Hẳn những người đang mắc các hiện tượng về trào ngược dạ dày thực quản sẽ hay băn khoăn, xem loại thực phẩm nào mình nên ăn và nên tránh để tốt cho đường atiêu hóa của chính mình. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tim hiểu về: “Trào ngược dạ dày có nên ăn dứa không? Những loại hoa quả nào nên ăn?” ngay sau đây.
Contents
Lợi ích của dứa đối với sức khỏe
Quả dứa (hay còn biết đến với tên gọi là trái thơm, trái khóm), là một loại trái cây thường được trồng ở khu vực khí hậu nhiệt đới. Mùa dứa chín thường rơi vào đầu hè, lại có công dụng giải nhiệt cùng hương vị thơm ngon, nên loại quả này được rất nhiều người ưa chuộng.
Một lý do khác khiến mọi người không thể không yêu thích, chính là bảng thành phần với rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà dứa mang lại. Sau đây, hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài dưỡng chất chính, bao gồm:
Vitamin các loại (chủ yếu là vitamin nhóm B, C) cùng các khoáng chất như kali, mangan, phospho, calci. Dứa chính là loại thực phẩm cung cấp nguồn dưỡng chất thiên nhiên rất có giá trị mà giá cả lại không hề đắt đỏ chút nào.
Một lượng chất xơ lớn cũng được tìm thấy trong quả dứa, giúp cải thiện sự hoạt động của đường tiêu hóa và tránh các hiện tượng như táo bón, khó tiêu. Bên cạnh đó, trong dứa có chứa nhiều calo và nước, vô cùng thích hợp cho người đang ở trong chế độ giảm cân hoặc đang ăn kiêng.
Một số hoạt chất chống oxy hóa như phenolic, flavonoid hay các loại acid hữu cơ gồm có acid citric, acid malic có trong quả dứa, mang lại cho bạn sự tươi mới cho cơ thể và trẻ trung cho làn da.
Điểm nổi bật trong bảng thành phần, enzym Bromelanin đã được chứng minh có hiệu quả rõ nét đối với những bệnh nhân xương khớp, trong việc làm giảm các cơn đau do viêm, giảm hiện tượng sưng và bầm tím trên da.
Bên cạnh công dụng kể trên, enzym Bromelanin còn giúp phân hủy lượng protein có trong thịt cá thành các loại acid amin dễ tiêu hóa hơn. Chính vì vậy, dứa thường được dùng để nấu kèm cùng các món ăn như thịt bò, thịt vịt, giúp phần thịt ngọt thanh và mềm hơn.
Nước ép dứa cũng là một trong những loại thức uống được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè. Tính chất thanh mát cùng hàng loạt tác dụng hữu ích mà dứa mang lại có thể sẽ khiến bạn bỏ qua một số tương kỵ của loại quả này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo nhé!
Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn dứa không ?
Đối với những người đang mắc các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản. Acid hữu cơ và một số loại enzym có trong quả dứa sẽ rất tốt đối với hệ tiêu hóa của người bình thường, tuy nhiên điều này sẽ không áp dụng được với bệnh nhân mắc các bệnh trên.
pH trong quả dứa nằm trong khoảng 3 – 4, thiên nhiều về tính acid. Nếu ăn dứa thường xuyên, hiện tượng chướng bụng, ợ hơi, ợ chua do hơi acid từ dạ dày trào ngược lên sẽ ngày càng tăng do lượng acid cũng tăng lên theo sau khi ăn.
Không chỉ vậy, đối với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày đã có biến chứng như loét niêm mạc thực quản, hay một số bệnh lý mắc kèm ở dạ dày thường sẽ có biểu hiện trầm trọng hơn sau khi ăn dứa. Enzym Bromelanin làm tiêu protein, gây bất lợi cho khu vực niêm mạc dạ dày do bào mòn thêm, khiến cho vết loét rộng và nguy hiểm hơn.
Nếu bạn đang ở trong giai đoạn điều trị căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc bất kỳ bệnh lý về dạ dày nào, nên thận trọng khi sử dụng dứa vào trong bữa ăn hằng ngày. Kể cả khi đang mắc bệnh hay không, bạn cũng tuyệt đối không được ăn dứa khi đang đói. Nếu không, lượng acid có trong loại quả này sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.
Tham khảo thêm: Cách chữa trào ngược dạ dày bằng quả dừa hiệu quả nhất
Người trào ngược dạ dày khi ăn dứa cần lưu ý điều gì ?
Tốt nhất là những người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên thêm dứa vào thực đơn hoa quả của mình. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn thưởng thức, bạn cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:
- Không nên ăn quá nhiều dứa cùng lúc một cách trực tiếp. Nếu có thể, bạn nên cho dứa chế biến kèm cùng với thức ăn như nấu cùng với thịt gà, thịt vịt để giảm bớt lượng acid.
- Có thể uống nước ép dứa, xay sinh tố cùng một số loại hoa quả tốt cho đường tiêu hóa khác.
- Tuyệt đối không được ăn dứa khi đang đói bụng. Trước khi ăn, bạn nên gọt sạch vỏ và mắt của quả dứa rồi thái miếng, ngâm với nước muối khoảng 15 – 20 phút để trung hòa được phần nào lượng acid có trong quả dứa.
Làm gì để triệu chứng trào ngược dạ dày thuyên giảm ?
Chế độ ăn khoa học
- Ăn uống đầy đủ các bữa ăn trong ngày. Tuyệt đối không được bỏ bữa ăn sáng vì nó không tốt cho cả hệ tiêu hóa lẫn sức khỏe hằng ngày, khi cơ thể không được nạp đủ năng lượng để làm việc và học tập.
- Tránh ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chiên rán và đồ ăn sẵn. Không nên ăn đồ ăn chua, cay do gây ảnh hưởng đến dạ dày.
- Thực hiện chế độ ăn low-carb, ăn ít chất béo nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như ngũ cốc, gạo lứt,…
- Bổ sung rau củ quả thường xuyên, giúp tăng cường lượng chất xơ hòa tan và giúp cho hệ tiêu hóa vận hành trơn tru hơn. Một số loại hoa quả tốt cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể kể đến như: Thanh long, chuối, mận khô, táo, đu đủ chín và nhiều loại trái cây khác.
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô hiệu quả nhất
Tập luyện thể dục thể thao
- Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không những nên được khuyến khích với các bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản mà còn đối với tất cả mọi người. Bạn nên dành ra ít nhất 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để rèn luyện thể chất cho bản thân.
- Nếu duy trì tốt các hoạt động rèn luyện, cơ thể nói chung và đường tiêu hóa của bạn nói riêng sẽ trở nen khỏe mạnh hơn. Bởi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn người có thói quen luyện tập sẽ giảm bớt đi stress hơn nhiều lần so với người không tập luyện, từ đó làm giảm lượng acid dạ dày tiết ra do căng thẳng mệt mỏi kéo dài. Và tương tự, các biểu hiện của trào ngược dạ dày sẽ giảm đi rõ rệt nếu bạn tự vạch ra cho mình mục tiêu nâng cao sức khỏe hằng ngày.
Bài viết trên đây là lời giải đáp vô cùng chi tiết của chúng tôi dành cho câu hỏi: “Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nên ăn dứa không?”. Hy vọng sau bài viết này, quý độc giả sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc phòng và giảm thiểu các hiện tượng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh.