[Bật mí] Biểu hiện và cách trị nóng trong người đơn giản hiệu quả

Nóng trong người là gì?

Nóng trong người là tình trạng nóng ở một phần nào đó trên cơ thể (khu trú) hoặc nóng trên toàn bộ cơ thể. Nóng trong người làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, không thoải mái, người bệnh luôn có cảm giác nhiệt độ cơ thể tăng cao nhưng thực chất, nhiệt độ cơ thể của người bệnh vẫn duy trì ở mức bình thường.

Nóng trong người
Hình ảnh: Nóng trong người

Nóng trong người làm người bệnh hay đổ nhiều mồ hôi tay, chân; thường xuyên không ngủ hoặc ngủ được rất ít về đêm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Đồng thời nóng trong người còn gây ra tình trạng mụn nhọt trên cơ thể, nhất là làn da, điều này là một vấn đề quan trọng đối với chị em phụ nữ.

Nóng trong người có thể do rối loạn nội tiết như phụ nữ mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt hay ảnh hưởng bởi các chế độ ăn uống và sinh hoạt, các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, thời tiết xấu nên người bệnh cần để ý và điều chỉnh cho phù hợp.

Nguyên nhân gây nóng trong người

Có nhiều nguyên nhân gây ra nóng trong người, có thể là do tình trạng bệnh lý như rối loạn nội tiết tố trong cơ thể hoặc do các bệnh lý. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải gây ra tình trạng nóng trong người:

  • Chế độ ăn không khoa học: Một bữa ăn quá nhiều protein và chất đạm sẽ làm tăng tạo NH3 – một chất độc đối với cơ thể. Cùng với đó, ăn nhiều đồ cay nóng là một nguyên nhân hay gặp nhất gây ra nóng trong người, đây là một thói quen khó bỏ của nhiều người, sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, lở loét miệng và gây ra mụn nhọt. Ngoài ra, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá quá nhiều cũng gây nên nóng trong người do lượng độc tố đưa vào cơ thể quá lớn làm gan không chuyển hóa kịp gây ra tình trạng tích tụ độc tố.
  • Ăn thiếu chất xơ: chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, trơn chu, giúp thức ăn chuyển hóa và hấp thu trong ruột dễ dàng, làm tăng nhu động ruột nên dễ đào thải phân – chất độc ra môi trường bên ngoài. Nếu ăn thiếu chất xơ, hậu quả sẽ nghiêm trọng do làm giảm sự vận động của ruột dẫn đến khó đào thải phân ra ngoài, gây ứ đọng chất độc trong cơ thể dẫn đến tình trạng nóng trong người.
  • Lượng nước đưa vào cơ thể không đủ: Theo các chuyên gia, mỗi ngày chúng ta cần đưa vào cơ thể ít nhất 2-3 lít nước để duy trì lượng nước trong cơ thể, đảm bảo các hoạt động sống diễn ra bình thường. Nếu uống ít nước, các chất độc, nhất là những chất độc tan trong nước không thể đào thải theo đường nước tiểu ra khỏi cơ thể. Độc tố tích tụ lâu ngày sẽ gây ra tình trạng nóng trong người.

    Lượng nước đưa vào cơ thể không đủ
    Lượng nước đưa vào cơ thể không đủ
  • Tổn thương các cơ quan chuyển hóa quan trọng là gan và thận: trong quá trình chuyển hóa, có thể sản sinh ra các chất độc gây nguy hiểm cho cơ thể. Với cơ chế tự bảo vệ, các cơ quan như gan và thận sẽ tham gia quá trình giải độc cho cơ thể, biến chất độc thành không độc hoặc ít độc hơn. Tuy nhiên khi các cơ quan này bị tổn thương thì đồng thời chức năng giải độc cũng hoạt động không hiệu quả gây ra tình trạng tích đọng các sản phẩm chuyển hóa là những chất độc lâu ngày trong cơ thể gây ra tình trạng nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa.
  • Không vận động hoặc vận động thể lực không thường xuyên: Lười tập luyện thể dục  làm sức khỏe suy giảm, gây ra nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh nóng trong người do không vận động làm giảm hoạt động của hệ tiêu hóa, thức ăn được vận chuyển và hấp thu kém, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, nhu động ruột giảm dẫn đến ứ đọng chất độc trong cơ thể.
  • Các tác nhân bên ngoài: thuốc lá, khói thuốc lá, rượu chè, cà phê, các chất kích thích khác, sử dụng nhiều hóa chất và nhiều thuốc để điều trị bệnh hay các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, thời tiết cực đoan cũng có thể gây nóng trong người.

Biểu hiện của nóng trong người

  • Mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay: tổn thương gan làm suy giảm chức năng dẫn đến giảm khả năng chuyển hóa và thải trừ chất độc, gây ứ đọng chất độc trong cơ thể, cụ thể là tích đọng tại da.
  • Thay đổi màu da, thường là gây vàng da do chức năng gan bị suy giảm khiến bilirubin (màu vàng) không thể xuống ruột được gây tích đọng dưới da.
  • Xuất hiện quầng thâm, bọng nước ở mắt, mắt luôn có cảm giác khó chịu, thường xuyên bị mỏi mắt.
  • Hơi thở có mùi, gây mất thiện cảm với người đối diện.
  • Nước tiểu và phân bị thay đổi màu sắc. Nước tiểu thì có màu vàng đậm. Còn phân thì có màu bạc hơn bình thường do hệ tiêu hóa hoạt động quá kém.
  • Khô môi, đỏ, hơi căng, nứt nẻ, nhiệt miệng, chảy máu chân răng bất thường, chảy máu cam.
  • Mất ngủ về đêm, thường xuyên tỉnh giấc trong lúc ngủ.

    Mất ngủ về đêm
    Mất ngủ về đêm
  • Gầy gò, ốm yếu, luôn mệt mỏi, không làm được các công việc nặng và làm trong một khoảng thời gian dài, ăn nhiều nhưng không tăng cân do kém hấp thu.
  • Hệ tiêu hóa giảm hoạt động gây giảm nhu động ruột dẫn đến tình trạng táo bón, trao đổi chất giảm, kém hấp thu, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.

Nóng trong người có tác hại gì?

Nóng trong là do tình trạng tích tụ chất độc trong cơ thể lâu ngày. Chất độc tích tụ làm cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch bị tổn thương dẫn đến dễ mắc bệnh, cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường sinh dục, đường tiết niệu và hệ tiêu hóa.

Tiểu ít, rối loạn chuyển hóa nước và điện giải càng làm độc tố tích tụ nặng hơn. Đồng thời làm tăng huyết áp, co giật, hôn mê.

Có thể gây sốt cao, xuất huyết dưới da làm xuất hiện những chấm, mảng xuất huyết ở mọi vị trí trên da, xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu chân răng.

8 cách điều trị nóng trong người tại nhà

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: Uống đủ 2-3 lít nước một ngày hoặc uống các loại nước thanh nhiệt, giải độc như nước sắn dây, trà xanh, trà hoa cúc,… sẽ giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể làm giảm tình trạng nóng trong người.
  • Không dùng các chất gây kích thích: hạn chế đưa vào cơ thể các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá vì khi bạn sử dụng chúng chính là đưa chất độc vào trong cơ thể. Sử dụng lâu ngày các sản phẩm này sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể dẫn đến nóng trong người.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ: chất xơ giúp đào thải chất độc từ cơ thể ra dễ dàng hơn. Chất xơ có trong nhiều loại rau xanh như rau cải, rau mồng tơi,…, trong các loại hoa quả như cam, chuối, dâu,… và có trong các loại hạt như hạt sen, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh,… Các thực phẩm này sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, tiêu độc một cách hiệu quả đặc biệt trong những ngày hè nóng bức.

    Bổ sung chất xơ
    Bổ sung chất xơ

Nước ép rau má trị nóng trong

Theo Y học cổ truyền, rau má là loại thực phẩm giúp cho thể thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, viêm loét, lở miệng.

Nước ép rau má rất tốt cho gan, vì vậy bạn có thể uống nước ép rau má mỗi ngày để giúp thanh nhiệt, giảm tình trạng nóng trong người.

Tuy nhiên, đừng lạm dụng quá nhiều, hãy uống nước ép rau má vừa đủ để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn như tiểu nhiều, tiểu đêm,…

Chữa nóng trong người bằng trà xanh

Cũng giống như rau má, chữa nóng trong người bằng trà xanh cũng xuất phát từ Y học cổ truyền.

Chữa nóng trong người bằng trà xanh
Chữa nóng trong người bằng trà xanh

Trà xanh có nhiều tác dụng. Nó không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh nóng trong người, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Đồng thời nó còn giúp làm đẹp da, giảm cân, hạn chế các gốc oxy hóa tự do giúp chống lão hóa hiệu quả.

Sản phẩm này phù hợp với mọi đối tượng.

Bột sắn dây trị nóng trong người

Đây là một phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh nóng trong người. Bột sắn dây pha thành nước sắn dây không chỉ là một thức uống yêu thích trong những ngày hè nóng bức mà nó còn giúp thanh nhiệt, giải độc. Đồng thời sắn dây còn chữa cao huyết áp nên được sử dụng nhiều trong những ngày hè oi bức.

Chữa nóng trong người bằng trà hoa cúc

Theo Y học cổ truyền, nhờ vào tính mát của hoa cúc mà chúng có  khả năng thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan.

Bạn có thể kết hợp hoa cúc với kim ngân hoa và bồ công anh để giúp điều trị nhanh bệnh nóng trong người.

Dùng cây mã đề trị nóng trong người

Mã đề là loại cây được sử dụng trong Y học cổ truyền để giải độc, thanh lọc cơ thể.

Canh mã đề là dạng chế biến được sử dụng nhiều nhất và dễ ăn nhất, bạn có thể nấu chung với thịt vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa không gây cảm giác ngán ngẩm khi ăn.

Dùng thuốc nam trị nóng trong người

Dùng thuốc nam trị nóng trong người
Dùng thuốc nam trị nóng trong người

Các loại cây thuốc nam như actiso, chó đẻ răng cưa, mã đề,… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan giúp các chất độc được chuyển hóa và đào thải ra khỏi cơ thể.

Bạn có thể ép lấy nước từ các loại cây này để uống hàng ngày hoặc chế biến các món ăn từ chúng để tránh cảm giác ngán ngẩm hay tránh mùi vị đắng, tanh của chúng,… Cần dùng một lượng vừa đủ để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.

Trị nóng trong bằng thuốc Tây y

Bạn không nên tự ý đi mua thuốc tại các cửa hàng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ vì nếu tự ý dùng thuốc không chỉ không chữa được bệnh mà còn làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, đặc biệt là ảnh hưởng đến gan.

Thường các thuốc Tây chỉ giúp điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân gây nóng trong.

Hãy đi khám và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ những thuốc có tác dụng tốt và liều lượng sử dụng.

Nóng trong người nên uống vitamin gì?

Nóng trong người luôn khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và công việc. Do đó để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn thì việc bổ sung vitamin là một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng nóng trong người. Tuy nhiên có rất nhiều loại vitamin khác nhau. Nếu uống không đúng loại hoặc uống với liều không đúng thì không những không điều trị được bệnh mà còn gây ra những tác dụng không mong muốn. Dưới đây là những vitamin cần thiết giúp người bệnh đẩy lùi được tình trạng bệnh:

Bổ sung Vitamin
Bổ sung Vitamin
  • Vitamin A và D cùng các loại acid béo quan trọng: giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá, mụn cám ở mặt và mụn nhọt, nổi mề đay ở đùi, mông, lưng, giảm ngứa ngáy, khó chịu. Những vitamin này bạn có thể bổ sung trong các loại thực phẩm như rau xanh, đu đủ, cà rốt, khoai lang, cá ngừ, cá mòi,…
  • Các vitamin nhóm B như B9, B6, B12: giảm ngứa da, tê cứng bàn chân, bàn tay, đồng thời cung cấp nguyên liệu tạo máu cho cơ thể. Có thể bổ sung những vitamin này trong gạo lứt, các loại hạt như hạt đỗ, hạt vừng, hạt lạc,…, trứng, thịt gà, cá hồi, chuối, cải xanh, đậu đỏ và các loại rau củ xanh.
  • Vitamin C: giảm viêm loét, lở miệng, mụn nhọt. Vitamin C có trong các loại thực phẩm như quả cam, đu đủ, dâu tây, súp lơ, cải xoăn, cải xanh,…

Bị nóng trong người nên ăn trái cây gì?

  • Quả cam, chanh, bưởi: cung cấp vitamin C giúp tăng sức đề kháng, đồng thời thanh nhiệt cơ thể, nhất là trong những ngày hè nắng nóng.
  • Chuối chín: cung cấp kali cho cơ thể, giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, khỏe mạnh  trong những ngày nắng nóng.
  • Dưa chuột: chứa nhiều nước giúp làm mát, đồng thời cung cấp chất xơ cho cơ thể.
  • Dưa hấu: chứa nhiều vitamin, cung cấp nước, chống mất nước, giúp thanh nhiệt.
  • Đu đủ: chống mất nước, giúp làn da không bị khô, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.