[Mách bạn] 6 cách chữa tiêu chảy cho bà bầu nhanh nhất tại nhà

Bạn/ vợ bạn đang gặp phải tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ? Bạn hoang mang không biết phải xử lý như thế nào? Đừng lo, chúng tôi sẽ mách bạn 6 cách chữa tiêu chảy cho bà bầu nhanh nhất tại nhà trong bài viết sau!

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Bà bầu bị tiêu chảy rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi:

  • Tiêu chảy ở bà bầu cũng như các đối tượng khác, thường gây mất nước và điện giải. Điều này khiến bà bầu mệt mỏi, không muốn làm gì. Mất nước nặng có thể gây sốc do thiếu lưu lượng tuần hoàn, đe doạ tính mạng của mẹ và thai nhi.
  • Những cơn đau quặn bụng ở bà bầu có thể tăng co bóp tử cung, doạ sinh non.
  • Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn ở người bình thường. Do đó, các triệu chứng có thể nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm cao hơn. Mẹ mệt mỏi, kém ăn có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Những trường hợp bà bầu tiêu chảy do nhiễm khuẩn, phải sử dụng nhiều loại thuốc trong điều trị, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.

Như vậy, tiêu chảy ở bà bầu khá phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu

Tiêu chảy ở bà bầu cũng do các nguyên nhân gây tiêu chảy ở các đối tượng khác như:

  • Bệnh nhiễm trùng: nhiễm virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.
  • Ngộ độc thức ăn.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid chứa magie…
  • Bệnh dạ dày đường ruột: viêm ruột, viêm loét dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích…

Bên cạnh đó, tiêu chảy phổ biến trong thai kỳ do những nguyên nhân liên quan đến thai kỳ như:

  • Thay đổi nội tiết tố gây tình trạng thay đổi nhu động ruột, từ đó gây tiêu chảy. Đây là nguyên nhân thường gặp và khó giải thích nhất khiến bà bầu bị tiêu chảy.
  • Bổ sung vitamin cho bà bầu: cung cấp các vitamin thiết yếu cho bà bầu là rất quan trọng đối với quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, bổ sung vitamin quá liều có thể gây tiêu chảy cho bà bầu.
  • Nhạy cảm với thức ăn: hệ tiêu hoá của bà bầu có thể bị tăng nhạy cảm đối với những loại thức ăn quen thuộc, từ đó gây tiêu chảy.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: một số bà bầu thực hiện chế độ dinh dưỡng khác hoàn toàn ngay khi biết mình mang thai. Sự thay đổi đột ngột này có thể gây tiêu chảy thai kỳ.

Đặc biệt, trong những tuần cuối của thai kỳ, bà bầu dễ bị tiêu chảy do tăng nhu động ruột. Trường hợp này phổ biến với hầu hết các bà bầu.

6 cách chữa tiêu chảy cho bà bầu tại nhà

Chữa tiêu chảy cho bà bầu bằng nước gạo rang

Nước gạo rang
Hình ảnh: Nước gạo rang

Nước gạo rang giúp bổ sung nước và điện giải cho bà bầu, ngăn ngừa mất nước và những hậu quả của tiêu chảy.

Chuẩn bị nguyên liệu: nửa bát gạo và 1 lít nước.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rang gạo đến khi thơm và vàng đều.
  • Bước 2: Cho nước vào khuấy đều. Đun tiếp đến khi nước sôi.
  • Bước 3: Lọc bỏ gạo, giữ lấy phần nước. Sử dụng nước gạo rang thay cho nước lọc để bổ sung nước, điện giải và chất dinh dưỡng khác.

Tần suất thực hiện: uống theo nhu cầu của bà bầu.

Lưu ý: có thể xay gạo đã rang để làm nước gạo rang cho bà bầu để cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.

Kết hợp lá mơ với trứng gà chữa tiêu chảy cho bà bầu

Lá mơ với trứng gà chữa tiêu chảy
Lá mơ với trứng gà chữa tiêu chảy

Lá mơ có tác dụng kháng khuẩn, kìm hãm sự phát triển của lỵ amid, tả… đồng thời kích thích tiêu hoá, tăng ngon miệng cho bà bầu đang tiêu chảy.

Chuẩn bị nguyên liệu: một nắm nhỏ lá mơ và 3 quả trứng.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá mơ, ngâm nước muối 5-10 phút rồi rửa lại với nước.
  • Bước 2: Đập trứng, thêm lá mơ cắt nhỏ và gia vị vừa đủ rồi rán trứng lá mơ.
  • Bước 3: Ăn trứng lá mơ với cơm nóng hay bánh mì.

Tần suất thực hiện: mỗi ngày 1 lần đến khi hết tiêu chảy.

Lưu ý: có thể hấp cách thuỷ hỗn hợp trứng lá mơ cho bà bầu nhạy cảm với mùi chiên rán.

Uống mật ong chữa tiêu chảy cho bà bầu

Mật ong chữa tiêu chảy
Mật ong chữa tiêu chảy

Uống nước mật ong không chỉ bổ sung nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể mà còn giúp cải thiện bà bầu kém ăn, kém hấp thu khi bị tiêu chảy.

Chuẩn bị nguyên liệu: 10ml mật ong.

