Thuốc Naphacogyl: Tác dụng, hướng dẫn sử dụng, thận trọng khi dùng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Naphacogyl tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Naphacogyl là thuốc gì? Thuốc Naphacogyl có tác dụng gì? Thuốc Naphacogyl giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Naphacogyl là thuốc gì?

Hộp thuốc Naphacogyl
Hình ảnh: Hộp thuốc Naphacogyl

Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh, điều trị kí sinh trùng, kháng nấm, kháng virus.

Dạng bào chế : viên nén bao phim dùng đường uống

Hàm lượng hoạt chất:

Hoạt chất chính là:

Metronidazole hàm lượng 125mg

Acetyl Spiramycin hàm lượng 100mg

Cùng với các tá dược Lactose, Avicel, DST,  Aerosil, Magnesium stearate, Eratab,  Gelatin, Glycerin, Eudragit E100, Talcum, PEG 6000, Titan dioxyd, các chất tạo màu(Đỏ Erythrosin lake, Sunset yellow lake ) vừa đủ một viên nén bao phim.

Thuốc Naphacogyl giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Naphacogyl được sản xuất tại công ty dược phẩm Nam Hà.

Hiện nay được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên cả nước với mức giá 20 000 VND một hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén bao phim.

Đây là thuốc bán theo đơn, bạn nên mang theo đơn của bác sĩ đến các cơ sở nhà thuốc uy tín, đạt tiêu chuẩn để mua được các sản phẩm chính hãng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không đạt được hiệu quả điều trị.

Thuốc Naphacogyl có tác dụng gì?

Naphacogyl với thành phần chính là Metronidazoleacetyl spiramycin có tác dụng tốt trong diệt các vi khuẩn đường răng miệng nhờ vào sự phối hợp tác dụng của 2 kháng sinh.

Metronidazole là một kháng sinh mạnh trên các vi sinh vật nguyên sinh đặc biệt là tác dụng tốt trên amip thông qua cơ chế thông qua protein vận chuyển electron hoặc ferredoxin khử nhóm nitro của nó mà nó trở thành metronidazole dạng khử làm mất cấu trúc xoắn của AND vi khuẩn từ đó tiêu diệt các vi khuẩn và vi sinh vật đơn bào.  Metronidazole không có tác dụng trên các vi khuẩn ái khí.

Acetyl Spiramycin thuốc nhóm kháng sinh macrolid 16 nguyên tử C là hỗn hợp của các Spiramycin I, II, III có phổ kháng khuẩn rộng và hiệu lực diệt khuẩn mạnh hơn kháng sinh cùng nhóm Erythromycin. Spiramcin đặc biệt nhạy cảm với các chủng gây bệnh răng miệng như liên cầu, màng não cầu, tụ cầu, lậu cầu, …

Chỉ định của thuốc Naphacogyl

Chỉ định của thuốc Naphacogyl
Hình ảnh: Chỉ định của thuốc Naphacogyl

Naphacogyl được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

Điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp tính hoặc mạn tính hoặc nhiễm trùng tái phát đặc biệt chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị apxe răng, viêm sưng tấy vùng lợi, viêm các tế vào xung quanh xương hàm, viên nha chu, viêm nướu.

Phòng và điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn sau các tiểu phẩu hay phẫu thuật vùng khoang miệng .

Cách dùng – Liều dùng của thuốc Naphacogyl

Cách dùng: thuốc dạng viên nén bao phim nên uống thuốc cùng một ít nước sôi để nguội, không nhai hay nghiền nát viên thuốc mà nên uống nguyên viên, nên uống thuốc trong tư thế đứng hoặc ngồi. Uống cùng bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Liều dùng: Tùy vào tình trạng bệnh lý và lứa tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định riêng liều cho từng bệnh nhân, dưới đây là liều tham khảo:

Người lớn dùng liều 2 đến 3 viên một lần, ngày uống 2 lần sáng tối.

Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi dùng liều mỗi lần một viên ngày dùng 3 lần sáng trưa và tối.

Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi dùng liều mỗi lần một viên ngày 2 lần sáng tối.

Chống chỉ định của thuốc Naphacogyl

Vỉ thuốc Naphacogyl
Hình ảnh: Vỉ thuốc Naphacogyl

Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc hay nhóm dẫn chất imidazole hoặc nhóm macrolid.

Phụ nữ đang cho con bú.

Thuốc Naphacogyl có tác dụng phụ không?

Các tác dụng phụ hiếm xảy ra thường chỉ xảy ra khi dùng liều cao hoặc kéo dài, các tác dụng phụ thường thấy như:

Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn và nôn.

Miệng có vị kim loại, bị viêm trong khoang miệng như viêm lưỡi, viêm nha chu, viêm miệng.

Các phản ứng dị ứng như nổi mẩn, mày đay sẽ hết khi dừng thuốc.

Hiếm gặp các trường hợp bệnh nhân gặp các biểu hiện nặng như mất điều hòa, choáng váng, mất phối hợp, viêm đa dây thần kinh.

Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp phải bất kì các triệu chứng bất thường nào.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Phụ nữ mang thai thận trọng khi sử dụng cần cân nhắc tính an toàn va hiệu quả điều trị.

Không nên uống thuốc ở tư thế nằm. Nên uống thuốc ở tư thế đứng hoặc ngồi.

Thuốc là dạng giải phóng chậm vì vậy đối tượng bệnh nhân là người già hay người chuyển vận ruột chậm có thể gây độc.

Tương tác với các thuốc khác

Không sử dụng thuốc cùng các thuốc tránh thai vì Spiramicin làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.

Hoạt chất metronidazole trong thuốc khi sử dụng cùng các thuốc như:

Dùng cùng lithi hay các chế phẩm chứ lithi làm tăng nồng độ lithi trong máu có thể gây ngộ độc

Có thể gây nhược cơ khi dùng thuốc cùng các thuốc mềm cura chống khử cực.

Dùng cùng với disulfiram có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh gây nên các biểu hiện loạn thần lú lẫn.

Dùng cùng các thuốc chống đông làm giảm chuyển hóa ở gan làm tăng nồng độ trong huyết tương có thể gây tinh trạng xuất huyết nguy hiểm.

Xuất hiện hiệu ứng Antabuse khi dùng cùng thuốc cùng với rượu.

Xử lý các quá liều, quên liều

Khi bệnh nhân sử dụng quá liều sẽ có các triệu chứng mất điều hòa, nôn, co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên. Cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Tại cơ sở y tế: Không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị tích cực các triệu chứng của bệnh nhân.

Khi bệnh nhân quên một liều cần sử dụng ngay khi nhớ nếu gần với thời điểm dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và dùng đúng đủ liều tiếp theo không được tự ý tăng liều khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.