[Bật mí] Các cách chữa bệnh trĩ mới nhất hiện nay

Biết rõ dấu hiệu của bệnh trĩ ngay từ giai đoạn đầu và tìm ra nguyên nhân để điều trị là cách nhanh nhất giúp loại bỏ hoàn toàn, ngăn ngừa trĩ tái phát. Tuy nhiên đa số bệnh nhân khi có biểu hiện mới bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị, chính vì thế mà đã có biến chứng tổn thương ở hậu môn. Cùng chúng tôi tìm hiểu đầy đủ về căn bệnh trĩ cũng như phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả  được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Các cách chữa bệnh trĩ mới nhất hiện nay
Các cách chữa bệnh trĩ mới nhất hiện nay

Bệnh trĩ là gì?

  • Bệnh trĩ hay còn có tên gọi khác là bệnh lòi dom được hình thành do các búi tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn và sưng phồng quá mức, được gọi là các búi trĩ. Đây là căn bệnh thường gặp về hậu môn, rất phổ biến, có ở mọi lứa tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính. Rất nhiều người đứng trước nguy cơ của bệnh này nếu không biết cách đề phòng chúng đúng đắn.
  • Những người có nguy cơ mắc trĩ  cao thường là do có công việc với tính chất ngồi lâu, bê vác nặng, ít vận động. Một số đối tượng bị táo bón, tiêu chảy trong một thời gian dài.

Bệnh trĩ được phân thành trĩ nội trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội là hiện tượng phổ biến nhất, thường gặp do tĩnh mạch hậu môn bị sưng phồng từ bên trong. Trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn dựa vào kích thước của búi trĩ:

  • Trĩ nội độ 1: kích thước búi trĩ còn nhỏ hoặc đơn giản chỉ là tình trạng rối loạn tĩnh mạch, tạo cảm giác đau rát sau mỗi lần đi đại tiện cho bệnh nhân hoặc xuất hiện máu trong phân.
  • Trĩ nội độ 2: kích thước búi trĩ phát triển to hơn, bệnh nhân có thể cảm thấy búi trĩ thò ra ngoài rồi thụt vào sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Trĩ nội độ 3: kích thước của búi trĩ tăng lên rất nhiều so với lúc trước.
  • Trĩ nội độ 4: là giai đoạn cuối và chứa đựng rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Búi trĩ sa ra hẳn ra ngoài, không thể tự thụt vào bên trong, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, sinh hoạt khó khăn.

Trĩ ngoại có biểu hiện rõ ràng ngay từ ban đầu, kích thước tiến triển theo thời gian. Bệnh nhân bị trĩ ngoại luôn thấy khó chịu, mệt mỏi so với trĩ nội bởi búi trĩ hình thành và phát triển bên ngoài hậu môn, gây viêm nhiễm và đau rát.

Bệnh trĩ hỗn hợp: đây là hiện tượng có cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp

Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản của bệnh trĩ giúp mọi người chẩn đoán chính xác và nhanh chóng:

  • Có cục thịt hình thành ở ống hậu môn.
  • Cảm giác đau rát khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên xuất hiện máu trong phân.
  • Có giảm cảm giác ẩm ướt và ngứa ngáy hậu môn, khi sờ hậu môn thấy rõ từng cục có kích thước nhỏ và mềm rơi ra ngoài.
  • Phát hiện ra cục thịt ở hậu môn có thể tự thụt vào sau mỗi lần đi đại tiện.
  • Cảm thấy lo lắng bất an và sợ khi đi đại tiện.
  • Cảm giác đau đớn khi đi vệ sinh, có dịch và máu chảy ra nhiều hơn.
  • Thấy viêm nhiễm vùng hậu môn, khó khăn trong việc đứng và ngồi khi bệnh tiến triển nặng…

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] 3 cách chữa dứt điểm bệnh trĩ bằng lá sung

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

  • Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân hình thành trĩ là do sự căng giãn quá mức của tĩnh mạch hậu môn. Đa số nguyên nhân này xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh hàng ngày:
  • Táo bón: các nghiên cứu cho thấy 64% bệnh nhân mắc bệnh trĩ có nguyên nhân do táo bón. Khi táo bón, phân trở nên khô cứng, mất nước do chế độ ăn ít chất xơ và uống không đủ nước. Bạn phải tăng cường lực để đẩy phân ra ngoài, điều này làm giãn tĩnh mạch hậu môn, gây hình thành búi trĩ.
  • Tinh thần không thoải mái, luôn căng thẳng lo âu. Trong tình trạng này não sẽ sản sinh ra một chất dẫn truyền thần kinh gây áp lực lên cơ thể tạo cảm giác mệt mỏi, ức chế hệ tiêu hóa, giãn tĩnh mạch hậu môn.
  • Lười vận động trong một thời gian dài khiến máu lưu thông kém, không bơm máu đầy đủ đến tĩnh mạch mông và hậu môn dẫn đến căng cơ, làm giảm độ đàn hồi và giảm co thắt mạch máu ở hậu môn.
  • Uống không đủ nước: Nước chiếm 80% khối lượng cơ thể, có công dụng lưu thông tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Uống không đủ nước sẽ gây khô da và là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều căn bệnh của hệ tiêu hóa, làm giảm co bóp cơ hậu môn.
  • Mang thai và sinh thường: Thai nhi có kích thước lớn tăng áp lực dồn xuống vùng xương chậu hậu môn, chèn ép vào các tĩnh mạch trĩ.
Phụ nữ có thai thường có nguy cơ khá cao mắc bệnh trĩ
Phụ nữ có thai thường có nguy cơ khá cao mắc bệnh trĩ
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn ít chất xơ, rau xanh, hoa quả gây khó tiêu, táo bón.
  • Đi vệ sinh sai cách, ngồi đại tiện quá lâu, kéo dài thời gian đi nặng làm tăng áp lực tĩnh mạch máu ở hậu môn.
  • Tính chất công việc phải ngồi nhiều như lái xe, dân văn phòng mà không đi lại đứng dậy làm áp lực lớn lên hậu môn.
  • Do tuổi tác cao, hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, giảm chức năng cơ dọc ống hậu môn, giảm sự đàn hồi của cơ vòng khiến tĩnh mạch bị trượt xuống, gây nên các bệnh ở hậu môn.

Phác đồ điều trị trĩ của Bộ y tế

Điều trị ngoại trú:

Với bệnh nhân trĩ ngoại, trĩ nội độ 1, độ 2 đã có chỉ định phẫu thuật trì hoãn hoặc bán cấp sau khi được phẫu thuật.

Chế độ chăm sóc và thuốc:

  • Ăn nhiều rau xanh, chất xơ.
  • Uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón.
  • Ngồi ngâm trong nước ấm mỗi ngày nhiều lần, ít nhất 6 lần trong một ngày, ngâm mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
  • Sử dụng các thuốc trợ tĩnh mạch như thuốc giãn mạch thuộc nhóm flavonoid có chứa diosmin và hesperidin.

Đối với trĩ cấp

  • Mỗi ngày uống 2 viên, 3 lần trong 4 ngày. Sau đó uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên trong ba ngày. Rồi sử dụng điều trị duy trì mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Sử dụng thuốc chống táo bón Forlax: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một gói hoặc sorbitol  mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một gói.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau Paracetamol, Diclofenac hoặc Meloxicam hoặc Acetaminophen  kết hợp với Codein Hoặc Acetaminophen  kết hợp với Tramadol.
  • Trong trường hợp viêm cấp tính, sử dụng thuốc kháng sinh từ 7 đến 10 ngày. Các loại kháng sinh được sử dụng là Augmentin mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g, nhóm Fluoroquinolon mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 0,5 g hoặc nhóm Cephalosporin mỗi ngày 2 lần  mỗi lần 0,5 gam.
Kháng sinh Augmentin điều trị các trường hợp trĩ cấp tính gây viêm
Kháng sinh Augmentin điều trị các trường hợp trĩ cấp tính gây viêm
  • Theo dõi và dặn dò uống thuốc đầy đủ và tái khám sau 1 tuần. Thấy có dấu hiệu khác lạ bất thường, liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tiêu chuẩn nhập viện:

  • Chỉ định phẫu thuật với trĩ nội độ 3 và độ 4.
  • Thủ thuật: Trĩ nội độ 2, độ 3.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là một loại dược liệu vô cùng quen thuộc có công dụng rất tốt trong điều trị bệnh trĩ. Rau diếp cá có tính hàn, dụng thanh nhiệt giải độc, kháng viêm kháng khuẩn, giảm sưng tấy và thu nhỏ kích thước búi trĩ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bạn có thể sử dụng rau diếp cá trong các bữa ăn hàng ngày, sử dụng như một loại nước giải khát sinh tố hoặc sử dụng rau diếp cá để xông hơi chữa bệnh trĩ. Dưới đây là cách dùng rau diếp cá để xông chữa trĩ:

  • Lấy 100g rau diếp cá để nguyên cả cọng, rửa sạch cho vào nồi nước đun sôi.
  • Khi nước sôi khoảng 5 phút thì đổ ra một chiếc chậu nhỏ, đợi nước đỡ nóng rồi xông hơi.
  • Khi nước nguội, lấy nước rửa vùng hậu môn có búi trĩ, sử dụng khăn bông mềm sạch lau khô.

Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa rất nhiều chất béo, đặc biệt là axit béo chưa bão hòa có công dụng rất tốt trong việc làm giảm sưng tấy và thu nhỏ kích thước búi trĩ, cung cấp hàm lượng lớn dinh dưỡng cho máu, giúp tăng sức bền thành mạch. Bạn có thể sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng hậu môn bị tổn thương, sưng tấy, đau rát sau 3 đến 5 phút thì rửa sạch lại hậu môn với nước ấm.

Cây lược vàng chữa bệnh trĩ

Lược vàng là một loại thuốc Đông Y có công dụng rất tốt với sức khỏe. Trong cây lược vàng chứa rất nhiều steroid, flavonoid và các nguyên tố khoáng vi lượng giúp giảm đau kháng viêm, tăng sức bền thành mạch và chống nấm. Chính vì vậy mà loại cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể áp dụng theo hai cách sau đây:

Cây lược vàng chữa bệnh trĩ
Cây lược vàng chữa bệnh trĩ
  • Cách 1: lấy hai lá lược vàng già đem rửa sạch, ăn sống hoặc sử dụng kèm theo một chút rượu để uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng cho đến khi triệu chứng của bệnh trĩ giảm hẳn thì ngưng dùng.
  • Cách 2: lấy lá lược vàng rửa sạch, để cho khô rồi đem giã nát cùng vài hạt muối tinh. Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lau khô bằng khăn sạch rồi dùng lá vừa giã đắp trực tiếp lên vùng có búi trĩ, băng bó lại. Thực hiện vào các buổi tối để qua đêm, hôm sau bỏ ra rửa sạch lại hậu môn.

Dùng lá trầu không đánh bay bệnh trĩ

Các nghiên cứu cho thấy trong lá trầu không có chứa tinh dầu và hàm lượng chất chống Oxy hóa cao, có công dụng kháng viêm kháng khuẩn rất tốt, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn E coli. Lá trầu không có rất có lợi đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, đặc biệt là trĩ nội độ 1 và độ 2, giúp giảm cảm giác đau rát, đau sưng, cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Bạn có thể thực hiện theo những cách như sau:

Cách 1: xông hơi lá trầu không để điều trị bệnh trĩ.

  • Lấy khoảng 20 lá trầu không tươi, rửa sạch cho vào nồi nước đun sôi với 1 lít nước và 1 muỗng muối trắng. Đun sôi nhỏ lửa sau 10 phút thì bỏ ra ngoài, đổ ra một chiếc chậu và tiến hành xông hơi hậu môn. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn mỏng trùm kín đầu để hơi nước không thoát ra ngoài. Sau khi nước nguội thì đem rửa lại hậu môn. Mỗi ngày thực hiện từ một đến hai lần.

