Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Smecta tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Smecta là thuốc gì? Thuốc Smecta có tác dụng gì? Thuốc Smecta giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Contents
- 1 Thuốc Smecta là thuốc gì?
- 2 Thuốc Smecta giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- 3 Thuốc Smecta có tác dụng gì?
- 4 Chỉ định của thuốc Smecta
- 5 Cách dùng – Liều dùng của thuốc Smecta
- 6 Chống chỉ định của thuốc Smecta
- 7 Thuốc Smecta có tác dụng phụ không?
- 8 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
- 9 Tương tác với các thuốc khác
- 10 Xử lý các quá liều, quên liều
Thuốc Smecta là thuốc gì?
Nhóm thuốc: Thuốc điều trị các bệnh đường tiêu hóa.
Dạng bào chế: Thuốc dưới dạng bột để pha dung dịch treo.
Hàm lượng hoạt chất: hoạt chất chính là Diosmectite(Dioctahedral smectite) hàm lượng 3g cùng với các tá dược hương cam, hương vani, Glucose monohydrate, saccharin sodium vừa đủ 1 gói.
Thuốc Smecta giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuoocs Smecta 3g được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên cả nước với mức giá 100 000 VND một hộp 30 gói pha dịch treo.
Bạn nên đến các cơ sở nhà thuốc uy tín, đạt tiêu chuẩn để mua được các sản phẩm chính hãng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không đạt được hiệu quả điều trị.
Thuốc Smecta có tác dụng gì?
Thuốc Smecta 3g có hoạt chất chính là Diosmectite có tác dụng tương tác với glycoprotein trên lớp màng tiêu hóa từ đó làm lớp niêm mạc trên màng tiêu hóa tăng sức chịu đựng trước các nhân có hại trên đường tiêu hóa, nhờ cấu trúc của Diosmectite có cấu trúc nhiều tầng lớp và có độ nhầy rất cao nên có khả năng bao phủ lớp tiêu hóa rất rộng và kha năng bám dính cao vì vậy có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa tốt.
Diosmectite không gây cản quang, không làm thay đổi màu phân, không làm thay đổi các chức năng của ruột vì vậy không ảnh hưởng tới chức năng sinh lý thông thường của đường tiêu hóa.
Chỉ định của thuốc Smecta
Smecta có tác dụng bao phủ lớp niêm mạc đường tiêu hóa vì vậy Smecta được chỉ định trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, bị các vi khuẩn có hại tấn công đường tiêu hóa điều trị phối hợp với các thuốc bổ sung nước và điện giải.
Bệnh nhân có bệnh lý rối loạn đường ruột, dạ dày- tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng kích thích ruột nhờ khả năng bảo vệ màng nhầy.
Bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Smecta
Thuốc dạng bột pha dung dịch treo bệnh nhân không được sử dụng trực tiếp khi còn ở dạng bột, chỉ pha dung dịch ngay trước khi sử dụng.
Bệnh rối loạn liên quan đến thực quản sử dụng sau bữa ăn, các bệnh tiêu chảy cấp mạn , hội chứng ruột,.. dùng trong bữa ăn.
Tùy vào lứa tuổi và tình trạng bệnh lý bác sĩ hoặc dược sĩ nhà thuốc sẽ có chỉ định riêng liều cho từng bệnh nhân, dưới đây là liều tham khảo
Đối với bệnh tiêu chảy cấp:
Trẻ em dưới 1 tuổi dùng 2 gói một ngày trong vòng 3 ngày sau đó giảm liều còn 1 gói một ngày kết hợp bù nước và điện giải.
Trẻ em trên 1 tuổi dùng 4 gói một ngày trong vòng 3 ngày sau đó giảm liều còn 2 gói một ngày.
Người lớn dùng 6 gói một ngày trong 3 ngày sau đó giảm còn 3 gói một ngày.
Đối với bệnh tiêu chảy mạn hay các bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa:
Trẻ em dưới 1 tuổi dùng 1 gói một ngày
Trẻ em trên 1 tuổi dùng 1 đến 3 gói một ngày.
Người lớn dùng liều 3 gói một ngày.
Có thể kết hợp bù nước và điện giải nếu cần.
Chống chỉ định của thuốc Smecta
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân bị táo bón nặng.
Thuốc Smecta có tác dụng phụ không?
Bệnh nhân có thể gặp các dụng phụ khi sử dụng thuốc là táo bón, nếu triệu chứng táo bón nhẹ có thể giảm liều thuốc nếu tình trạng trở nên nặng hơn thì nên dừng thuốc.
Một số trường hợp hiếm gặp có thể gây cảm giác buồn nôn, đầy hơi.
Một số phản ứng quá mẫn có thể xảy ra như mẫn ngứa, mày đay, phù mạch.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Thật sự rất thận trọng khi dùng Smecta điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa cho những người bị táo bón nặng.
Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy phải bù nước và điện giải bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch tùy vào mức độ tiêu chảy của bệnh nhân.
Thành phần tá dược của thuốc có glucose đường saccharose vì vậy thật sự thận trọng đối với nhóm bệnh nhân rối loạn dung nạp đường..
Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy cần điều chỉnh cả chế độ ăn cần ăn những thức ăn như cơm và thịt nướng nên tránh các thức ăn chứa chất xơ như rau xanh, trái cây hay món quá nhiều gia vị.
Chưa có báo cáo lâm sàng về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, do đặc tính kém hấp thu nên thận trọng với phụ nữ đang mang thai.
Tương tác với các thuốc khác
Thuốc Smecta bao phủ niêm mạc tiêu hóa nên làm giảm hấp thu một số thuốc nếu dùng đồng thời với các thuốc khác. Vì vậy bác sĩ khuyên không nên dùng Smecta cùng với các thuốc khác.
Xử lý các quá liều, quên liều
Rất hiếm gặp các trường hợp quá liều trên lâm sàng nếu quá liều có thể gây táo bón nặng hay xuất hiện các dị vật tại dạ dày hay ruột, trong trường hợp nghi ngờ quá liều cần đến ngay cơ sở ý tế để được xử lý kịp thời.
Khi quên một liều cần uống ngay liều khi nhớ ra hoặc tiếp tục uống theo lịch điều trị, uống đủ liều không được gấp đôi liều.