[Chia sẻ] Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày thế nào là tốt?

Như các bạn đã biết, trào ngược dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa không hề hiếm gặp. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến bệnh chính là chế độ ăn. Vậy chế độ ăn của người trào ngược dạ dày như thế nào?

Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày
Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào đến người bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa xảy ra bởi tình trạng trào ngược acid dịch vị lên thực quản, gây ra những tổn thưởng cho niêm mạc thực quản và dạ dày. Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra do 2 nguyên nhân chính sau:

  • Cơ thắt thực quản bị tổn thương: thông thường, khi thức ăn được đưa xuống dạ dày, cơ thắt thực quản có nhiệm vụ co lại để bảo quản thức ăn, ngăn không cho trào ngược lên để có thể chuyển đến cơ quan tiêu hóa tiếp theo. Khi cơ thắt bị tổn thương dẫn đến hoạt động bất thường, thức ăn đang được nhào trộn trong dạ dày không được giữ yên sẽ trào ngược lên gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Tăng tiết acid dịch vị: khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do một số bệnh lý ( như viêm loét dạ dày), dạ dày sẽ tăng tiết acid dịch vị và tăng khả năng trào ngược dạ dày.
  • Thức ăn là yếu tố tác động trực tiếp đến niêm mạc thực quản cũng như dạ dày. Vì vậy, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh, hiệu quả điều trị bệnh,… Ví dụ:
  • Thức ăn trung tính hoặc hơi kiềm giúp trung hòa bớt acid dịch vị, giảm khả năng trào ngược dạ dày. Ngược lại, đồ ăn có tính acid hoặc có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết acid sẽ làm tăng tính nghiêm trọng của bệnh, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
  • Thức ăn có gia vị cay, nóng như ớt, tiêu,… sẽ tăng kích thích co thắt thực quản, làm tăng tần suất trào ngược dạ dày.
  • Để bụng quá no hoặc quá đói cũng ảnh hưởng đến sự tiết acid dịch vị của dạ dày.

Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo xây dựng được cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý, giảm khả năng gây tổn thương, tăng tính hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, nghiêm khắc với bản thân về chế độ ăn uống.
  • Lựa chọn những loại thực phẩm có tính trung hòa hoặc hơi kiềm để làm giảm lượng acid trong dạ dày.
  • Tránh xa các loại thực phẩm có tính acid, có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết acid hoặc kích thích cơ vòng thực quản.
Tránh các loại thực phẩm gây ra triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi như đồ ăn nhanh
Tránh các loại thực phẩm gây ra triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi như đồ ăn nhanh
  • Tránh các loại thực phẩm gây ra triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi như đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ uống có gas,…
  • Không ăn quá no, không để dạ dày quá đói, không nằm ngay sau khi ăn.
  • Ăn các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như dưa chuột, dưa hấu, uống trà,… để làm loãng acid trong dạ dày.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
  • Không ăn đêm, không ăn trong khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, nên duy trì ở mức 2-2,5 lít. Có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả nhưng không nên uống quá nhiều.
  • Kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh như: không thức quá khuya; giữ tinh thần thoải mái, không lo âu, căng thẳng; tập thể dục thường xuyên;…

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Trào ngược dạ dày nên ăn trái cây gì? Có ăn được dưa chuột không?

Lựa chọn thực phẩm cho người trào ngược dạ dày thực quản

Rau xanh

Rau xanh được đánh giá là một trong những loại thực phẩm phù hợp nhất với người bệnh trào ngược dạ dày. Trong rau xanh có chứa các chất như protein, chất xơ, vitamin K, vitamin B, vitamin C, khoáng chất, carotenoid,… Vì vậy, rau xanh mang lại một số công dụng tuyệt vời như:

  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng bảo vệ và hạn chế các tổn thương ở dạ dày và thực quản do tình trạng trào ngược gây ra.
  • Hàm lượng lớn chất xơ trong rau xanh giúp làm sạch đường ruột, tăng hiệu quả đường tiêu hóa, chống táo bón, hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ nóng,…
  • Giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Ngoài ra, rau xanh cũng giúp nâng cao sức khỏe thị lực, giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày một cách hiệu quả.
  • Một số loại rau xanh dành cho người bệnh trào ngược dạ dày: bông cải xanh, bắp cải, đậu xanh, rau diếp. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý cả về cách chế biến, chỉ nên luộc hoặc hấp, không xào, rán.

Các loại trái cây ít chứa acid

Trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người bệnh trào ngược dạ dày thì cần phải lưu ý khi ăn hoa quả. Người bệnh chỉ nên chọn những loại quả có tính kiềm hoặc trung tính để trung hòa bớt acid ở dạ dày, hoặc nhiều nước để làm loãng acid. Tuyệt đối tránh những loại quả có tính acid cao sẽ làm tăng tính nghiêm trọng cho bệnh.

Một số loại quả nên chọn:

Chuối có rất nhiều tác dụng trong điều trị trào ngược dạ dày
Chuối có rất nhiều tác dụng trong điều trị trào ngược dạ dày
  • Chuối: trong chuối có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng, giảm lượng acid trong dạ dày, giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng. Đặc biệt, chuối có hàm lượng chất xơ cao nên thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, táo bón, tăng cảm giác no giúp người bệnh không ăn quá nhiều, từ đó hạn chế được tình trạng trào ngược sau ăn.
  • Dưa hấu: dưa hấu có chứa rất nhiều nước, vì vậy sẽ làm loãng acid trong dạ dày khi ăn vào, từ đó hạn chế được tình trạng ợ chua, ợ nóng. Ngoài ra, dưa hấu cũng có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng hiệu quả cho đường tiêu hóa.
  • Táo, lê: đây là 2 loại quả có tính kiềm cao nên rất phù hợp để đưa vào chế độ ăn của người trào ngược dạ dày. Táo và lê sẽ có tác dụng trung hòa bớt lượng acid có trong dạ dày khi ăn vào. Từ đó ngăn chặn được chứng ợ chua, ợ nóng, trào ngược, tăng hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.

Gừng

  • Gừng có khả năng chống viêm, loét, nhiễm trùng rất hiệu quả. Vì vậy, trong trào ngược dạ dày, có thể sử dụng gừng để giảm bớt các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đau bụng, buồn nôn, đau rát vùng thượng vị,…
  • Bạn có thể sử dụng gừng để chế biến món ăn hằng ngày hoặc pha trà uống cũng rất hiệu quả.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô hiệu quả nhất

Bánh mì, bột yến mạch

Trong bánh mì, bột yến mạch có chứa chất xơ dạng sợi với hàm lượng lớn nên ngoài những công dụng như hạn chế ợ hơi, ợ chua, giảm táo bón, giảm kích ứng niêm mạc, chúng còn giúp làm tăng cảm giác no, tránh gây trào ngược cho người bệnh.

Đỗ, đậu

  • Vẫn là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại đỗ, đậu còn chứa hàm lượng lớn amino acid- các chất có khả năng trung hòa acid dạ dày rất hiệu quả, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Vì vậy, chúng rất phù hợp cho những người trào ngược dạ dày.
  • Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý khi sơ chế cũng như chế biến các loại đậu, đỗ. Cần phải ngâm qua đêm trước khi chế biến để đỗ mềm ra. Ngoài ra, một số loại đậu, đỗ cần phải chia thành những bữa ăn nhỏ để tránh tình trạng đầy hơi do phức hợp carbohydrate.
  • Các loại đậu tốt cho người bệnh: đậu nành, đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ.
  • Các loại đậu chứa nhiều carbohydrate: đậu đen, đậu Hà Lan.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng giúp giảm được đáng kể các triệu chứng của trào ngược dạ dày
Lòng trắng trứng giúp giảm được đáng kể các triệu chứng của trào ngược dạ dày
  • Trứng gà là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể. Tuy nhiên, với bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh chỉ nên sử dụng lòng trắng để hạn chế chất béo ( có nhiều trong lòng đỏ), đồng thời bổ sung các dưỡng chất như protein, acid amin, lecithin, vitamin,… ( có trong lòng trắng trứng). Việc bổ sung lòng trắng trứng vào chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp người bệnh hạn chế được một số triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược, hạn chế tiết acid dịch vị, thúc đẩy làm lành vết thương.
  • Cũng giống như các loại thực phẩm khác, khi chế biến, bạn chỉ nên luộc hoặc hấp trứng, không chiên, rán,…

Nghệ, mật ong

  • Nghệ nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Với hàm lượng lớn curcumin cùng các vitamin, khoáng chất, nghệ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, kiểm soát sự tiết acid dịch vị, giảm cảm giác buồn nôn, đau bụng,…
  • Bên cạnh đó, nếu bạn muốn dùng đồ ngọt thì mật ong có thể thay thế các loại đường, nước ngọt,… để tránh tình trạng đầy bụng hay kích ứng dạ dày.
  • Bổ sung nghệ, mật ong trong chế biến thức ăn hoặc pha trà nghệ, mật ong là một cách cải thiện tình trạng bệnh vô cùng hiệu quả.

