thể dục thường xuyên,… đồng thời hạn chế các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày tái phát.