Cách 2: kết hợp lá trầu không với bồ kết, hạt gấc và quả cau.

  • Đây là các nguyên liệu có công dụng sát khuẩn, kháng viêm và làm lành vết thương vô cùng hiệu quả. Kết hợp với nhau trở thành một bài thuốc hữu hiệu để điều trị bệnh trĩ.
  • Chuẩn bị 20 lá trầu không, 5 quả bồ kết, 2 quả cau. Làm sạch các nguyên liệu trên, cho vào cối giã nát để tăng lượng tinh dầu, cho vào nồi nước đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút. Tiến hành xông hơi hậu môn như trên, khi nước nguội có thể dùng nó để ngâm hậu môn khoảng 30 phút và đắp bã nguyên liệu lên trên búi trĩ, dùng băng gạc cố định. Mỗi ngày làm 2 lần. Kiên trì thực hiện trên hai tuần sẽ thấy hiệu quả.

Chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần

Trong đông y, cây cúc tần có mùi thơm, vị đắng, cay, được sử dụng để tiêu đờm, lợi tiểu, sát trùng, kháng viêm và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ khả năng này mà lá cúc tần được sử dụng để điều trị bệnh trĩ. Các thành phần xenlulozơ, canxi, sắt và Vitamin C có trong lá cúc tần giúp kiểm soát viêm, giảm đau, giảm ngứa ngáy, giảm khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Bạn có thể dùng lá cúc tần theo ba cách dưới đây.

Chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần
Chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần

Cách 1: xông hơi lá cúc tần cùng các thảo dược khác.

  • Bạn có thể kết hợp lá cúc tần với lá lốt, ngải cứu, nghệ… Chúng đều là nguyên liệu có công dụng kháng viêm kháng khuẩn và tiêu năm rất tốt, giúp giảm triệu chứng viêm loét, ngứa ngáy. Cách thực hiện như sau:
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, để khô, cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 20 phút, đổ nước ra chậu xông hơi hậu môn 15 phút. Khi nước bớt nóng còn hơi ấm, lấy ngâm hậu môn khoảng 10 phút, rồi sử dụng khăn bông sạch lau khô hậu môn. Phương pháp này chỉ nên thực hiện mỗi tuần từ 2 đến 3 lần và áp dụng liên tục khoảng tầm 2 tháng.

Cách 2: sử dụng các món ăn chế biến với lá cúc tần như bánh nếp, não lợn hầm cúc tần, canh cúc cần để cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải độc tố, điều trị bệnh trĩ.

Cách 3: uống nước lá cúc tần.

  • Bệnh nhân mắc trĩ nội sử dụng uống nước lá cúc tần khô hoặc tươi vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, lá cúc tần tươi có vị đắng cay, khó uống, uống nhiều cũng không tốt cho sức khỏe của người bệnh.
  • Đối với lá cúc tần tươi, lấy 15 gam rồi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để cho ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Kiên trì mỗi ngày một lần, đều đặn trong một tuần để cải thiện triệu chứng của bệnh.
  • Nước lá cúc tần khô: đem cúc cần rửa sạch, để ráo nước, phơi khô sau đó cho lá cúc tần lên bếp sao vàng. Mỗi ngày lấy một lượng nhỏ cho vào ấm nước nấu sôi, uống. Thực hiện mỗi ngày một lần, khoảng một tuần để thấy hiệu quả điều trị bệnh trĩ.

Dùng thuốc chữa bệnh trĩ

Thuốc uống

  • Các thuốc tác dụng theo đường uống thường là các loại thuốc nhuận tràng, có công dụng làm mềm phân và tăng sức bền thành mạch:
  • Lactulose là viên uống, mỗi ngày uống 1 đến 2 lần tùy theo thể trạng bệnh nhân. Có công dụng làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón, trong quá trình sử dụng loại thuốc này cần uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung chất xơ.
  • Forlax 10 gam: được bào chế dưới dạng bột pha thành dung dịch uống. Mỗi ngày uống từ 1 đến 3 lần, tùy theo đối tượng bệnh khác nhau. Vũng có công dụng làm mềm phân, tăng lượng nước trong phân, điều trị táo bón. Kết hợp với sử dụng thuốc này cần phải uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh trái cây  và sử dụng các thực phẩm theo khuyến cáo của bác sĩ.
Sử dụng thuốc Forlax 10 gam để điều trị bệnh trĩ
Sử dụng thuốc Forlax 10 gam để điều trị bệnh trĩ
  • Sorbitol 5g: được bào chế dưới dạng bột pha thành dung dịch uống, mỗi ngày uống một đến hai lần theo liều khuyến cáo. Giúp làm mềm phân, điều trị tăng nhu động ruột. Cần phải uống đủ nước trong khi sử dụng loại thuốc này và bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể.
  • Daflon  500 mg: thường chứa diosgenin hoặc heparin có công dụng tăng sức bền của thành mạch, được bào chế dưới dạng viên nén, uống cùng với bữa ăn nếu dùng theo chỉ định của bác sĩ. Đây là loại thuốc rất ít tác dụng không mong muốn, tuy nhiên vẫn có thể gặp phải các triệu chứng nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau nửa tháng dùng thuốc thì cần phải thông báo lại với bác sĩ.

Thuốc tác dụng tại chỗ

Các thuốc bào chế dưới dạng gel bôi hoặc kem bôi gồm:

  • Lidocaine: sử dụng thuốc bôi lên vùng tổn thương. Mỗi ngày bôi 2 đến 3 lần, bôi sau mỗi lần đi ngoài. Loại gel bôi này giúp giảm đau, giảm ngứa, sử dụng thời gian điều trị ngắn dưới 1 tuần. Nếu không cải thiện cần thông báo lại với bác sĩ. Tuy nhiên sự hấp thu dưỡng chất có thể thay đổi tùy theo từng đối tượng.
  • Kẽm oxit 10%: được bào chế dưới dạng kem bôi sử dụng lên vùng tổn thương. Mỗi ngày bôi từ 2 đến 3 lần sau khi đi đại tiện giúp làm săn da, sát khuẩn vùng tổn thương. Khả năng dung nạp tốt, rất ít khi gây dị ứng. Không dùng kéo dài trên một tuần.

Các thủ thuật chữa bệnh trĩ

Phương pháp tiêm xơ búi trĩ

  • Tiêm xơ búi trĩ cũng là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng thuốc tiêm gây xơ vào tĩnh mạch với mục đích xơ hóa tạo ra phản ứng viêm, chèn ép gây thoái hóa hoặc tử các tĩnh mạch búi trĩ, khiến máu không lưu thông được, làm búi trĩ tự teo nhỏ, giảm kích thước rồi sau đó rụng dần.
  • Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc có tác dụng gây xơ hoặc gây hoại tử búi trĩ. Tuy nhiên các loại thuốc này vẫn rất dễ gây biến chứng viêm nhiễm, chảy máu nên không thường được áp dụng trong khi đó thuốc tiêm gây xơ hóa  lại không gây biến chứng nguy hiểm, không phá vỡ các chức năng sinh lý bình thường của hậu môn cho nên nó được sử dụng rộng rãi nhiều hơn.
  • Đầu tiên, bác sĩ để người bệnh nằm nghiêng sang trái để lộ hậu môn. Sau khi khử trùng hậu môn sẽ tiến hành gây tê vùng bìa ở hậu môn, rồi sử dụng kính soi nhìn rõ búi trĩ, tiêm thuốc vào phần dưới niêm mạc búi trĩ. Liều tiêm sẽ được chỉ định căn cứ vào kích thước của búi trĩ. Sau đó rút kim và sử dụng băng gạc hoặc bông gòn để cầm máu. Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, tránh hoạt động nặng và tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ.
Phương pháp tiêm xơ búi trĩ
Phương pháp tiêm xơ búi trĩ
  • Ưu  điểm của phương pháp này là chi cần tiêm một lần, ít gây đau, ít gây biến chứng. Bệnh nhân có thể về nhà sau 3 đến 5 giờ. Sinh hoạt trở lại bình thường sau một ngày điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh cao, chi phí thấp.
  • Nhược điểm: tỷ lệ tái phát cao, không kiểm soát được lượng thuốc cần dùng, dễ gây bội nhiễm, hoại tử hoặc chảy máu.

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

  • Nguyên tắc của thắt búi trĩ bằng vòng cao su là làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các búi trĩ, gây xơ hóa, kết dính lớp cơ phía dưới niêm mạc từ đó thu nhỏ kích thước của búi trĩ. Trước khi thực hiện nghiệm pháp này, bệnh nhân cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nằm nghiêng sang trái để lộ toàn bộ hậu môn. Bác sĩ kiểm tra tình trạng búi trĩ bằng cách nhét một ống nội soi vào bên trong hậu môn, tiếp theo cố định búi trĩ bằng các dụng cụ rồi sử dụng vòng cao su siết chặt vào các búi trĩ. Sau khoảng một tuần tiến hành thắt búi trĩ, các búi trĩ sẽ tự động teo nhỏ hoặc hoại tử.
  • Nhược điểm của biện pháp thắt vòng cao su là rất đau, đặc biệt các trường hợp bị ngứa hậu môn có thể kèm theo cơn đau kéo dài. Nghiệm pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su cũng chỉ được dùng đối với búi trĩ có kích thước nhỏ.
  • Ưu điểm là ít gây tốn kém, hiệu quả cao, phù hợp nhất với bệnh trĩ nội độ 1 và độ 2.

Quang đông hồng ngoại

Đây là một trong các thủ thuật được sử dụng khá phổ biến, sử dụng năng lượng từ tia hồng ngoại để gây đông mô, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, cố định trĩ và ống hậu môn. Mặc dù loại thủ thuật này rất hiệu quả tuy nhiên lại yêu cầu người bệnh phải tái khám nhiều lần.

Phẫu thuật mổ trĩ

Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT

  • HCPT là một trong những kỹ thuật tiên tiến để điều trị trĩ hiện nay. Phương pháp này không cần sử dụng dao mổ như các biện pháp truyền thống mà hoạt động dựa trên sóng cao tần sinh nhiệt đốt búi trĩ thông qua dao động điện cao tần. HCPT sẽ xác định chính xác vị trí của búi trĩ, sau đó thực hiện kỹ thuật xâm lấn tối thiểu dựa trên nguồn nhiệt điện trường dưới tác động của sự trao đổi ion điện cực gây ảnh hưởng vào mạch máu cung cấp máu đến búi trĩ, gây đông máu, thắt chặt mạch máu, cố định vị trí của búi trĩ cần phải cắt. Tiếp theo kéo lớp niêm mạc bị sa xuống, rồi sử dụng dao điện để cắt bỏ. Nhiệt độ của sóng cao tần được sử dụng trong Kỹ thuật này là từ 70 đến 80 độ C.
Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
  • Chỉ định HCPT thường được sử dụng để điều trị trĩ mức độ nặng, đặc biệt là trĩ nội độ 3, độ 4. Ngoài ra còn được sử dụng cho các bệnh về hậu môn như áp-xe hậu môn, Polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn…

Ưu điểm:

  • Không làm bỏng các vùng da lân cận, ít chảy máu.
  • Bệnh nhân không cần phải nằm viện quá lâu,  hồi phục nhanh.
  • So với phương pháp sử dụng dao điện thông thường rất dễ gây rối loạn nhịp tim, đặc biệt là bệnh nhân có bệnh nền về tim mạch. Trong khi sử dụng phương pháp sóng cao tần rất an toàn đối với bệnh nhân có nhịp đập không đều hoặc sử dụng máy trợ tim.
  • Thời gian phẫu thuật bằng HCPT ngắn hơn nhiều so với thời gian  trung bình  ít gây cảm giác đau, không gây tình trạng chảy máu sau khi mổ, ít xuất hiện biến chứng.

Nhược điểm: chi phí cao hơn so với các phương pháp truyền thống, yêu cầu máy móc hiện đạt, chỉ một số cơ thể sở y tế mới đáp ứng được, ưu tiên chỉ định với trĩ nội.

