Các mẹ đang trong thời kỳ mang thai hoang mang lo lắng với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản? Và chắc hẳn sẽ rất băn khoăn tìm đến nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng của bệnh cũng như an toàn cho bé yêu trong bụng. Để không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ thì bài viết này thực sự dành cho bạn. Sau đây sẽ là một số thông tin cũng như kiến thức giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu cũng như những lưu ý mang đến kỳ thai sản an toàn hiệu quả nhất.
Contents
- 1 Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu
- 2 Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu
- 3 Phân biệt bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu và nôn nghén
- 4 Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
- 5 Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho bà bầu
- 6 Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho bà bầu
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu
Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Trước tiên để hiểu hơn về nguyên nhân gây ra bệnh thì ta cần biết bệnh trào ngược là gì nó khác biệt gì so với nôn nghén thông thường.
Trào ngược dạ dày thực quản là việc thức ăn và dịch dạ dày đi lên hay trào ngược lên phái cổ họng, gây ra tình trạng vô cùng khó chịu như: nóng rát ở ngực, chua miệng đôi khi là đắng miệng (do dịch tiêu hóa mang theo acid ở dạ dày lên) đồng thời gây cảm giác buồn nôn kèm theo ợ hơi, ợ chua và đầy bụng. Theo thống kê thì việc trào ngược phổ biến gặp ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ (khoảng 17- 45%). Và chính những hiện tượng trên thì mẹ bầu rất hay nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén và thường để bệnh kéo dài và không chữa dứt điểm gây khó chịu và phiền toái trong suốt thai kỳ bầu.
Sau đây là các nguyên nhân được chỉ ra dễ gây tình trạng trào ngược ở các mẹ bầu.
- Một là: khi mang thai thì cơ thể sẽ tạo ra lượng progesterone rất nhiều tạo độ giãn tử cung tối đa cho sự lớn lên của em bé. Việc tạo ra quá đà hormon này làm tâm vị giãn rộng, suy yếu và từ đó acid dạ dày sẽ tràn lên thực quản. Tâm vị được ví như cái van, có nhiệm vụ đóng chặt ngăn acid trào ngược lên thực quản khi dạ dày rỗng và sẽ mở ra khi thức ăn đi xuống.
- Hai là: lượng hormone relaxin tăng cao khi mang thai làm quá trình tiêu hóa chậm lại, thức ăn ứ đọng không tiêu hóa được sẽ khiến dạ dày tiết nhiều acid để đẩy thức ăn đi xuống. Do đó sẽ xuất hiện tình trạng ợ hơi và ợ chua.
- Ba là: thai nhi dẫn phát triển và có thể đè vào một số tạng trong cơ thể trong đó có dạ dày. Điều đó góp phần tăng áp lực và đẩy acid trào ngược lên phía trên.
- Bốn là: có thể mẹ bầu đã có tiền sử bị trào ngược dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến dạ dày. Và trong khi mang thai thì việc trào ngược xảy ra nghiêm trọng và dữ dội hơn.
Nhưng các mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá với vị khách lạ của cơ thể này bởi sau khi bé yêu ra đời thì tình trạng này sẽ chấm dứt.
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu
Sau đây là một số triệu chứng khi trào ngược dạ dày thực quản:
- Ợ nóng: đây có lẽ là triệu chứng mà mẹ bầu nào cũng gặp. Do việc thức ăn không được tiêu hóa dạ dày sản sinh nhiều acid để tiêu hóa lượng thức ăn đó. Việc acid tiếp xúc nhiều với thực quản gây viêm tế bào niêm mạc lên gây ra hiện tượng nóng rát phần ngực, đắng hoặc chua miệng rất khó chịu.
