Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản – Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa hay gặp hiện nay. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản và cách điều trị như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất đang là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Để hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc GERD , là một rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến vòng cơ giữa thực quản và dạ dày. Vòng này được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES). Trong quá trình tiêu hóa bình thường, LES của bạn mở ra để cho phép thức ăn vào dạ dày. Sau đó, nó đóng lại để ngăn thức ăn và dịch vị có tính axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi LES yếu hoặc giãn ra khi không nên. Điều này cho phép các chất trong dạ dày trào lên thực quản. Các chuyên gia tiêu hóa cho rằng một số người có thể mắc bệnh này do một tình trạng gọi là thoát vị gián đoạn.

Trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày thực quản được xem là nguyên nhân dẫn đến một số biến chứng của các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp, cụ thể:

  • Viêm thực quản : Đây là tình trạng thực quản bị viêm nhiễm .
  • Hẹp thực quản : Trong tình trạng này, thực quản trở nên hẹp, gây khó khăn khi nuốt.
  • Barrett thực quản : Các tế bào lót thực quản có thể thay đổi thành các tế bào tương tự như niêm mạc ruột. Điều này có thể phát triển thành ung thư .
  • Các vấn đề về hô hấp : Có thể hít phải axit dạ dày vào phổi, có thể gây ra một loạt các vấn đề như nghẹt ngực, khàn giọng, hen suyễn, viêm thanh quản và viêm phổi.

Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng phổ biến nhất của GERD là chứng ợ nóng (khó tiêu do acid), có cảm giác như một cơn đau tức ngực bắt đầu sau xương ức và di chuyển lên cổ và cổ họng. Nhiều bệnh nhân xuất hiện tình trạng thức ăn trào ngược vào miệng , để lại vị chua hoặc đắng.

Cảm giác nóng rát, áp lực hoặc đau do ợ chua có thể kéo dài tới 2 giờ, nhất là sau ăn. Khi bệnh nhân nằm xuống hoặc cúi xuống cũng có thể dẫn đến chứng ợ nóng và chỉ có cảm giác dễ chịu hơn khi đứng thẳng hoặc uống thuốc Antacid.

Bên cạnh cơn đau, bạn cũng có thể bắt gặp những biểu hiện khác như:

  • Buồn nôn
  • Hôi miệng
  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Nôn mửa
  • Men răng bị mòn, ố vàng.
  • Ho mạn tính
  • Viêm thanh quản
  • Hen

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn uống không lành mạnh

Đối với người có chế độ sinh hoạt ăn uống không không lành mạnh thì nguy cơ bị trào ngược dạ dày rất cao. Việc sử dụng những thực phẩm không có lợi cho dạ dày hay sử dụng các chất kích thích làm thúc đẩy tế bào viền ở niêm mạc đường tiêu hóa tăng tiết acid dịch vị, kích thích lỗ tâm vị mở và dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.

Căng thẳng, stress gây trào ngược dạ dày

Căng thẳng, stress cũng là nhân tố kích thích tế bào viền tăng tiết acid dịch vị dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, căng thẳng stress lâu ngày làm kích thích thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng mất ngủ, gia tăng trào ngược dạ dày vào ban đêm.

Sử dụng thuốc Tây

Việc sử dụng một số thuốc tây gây kích ứng dạ dày như thuốc chống viêm phi Steroid( NSAIDs), thuốc chống đông kháng vitamin K,… làm phá hủy lớp chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích tế bào viền tăng sản sinh acid dịch vị, làm cho dạ dày bị bào mòn, lâu ngày dẫn đến viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Suy cơ thắt dưới thực quản

Cơ vòng thực quản dưới (LES) là một dải cơ tròn ở cuối thực quản. Ở điều kiện bình thường, nó sẽ giãn ra và mở ra khi nuốt thức ăn. Sau đó, nó thắt chặt và đóng lại sau đó.

Trào ngược acid dịch vị dạ dày xảy ra khi LES của bệnh nhân không thắt chặt hoặc đóng lại đúng cách hay là bệnh nhân bị suy cơ thắt dưới thực quản. Điều này cho phép dịch tiêu hóa và các chất khác từ dạ dày trào lên thực quản.

Suy giảm chức năng dạ dày

Dạ dày là nơi chứa thức ăn chưa được hấp thu dịch vị. Nó có chức năng co bóp để xé nhỏ thức ăn, trộn thức ăn với dịch vị đồng thời tống thức ăn xuống đường ruột để hấp thu. Khi chức năng dạ dày bị suy giảm, thức ăn không được xé nhỏ cũng tống xuống đường ruột dẫn đến đầy bụng, căng trướng bụng và kích thích lỗ tâm vị mở, đẩy thức ăn bị trào ngược lên dạ dày thực quản.

Sử dụng một số loại thực phẩm gây trào ngược dạ dày

Trong chế độ ăn của bệnh nhân nếu chứa nhiều thực phẩm sau sẽ có nguy cơ trào ngược dạ dày cao, như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn cay nóng, trái cây họ cam hay khế,… Những thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ này hạn chế sự hấp thu của ruột, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, tăng tần suất trào ngược dạ dày thực quản.

Uống rượu, hút thuốc, hoặc sử dụng các chất kích thích

Sử dụng rượu, bia các chất kích thích như cafe hay hút thuốc lá vừa gây bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày vừa kích thích các tế bào viền tăng sản sinh ra acid dịch vị. Cả hai tác động này dẫn đến niêm mạc bị phá hủy nghiêm trọng hơn, hấp thu dinh dưỡng giảm đáng kể và số lần trào ngược dạ dày thực quản tăng lên nhanh chóng.

Mang thai gây trào ngược dạ dày thực quản

Mang thai gây trào ngược dạ dày thực quản
Mang thai gây trào ngược dạ dày thực quản

Tỷ lệ bắt gặp trào ngược dạ dày thực quản tăng lên khi bệnh nhân mang thai. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể khiến các cơ trong thực quản giãn ra thường xuyên hơn. Đồng thời, thai nhi đang lớn cũng có thể gây áp lực lên dạ dày của bà mẹ, làm tăng nguy cơ acid dạ dày xâm nhập vào thực quản.

Nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng trào ngược acid rất an toàn để dùng trong thai kỳ. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn tránh một số loại thuốc kháng axit hoặc các phương pháp điều trị khác.

Một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày bao gồm: Giảm triệu chứng, Phục hồi chất lượng cuộc sống, Lành các biến chứng. Với mục tiêu như vậy, việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay được hướng dẫn theo 3 phương pháp sau:

Phương pháp không sử dụng thuốc

Đối với việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng phương pháp không sử dụng thuốc, để đạt được hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần kiên trì và phối hợp nhịp nhàng giữa vận động- rèn luyện sức khỏe và sử dụng các biện pháp sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

  • Có chế độ ăn khoa học, phù hợp với bệnh. Không ăn thực phẩm cay nóng, lắm giàu mỡ hay đồ uống có ga. Nên cung cấp khẩu phần ăn có chứa nhiều chất xơ và vitamin để cơ thể dễ hấp thu và tiêu hóa.

    Chế độ ăn khoa học, phù hợp
    Chế độ ăn khoa học, phù hợp
  • Cần ăn chậm, nhai kỹ, chia thành các khẩu phần ăn nhỏ.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu bia, cafe,… để niêm mạc dạ dày kịp hồi phục và màng nhầy được dày lên.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn, nên để cơ thê có thời gian tiêu hóa thức ăn.
  • Để hạn chế chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm, bệnh nhân nên có những tư thế ngủ khoa học như nằm ngửa dốc đầu cao hơn chân hoặc là nằm nghiêng sang bên trái.
  • Nên mặc quần áo rộng, không nên mặc quần áo quá bóp, làm tăng áp lực lên dạ dày.
  • Kết hợp với tập các động tác nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe.
  • Có thể sử dụng những loại thảo mộc sau để làm trà, có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa như trà hoa cúc, trà cam thảo, trà thục quỳ,…

Phương pháp sử dụng thuốc

Phương pháp sử dụng thuốc được sử dụng khi tình trạng bệnh nhân đã tiến triển nặng hơn, các cơn đau đã diễn ra với tần suất lớn, bắt đầu có các biến chứng đầu tiên. Một số nhóm thuốc được khuyến cáo sử dụng là:

  • Thuốc Antacid: nhóm thuốc này được sử dụng trong các cơn đau cấp để trung hòa bớt dịch vị dạ dày, giảm cảm giác bỏng rát dạ dày hay niêm mạc hô hấp.

    Thuốc Antacid
    Hình ảnh: Thuốc Antacid
  • Thuốc ức chế bơm proton – PPI: nhóm thuốc này ức chế tự tổng hợp H+ thông qua cơ chế bơm Proton, làm giảm các yếu tố tấn công lên niêm mạc dày, hàn chế kích thích và trào ngược dạ dày.
  • Thuốc ức chế tiết H2: nhóm thuốc này ức chế trực tiếp quá trình sản sinh ra acid dịch vị.

Các nhóm thuốc được chỉ định trên là những nhóm thuốc giúp điều trị triệu chứng của bệnh. Vì vậy, để có hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên kết hợp giữa phương pháp dùng thuốc và phương pháp không dùng thuốc để có hiệu quả điều trị tốt nhất, giúp loại trừ nguyên nhân gây bệnh và khắc phục các triệu chứng của bệnh.

Phẫu thuật điều trị

Nếu áp dụng các biện pháp chữa trị ngoại khoa trên không hiệu quả, nhất là đối với bệnh nhân đã có những biến chứng nặng, thì biện pháp can thiệp nội khoa là không thể thay thế. Hiện nay, các phương pháp can thiệp nội khoa phẫu thuật điều trị được áp dụng là:

  • Gây quỹ: Đây là một thủ thuật làm tăng áp lực trong thực quản dưới của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ quấn quanh đỉnh dạ dày xung quanh LES. Điều này làm căng cơ và tăng áp lực trong thực quản dưới của bệnh nhân để ngăn trào ngược dạ dày thực quản. Các bước này sẽ thực hiện thông qua phương pháp nội soi (các lỗ nhỏ qua bụng) hoặc thông qua phẫu thuật mở.
  • Phẫu thuật tạo cơ không qua đường mổ (TIF): Một phương pháp mới hơn từ phẫu thuật này sử dụng một ống nội soi (một ống nhỏ có camera) để quấn dạ dày xung quanh LES bằng dây buộc bằng nhựa. Nó ít xâm lấn hơn so với nhân bản tiêu chuẩn.
  • Thủ thuật Stretta: Bác sĩ đặt một ống nhỏ xuống thực quản sử dụng nhiệt tần số vô tuyến thấp để định hình lại LES của bệnh nhân.
  • Phẫu thuật LINX: Bác sĩ quấn một dải hạt titan từ tính xung quanh vị trí mà dạ dày và thực quản gặp nhau. Lực hút từ của các hạt giữ cho nó đủ lỏng để thức ăn đi qua dạ dày, nhưng đủ chặt để ngăn trào ngược.

Xem thêm: [Bật mí] Bất ngờ với công dụng chữa trào ngược dạ dày của vừng đen