Lưu ý: sau khi cắt trĩ bằng phương pháp HCPT, bệnh nhân cần phải ăn lỏng như cháo, súp canh, bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin, vệ sinh vết thương đúng cách, không tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài đơn của bác sĩ, hạn chế đi đại tiện sau 24 giờ phẫu thuật, không vận động mạnh, không quan hệ tình dục cho tới khi vết thương hoàn toàn hồi phục. Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi nặng.

Phẫu thuật cắt trĩ Longo

  • Cắt trĩ theo phương pháp Longo là sử dụng máy cắt đồng thời khâu nối. Trong phương pháp này, nguyên lý sử dụng là kéo búi trĩ trở lại vị trí ban đầu sau đó cắt và khâu phần mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho búi trĩ khiến kích thước của chúng co nhỏ lại. Vết cắt và khâu được thực hiện trên các vùng có ít dây thần kinh cảm giác nên ít gây đau sau phẫu thuật, khả năng phục hồi nhanh.
  • Chỉ định của phương pháp này dùng cho trĩ nội độ 3, trĩ vòng hoặc sa niêm mạc trực tràng, trĩ nội độ 2 sử dụng không đáp ứng với điều trị hoặc thuốc nội khoa.
  • Chống chỉ định đối với bệnh nhân hẹp ống hậu môn, sa trực tràng, viêm loét trực tràng, rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông, bệnh tim mạch, bệnh phổi.

Ưu điểm:

  • So với các phương pháp điều trị trước đây, bệnh nhân rất đau sau khi phẫu thuật cần phải sử dụng thuốc giảm đau, đau khoảng 4 đến 5 tuần, đi lại khó khăn. Tuy nhiên cắt trĩ theo phương pháp Longo, bệnh nhân chỉ cần phải sử dụng thuốc giảm đau theo đường uống  không gây quá đau đớn  85% bệnh nhân trở lại bình thường sau khi phẫu thuật một ngày.
Phẫu thuật cắt trĩ Longo
Phẫu thuật cắt trĩ Longo
  • Thời gian xuất viện nhanh, bệnh nhân trở lại sinh hoạt bình thường rất nhanh, tỷ lệ chảy máu sau mổ theo phương pháp này rất thấp, chỉ dưới 1%. Sau mổ 6 giờ theo dõi vấn đề chảy máu, sau 24 giờ không có bất thường trong gây mê, bệnh nhân có thể được ra viện. Chính vì vậy thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân thực hiện phẫu thuật này là khoảng 1 ngày sau mổ.
  • Tỷ lệ tái phát sau mổ còn rất thấp, an toàn sử dụng được cho cả bệnh nhân cao tuổi  thời gian phẫu thuật ngắn, đảm bảo tính thẩm mỹ, không gây biến chứng hẹp hậu môn.
  • Nhược điểm của phương pháp này là không sử dụng cho các trường hợp trĩ ngoại, chi phí tốn kém.

Cắt trĩ bằng laser

  • Cắt trĩ bằng laser cũng là một phương pháp khá phổ biến hiện nay, thường được sử dụng đối với bệnh nhân trĩ nội độ 2, 3, 4. Kỹ thuật này sử dụng khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ điện từ chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp lên búi trĩ nhằm phá bỏ mô tế bào thành mạch, mức độ xâm lấn thấp hơn so với các kỹ thuật ngoại khoa thông thường. Có khá nhiều loại tia laser được sử dụng cho phương pháp này như:
  • Tia laser CO2: được tạo thành khi sử dụng một dòng điện mạ0nh đi qua một hệ thống chứa nhiều khí CO2, kích thích ứng tạo ra ánh sáng không màu, chùm hẹp có năng lượng mạnh, cắt bỏ được búi trĩ.
  • Tia laser ND:  có khả năng thẩm thấu, xuyên qua vùng hậu môn, cắt bỏ gián tiếp búi trĩ, không tiếp xúc trực tiếp với búi trĩ nên ít gây chảy máu, khả năng xâm lấn thấp, độ an toàn cao. Tuy nhiên nguy cơ tái phát cũng cao.
  • Cắt trĩ bằng phương pháp laser thường được chỉ định cho bệnh trĩ nội độ 3, 4 có triệu chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Bệnh trĩ nội độ 2 không đáp ứng với thuốc điều trị, thủ thuật xâm lấn.
  • Ưu điểm: ít xâm lấn, không gây đau, ít gây chảy máu, thời gian phục hồi nhanh, ít gây biến chứng, hầu hết bệnh nhân có thể về nhà sau một ngày nằm viện, hiệu quả rõ rệt với trĩ nội độ 2 và độ 3.
  • Nhược điểm: không hiệu quả với trĩ nội độ 4, vẫn có khả năng gây biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu  đau nhức hậu môn và nhiễm khuẩn, một số trường hợp vẫn gặp tái phát sau vài tháng điều trị.
Cắt trĩ bằng laser
Cắt trĩ bằng laser