Đạm dễ tiêu

Để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh thì đạm là một chất không thể thiếu. Tuy nhiên, để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, trào ngược,… người bệnh nên chọn những loại thực phẩm có chứa đạm dễ tiêu như thịt lợn nạc, tim lợn, thịt ngan, hải sản. Các loại thực phẩm này giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa được trơn tru, dễ dàng hơn, cải thiện được tình trạng bệnh một cách đáng kể.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá đu đủ hiệu quả nhất tại nhà

Chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa còn được gọi là chất béo lành mạnh, có nguồn gốc từ thực vật như quả óc chó, bơ, hạt lanh,… Khác với chất béo trong động vật, chất béo này giúp cho quá trình tiêu hóa được trơn tru hơn, đảm bảo an toàn cho dạ dày, tránh gây kích ứng ruột. Từ đó ngăn chặn được các triệu chứng của bệnh trào ngược, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Bị trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều acid

  • Các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược, gây rối loạn tiêu hóa.
Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid như cam, chanh,...
Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid như cam, chanh,…
  • Các loại thực phẩm nên tránh: cam, chanh, quất, bưởi,…

Trái cây chứa nhiều nhựa

  • Thành phần nhựa sẽ gây cản trở quá trình tiêu hóa, giảm hấp thu dưỡng chất của ruột, từ đó gây rối loạn tiêu hóa và tăng tình trạng trào ngược cùng các triệu chứng liên quan.
  • Một số loại trái cây chứa nhiều nhựa: đu đủ, xoài, mít,…

Đu đủ xanh

Đu đủ xanh có chứa rất nhiều nhựa nên rất dễ gây kích ứng dạ dày, đảo lộn hệ tiêu hóa. Khi ăn nhiều đu đủ xanh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, trứng bụng, buồn nôn, nôn,… Vì vậy, ăn đu đủ xanh sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.

Đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ

  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,…sẽ lâu được tiêu hóa hơn. Từ đó bị đọng lại ở dạ dày, ruột gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, dễ xảy ra trào ngược.
  • Vì vậy, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh và cải thiện các triệu chứng, bạn nên tránh xa các loại đồ ăn này.

Tham khảo thêm: [Bật mí] Cách làm gừng ngâm giấm để chữa trào ngược dạ dày cực hiệu quả

Rượu bia, nước ngọt

Rượu bia, nước ngọt là những đồ uống có chứa cồn, ga. Các chất này rất dễ gây kích ứng dạ dày, làm giảm tiết chất nhầy ( có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày), làm tăng tiết acid khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Hạn chế đồ ăn nhiều gia vị

Các loại gia vị cay nóng như muối, đường, tiêu, tỏi, ớt,… rất dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là với người bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy, để bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như hệ tiêu hóa, bạn nên sử dụng các loại đồ ăn được chế biến đơn giản như hấp, luộc, hạn chế tối đa gia vị.

Socola

Trong socola chứa rất nhiều chất béo và đường- các chất gây cản trở sự tiêu hóa của dạ dày, rất dễ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi,… Ngoài ra, trong socola còn chứa chất serotonin làm giãn cơ vòng thực quản, tăng tình trạng trào ngược do thức ăn không được giữ yên trong dạ dày. Vì vậy, người bệnh trào ngược dạ dày cần tránh xa loại thực phẩm này.

Chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống hợp lý giúp giảm trào ngược dạ dày

Bên cạnh việc ăn uống hợp lý với chế độ ăn đã nêu ở trên, thì chế độ sinh hoạt khoa học cũng là vấn đề rất quan trọng để cải thiện bệnh trào ngược dạ dày.

Một số thói quen sinh hoạt mà người bệnh cần duy trì:

  • Không thức quá khuya, ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa.
  • Giữ tình thần thoải mái, không lo âu, căng thẳng.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.