- Ợ hơi, ợ chua: xuất hiện nhiều khi ăn no và khi nằm xuống
- Buồn nôn, nôn: xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng nặng vào ban đêm do tư thế ngủ không đúng cách làm cho vị trí dạ dày và thực quản ngang bằng nhau dễ dẫn đến việc trào ngược từ dạ dày ra thực quản
- Ho khan, ho có đờm: nếu trào ngược lên vị trí vùng họng, cổ họng. Lâu ngày làm dây thanh quản bị tổn thương và dẫn đến việc ho khan, khó phát âm và giọng khàn đi trông thấy
- Khó nuốt, ăn không ngon miệng, mất vị giác, sụt cân và không đủ dinh dưỡng chi mẹ và bé. Việc acid liên tục trào ngược vào thực quản làm cho thực quản bị viêm sưng phù to lên, diện tích dây thực quản thu nhỏ lại làm khó nuốt thức ăn, gây vướng ở cổ khi ăn.
Mẹ bầu lưu ý những triệu chứng trên để thăm khám kịp thời tránh tình trạng bệnh phức tạp.
Phân biệt bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu và nôn nghén
Nôn nghén rất giống với hiện tượng trào ngược dạ dày và gây nhiều nhầm lẫn nhất đối với các mẹ bầu. Việc nôn nghén cũng có biểu hiện rất giống và tương tự với trào ngược. tuy nhiên việc nôn nghén thường diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và có xu hướng ổn định trong những tháng thai kỳ tiếp theo. Tuy nhiên cũng có tùy theo cơ địa từng người mà thời gian ốm nghén diễn ra dài hay ít.
Nôn nghén thì xuất hiện vào nhiều thời điểm trong ngày đặc biệt khi ngửi mùi mạnh như thức ăn giàu mỡ; thịt, các sống; mùi mỹ phẩm, …và nhiều nhiều lạ khác, Việc nôn nghén làm mẹ bầu khó chịu và chán ăn, cứ ăn là nôn làm cơ thể mệt mỏi, sụt cân và mất nước.
Việc nôn nghén sẽ hầu như kết thúc sau 3 tháng đầu thai kỳ còn trào ngược có thể diễn ra suốt thai kỳ. Cả 2 hiện tượng này đều gây hiện tượng khó chịu trong sinh hoạt cũng như dinh dưỡng cho mẹ và bé. Việc trào ngược dạ dày thực quản làm cho việc ốm nghén càng nặng thêm. Chúng ta hãy chăm sóc cho sức khỏe thai phụ thật tốt để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Trong thời kỳ mang thai thì người phụ nữ rất sợ các vấn đề liên quan đến sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Một câu hỏi được đặt ra rằng bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Các chuyên gia đã có nhận định về bệnh này như sau: hiện tượng trào ngược thường xuyên gặp phải đối với phụ nữ có thai do sinh lý khi có em bé. Nó cũng không quá nguy hiểm kể cả với bà bầu khi chúng ta có cách xử lý bệnh hiệu quả an toàn cho mẹ và bé. Đó chỉ là một trong số các hiện tượng mà mẹ bầu gặp phải trong khi mang thai giống như ốm nghén và biến mất khi thời kỳ mang thai kết thúc. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan và không có cách ngăn chặn bệnh hiệu quả. Nếu không khắc phục được thì tình trạng ợ hơi ợ chua, chán ăn thậm chí là sợ ăn, mệt mỏi gây mất sức mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Khi bị trào ngược ở lần mang thai đầu tiên thì rất có thể những lần tiếp theo có thể bị tái phát lại. Nếu không điều trị đúng cách thì nó sẽ gây ra tình trạng nghiêm trọng bỏng rát niêm mạc thực quản, xấu hơn nữa là gây ung thư thanh quản. Vì vậy để chắc chắn hơn trong quá trình mang thai mẹ bầu cần lưu ý đến các biểu hiện bên ngoài của cơ thể và đến ngày gặp bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh.
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng gì? Có nguy hiểm không?
Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho bà bầu
Trào ngược dạ dày thực quản thực chất giống với hiện tượng ốm nghén và sẽ biến mất sau khi sinh bé. Tuy nhiên để có thời kỳ mang thai chất lượng, an toàn mẹ bé và tránh những phiền toái thì các cách điều trị sau đây được khuyên bà bầu lên áp dụng
Đối với các biện pháp không sử dụng thuốc được ưu tiên nhất định đó là
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Về việc ăn uống:
Mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (từ 5-7 bữa). Tuyệt đối không được ăn quá no sẽ tăng áp lực và khó tiêu hóa. Ăn chậm và nhai thật kĩ thức ăn. Chọn những loại thực phẩm an toàn dễ tiêu và không nên ăn quá nhiều giàu mỡ, đồ cay nóng và hoa quả mang nhiều acid (đồ chua). Uống đầy đủ nước và khoáng chất đặc biệt là bổ sung vitamin cho cơ thể. Lưu ý là không được uống đồ có gas hay café. Sau khi ăn xong thì không nên đi nằm ngay mà hãy ngồi thư giãn trò chuyện hoặc đi lại nhẹ nhàng giúp kích thích quá trình tiêu hóa. Khoảng 2 tiếng thì có thể nằm nghỉ ngơi. Mẹ bầu có thể nằm nghiêng sang bên trái để cho thực quản ở cao hơn dạ dày giống như lúc ngồi và đứng giúp ngăn tình trạng trào ngược.
Sau đây sẽ là một số loại nước uống ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu giúp đẩy lùi bệnh:
- Nước dừa: nó giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn đồng thời cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Ngoài ra nó giúp giải khát cũng như thanh nhiệt cơ thể. Lưu ý không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ mà lên dùng từ tháng thứ 5, 6 trở đi.
- Trà hoa cúc: có thể uống sau ăn 30 phút –1 tiếng, nó sẽ giúp khắc phục tình trạng ợ chua và ợ hơi. Giúp thư giãn tránh căng thẳng mệt mỏi và có giấc ngủ ngon.
Các chị em bạn bầu có thể tìm đến các loại nước ép rau quả với nguyên liệu từ rau xanh. Nó giúp cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh đặc biệt không gây tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
Về chế độ sinh hoạt lành mạnh:
- Vận động vừa đủ để tránh bị stress cũng như giúp tiêu hóa thức ăn. Mẹ bầu có thể tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, ngồi thiền, … Lưu ý không lên tập quán sức hay tập những động tác khó và sai tư thế, điều đó sẽ gây nguy hiểm đến mẹ và bé. Nếu có thể mẹ bầu có thể đi bơi cũng rất tốt cho quá trình phát triển của bé. Ngủ đủ giấc và không thức khuê, tạo giấc ngủ thoải mái và chất lượng. Khi ngủ để gối cao hơn bình thường tránh trào ngược xảy ra. Tuyệt đối việc hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Luôn yêu đời, tinh thần thoải mái.
- Để tránh không dùng thuốc thì chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày là chìa khóa giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nghỉ ngơi thư giãn và vận động thường xuyên
Như đã được đề cập trong chế độ sinh hoạt hàng ngày thì việc nghỉ ngơi thư giãn cũng như vận động rất có ích cho mẹ bầu. Thư giãn giúp đầu óc không bị căng thẳng stress, không bị rơi vào trạng thái trầm cảm, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể không bị mệt mỏi, giúp tiêu hóa tốt. Việc vận động thường xuyên có ích cho việc sinh nở sau này có thể giúp đẻ dễ dàng hơn. Tránh làm việc quá sức hay tập luyện quá sức.
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Cách sử dụng gừng điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất tại nhà
Mặc trang phục rộng rãi thoải mái
Trang phục quần áo giày dép, mẹ bầu lên chọn những loại rộng rãi với cơ thể tạo cảm giác thoải mái giúp dễ vận động cũng như giảm tình trạng trào ngược đáng kể. Không nên chọn những loại quần áo quá chật bó sát vào cơ thể sẽ gây khó thở đặc biệt gây lực lên bụng không tốt cho bé cũng như càng làm tăng việc trào ngược hơn. Ngày nay có nhiều thiết kế trẻ trung, hiện đại và cũng vô cùng thoải mái được dành riêng cho mẹ bầu, vì thế bà bầu cứ tự tin diện những trang phục bầu đó mà không lo xấu hay không tự tin. Vì một kỳ bầu an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Uống nhiều nước
Kể cả khi không có bầu hay có bầu thì việc cung cấp nước vô cùng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên mẹ bầu không nên vừa ăn vừa uống nước. Uống trước và sau khi ăn. Nước giúp thanh lọc cơ thể, giảm thiểu độc tố và giúp giảm tình trạng trào ngược. Nói không với nước có gas và có cồn, café và các nước ép hoa quả có chứa nhiều loại quả chua.