Phẫu thuật PPH chữa trĩ nội

  • Phương pháp này được coi là là hiện đại nhất trong phác đồ điều trị trĩ hiện nay, có thể áp dụng cho tất cả các cấp độ trĩ khác nhau. Thao tác được thực hiện hoàn toàn bằng mấy khâu tự động giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ, khả năng phục hồi nhanh, tỷ lệ tái phát thấp, ít gây đau đớn và đặc biệt có tính thẩm mỹ cao. Cách thực hiện cắt trĩ bằng PPH như sau:
  • Sát trùng làm sạch hậu môn, gây tê tại chỗ.
  • Sử dụng các dụng cụ đã được khử trùng rạch một đường hậu môn để đưa máy vào bên trong.
  • Tiến hành loại bỏ tận gốc búi trĩ, khâu nối niêm mạc, tạo lại hình dạng bình thường cho hậu môn.
  • Chỉ định dùng cho tất cả các loại trĩ khác nhau.
  • Ưu điểm: Ít gây đau đớn cho bệnh nhân, ít gây chảy máu, mất máu, diện tích tổn thương nhỏ,  ổn định lại hình dáng hậu môn, thời gian phẫu thuật nhanh  dưới nửa tiếng, bệnh nhân nằm viện ngắn trong ngày có thể về nhà nếu không gặp các dấu hiệu bất thường.
  • Nhược điểm: chi phí cao, cần phải đầu tư khá lớn, máy móc hiện đại chỉ có các cơ sở y tế lớn mới đủ đáp ứng.

Cách phòng bệnh trĩ tại nhà

Uống đủ nước mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh trĩ rất hiệu quả
Uống đủ nước mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh trĩ rất hiệu quả
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây ngăn ngừa táo bón- các yếu tố nguy cơ gây trĩ.
  • Ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Giảm áp lực lên hậu môn trực tràng.
  • Cần đi vệ sinh khi có nhu cầu, không nên nhịn đại tiện lâu, đi đại tiện vào các khung giờ cố định trong ngày, tránh ngồi xổm, tránh quan hệ đường hậu môn.
  • Tránh mang vác, hoạt động quá mức, không ngồi lâu.
  • Kiểm tra sức khỏe từ 1 đến 2 lần trong năm để kịp thời phát hiện sớm.

Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ

  • Cần đi thăm khám sớm khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh trĩ.
  • Tùy theo mức độ tổn thương mà có hướng điều trị phù hợp.
  • Biến chứng cấp tính thường là đau, nhiễm trùng chảy máu. Nếu bệnh trĩ để càng lâu không điều trị sớm thì càng gây biến chứng khó kiểm soát.
  • Bạn không cần tự ti do đây là bệnh ở vùng kín, tránh ngại ngùng,  lười đi thăm khá.
  • Triệu chứng của bệnh trĩ không quá khó để phát hiện nhưng rất nhiều người chủ quan, nghĩ có thể tự điều trị ở nhà. Để lâu gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như polyp đại trực tràng, ung thư trực tràng. Khi gặp các triệu chứng nghi ngờ, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.