Các bước thực hiện:

Chỉ cần pha mật ong với nước ấm rồi cho bà bầu uống, có thể thêm vào 1 lát gừng tươi để tăng mùi vị và tác dụng.

Tần suất thực hiện: 2 lần/ ngày.

Lưu ý: lựa chọn nguồn mật ong đảm bảo chất lượng, tránh mật ong giả.

Mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu bằng gừng tươi

Gừng tươi chữa tiêu chảy
Gừng tươi chữa tiêu chảy

Gừng có chứa tinh dầu giúp kháng khuẩn, giảm cơn đau quặn bụng và làm ấm bụng, giúp ăn ngon, chóng hồi phục khi bị tiêu chảy thai kỳ.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gừng nhỏ và một thìa cafe đường.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rồi xay nhuyễn gừng với 1 ít nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước cốt gừng.
  • Bước 2: Pha nước cốt gừng với nước ấm và đường.
  • Bước 3: Cho bà bầu uống nước gừng này.

Tần suất thực hiện: 1 lần/ ngày đến khi bà bầu hết tiêu chảy.

Lưu ý: có thể thay đường bằng mật ong hay bỏ đường ra khỏi công thức.

Chữa tiêu chảy cho bà bầu bằng vỏ măng cụt

Vỏ măng cụt chữa tiêu chảy
Vỏ măng cụt chữa tiêu chảy

Vỏ măng cụt chứa tanin giúp cầm tiêu chảy và có tác dụng kháng khuẩn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 5-7 vỏ măng cụt.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch vỏ măng cụt.
  • Bước 2: Đun vỏ măng cụt với 1 tô nước lạnh và một ít nước. Đun đến khi nước cạn còn một cốc.
  • Bước 3: Uống nước vỏ măng cụt vừa đun trên.

Tần suất thực hiện: 1 lần/ ngày.

Lưu ý: nên ngâm vỏ măng cụt với nước muối pha loãng để loại bỏ bớt tạp chất.

Dùng búp ổi chữa tiêu chảy cho bà bầu

Búp ổi non chữa tiêu chảy
Búp ổi non chữa tiêu chảy

Trong búp ổi có chứa tanin, chất cầm tiêu chảy, mất nước qua phân hiệu quả. Đồng thời, tanin còn giúp giảm nhu động ruột, giảm cơn đau quặn bụng khi bị tiêu chảy và có tác dụng kháng khuẩn tốt.

Chuẩn bị nguyên liệu: 3-4 búp ổi non.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch búp ổi, ngâm nước muối 5 phút rồi rửa lại với nước.
  • Bước 2: Ăn búp ổi hay ép chậm lấy nước uống.

Tần suất thực hiện: 2-3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: sử dụng búp ổi non, ở cây không phun thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ…

Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bà bầu

  • Thực hiện ăn chín uống sôi. Tránh ăn các thực phẩm tươi tái hay các hải sản dễ bị dị ứng. Nên ăn nhiều hoa quả, các loại ngũ cốc và thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc, hạt và sữa hạt…
  • Rửa tay với xà phòng trước khi chế biến thức ăn và ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Đeo khẩu trang và sát khuẩn tay khi đến nơi công cộng.
  • Không thay đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột, bổ sung vitamin đúng cách và đúng liều lượng.

Lưu ý khi chữa tiêu chảy cho bà bầu

  • Sử dụng thuốc trong thai kỳ cần có chỉ định và cân nhắc giữa lợi ích – nguy cơ của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc.
  • Nên đi khám và đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng mới nào, báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
  • Bà bầu cần bổ sung nước và điện giải đầy đủ, đồng thời có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bà bầu bị tiêu chảy khi nào cần khám bác sĩ?

Bà bầu bị tiêu chảy cần đến khám bác sĩ ngay khi xuất hiện một trong các triệu chứng sau:

  • Bà bầu tiêu chảy liên tục không đỡ trong 2 ngày.
  • Phân lẫn máu, nôn ói hay đau quặn bụng.
  • Bà bầu sốt cao trên 39 độ và có các dấu hiệu mất nước: hoa mắt, đau đầu, nếp véo da mất chậm, khát nước, khô miệng…

Một số câu hỏi thường gặp

Bà bầu bị tiêu chảy có nên uống sữa không?

Bà bầu đang tiêu chảy không nên uống sữa bởi:

  • Hệ tiêu hoá của mẹ bầu lúc này đang rất yếu, không thể tiêu hoá được sữa sẽ dẫn đến đầy hơi, chướng bụng…
  • Nhiều trường hợp bà bầu tiêu chảy do uống sữa tươi chứa nhiều vi khuẩn, hay bà bầu không có thói quen uống sữa nên thiếu hụt enzym tiêu hoá… Những trường hợp này, bà bầu nên ngừng sữa đến khi hết tiêu chảy và bổ sung sữa với lượng ít một rồi tăng dần.

Bà bầu bị tiêu chảy có tự khỏi không?

Bà bầu bị tiêu chảy có thể tự khỏi. Và bà bầu chỉ cần bổ sung đầy đủ nước và điện giải cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy liên tục trong 2 ngày thì bà bầu nên đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Trên đây là một số thông tin về tiêu chảy ở bà bầu và 6 cách trị tiêu chảy tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Mong bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích!

Xem thêm: [Chia sẻ] Cách chữa tiêu chảy bằng cà rốt hiệu quả tại nhà