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược cho bà bầu
Nếu các biện pháp trên không đem đến hiệu quả mà tình trạng trào ngược diễn ra phức tạp hơn thì có thể sử dụng đến thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc là biện pháp cuối cùng và không lên khuyến khích sử dụng. Một điều hiển nhiên là không lên sử dụng bất kì loại thuốc nào trong quá trình mang thai đặc biệt trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Vì nó gây tác động đến sự phát triển của trẻ hoặc gây dị tật bẩm sinh cho trẻ. Trước hết để sử dụng thuốc ngăn tình trạng trào ngược hiệu quả thì phải lên thăm khám và làm theo những chỉ định của bác sĩ. Không lên tự ý mua thuốc về uống cũng như tự ý ngưng thuốc khi bệnh được cải thiện. Đối với bệnh lý trào ngược thì có 4 nhóm thuốc có thể điều trị được đó là thuốc kháng acid (giảm tiết acid của dạ dày), thuốc bảo vệ niêm mạc khỏi những tổn thương do acid gây ra, thuốc kháng histamin và thuốc ức chế bơm proton. Hiện nay, nhóm thuốc an toàn và phụ nữ mang thai có được chỉ định dùng là nhóm kháng acid. Một số thuốc được gợi ý là omeprazol, cimetidin, gaviscon, … Tuy nhiên trong loại kháng acid này không được dùng các thuốc của muối kim loại Mg và Canxi (thuốc antacid). Khi dùng thuốc thì mẹ bầu nhớ phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời điểm uống thuốc trong ngày. Không nên tự ý đổi thuốc, ngừng thuốc và phải thường xuyên thăm khám bác sĩ để biết bệnh tiến triển thế nào.
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Trào ngược dạ dày có nên ăn xoài không? Tại sao?
Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho bà bầu
Sau đây sẽ là một số lưu ý quan trọng cho mẹ bầu trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
- Các bài thuốc dân gian được nhiều sử dụng và truyền lại cho nhau. Nhưng mẹ bầu tuyệt đối không lên làm theo và chữa trị bệnh theo các bài thuốc dân gian này mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Khi sử dụng không đúng cách thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.
- Khi quá trình điều trị bệnh của mẹ bầu có vấn đề hay việc điều trị không làm giảm các triệu chứng mà bệnh có xu hướng nặng hơn thì mẹ bầu lên nhập viện để bác sĩ thăm nom và chăm sóc. Tránh các tình trạng sụt cân quá đà hay mệt mỏi không muốn ăn.
- Các mẹ bầu cũng lên chú ý đến cân nặng của mình trong thời kỳ mang thai. Không để tăng cân quá đà vượt kiểm soát bởi có thể gây tình trạng tiểu đường thai kỳ.
- Bên cạnh việc tạo dựng lối sống lành mạnh, vận động phù hợp và ăn uống khoa học giúp giảm thiểu tối đa tình trạng bệnh. Thì mẹ bầu có thể tham gia một số lớp học như: yoga, ngồi thiền, lớp học nuôi dạy trẻ. Ngoài ra thì mẹ bầu lên bầu bạn tâm sự với nhiều người và các thành viên trong gia đình để giải tỏa cảm xúc tránh kìm nén gây stress và trầm cảm.
- Khám thai định kỳ, nghe và làm theo chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ.
Quả thực bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất hay gặp và phổ biến đối với quá trình mang thai. Mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng về căn bệnh này bởi nó sẽ hết khi thời kỳ mang thai kết thúc. Nếu được điều trị đúng và hiệu quả tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh sẽ không gây hậu quả gì nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Hy vọng bài viết này mang lại kiến thức kịp thời và hiệu quả đối với các mẹ bầu đang gặp tình trạng này. Chúc các mẹ bầu có kỳ thai sản khỏe mạnh an toàn và mẹ tròn con vuông khi sinh nở.