Contents
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp ở trẻ
Trào ngược dạ dày-thực quản (GER) ở trẻ em là tình trạng các chất trong lòng dạ dày đi ngược vào thực quản. Đây là hiện tượng sinh lý xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh với 80% xuất hiện GER ở trẻ sơ sinh những tháng đầu đời và giảm dần xuống còn 10% sau 12 tháng tuổi với biểu hiện điển hình nhất là nôn trớ, nôn mửa, thêm vào đó, số lần xuất hiện của GER trong ngày cũng giảm dần theo chiều tăng độ tuổi. Khoảng 70–85% trẻ sơ sinh bị nôn trớ trong vòng 2 tháng đầu đời và tình trạng này sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp ở 95% trẻ sơ sinh trước 1 tuổi. Tuy nhiên GER từ một hiện tượng sinh lý có thể tiến tới là một bệnh lý nếu những triệu chứng của GER có thể gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ như:
- Giảm cân hoặc không tăng cân
- Khóc và quấy khóc trong và sau khi bú
- Buồn nôn và / hoặc buồn nôn
- Cáu gắt
- Thiếu máu
Các triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa:
- Hôi miệng, nôn khan hoặc sặc khi kết thúc bú, đau bụng, xói mòn răng, chứng khó nuốt
- Rối loạn giấc ngủ và thường xuyên thức giấc vào ban đêm
- Tư thế cổ loạn vận động (hội chứng Sandifer)
Các triệu chứng về đường hô hấp (hít thở, viêm phổi tái phát, thở khò khè mãn tính, thở khò khè), ngưng thở.
Mặc dù vậy, các triệu chứng trên thường không điển hình và thường bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác như dị ứng protein sữa bò, hẹp môn vị, rối loạn vận động, cho ăn quá nhiều, lỗ rò khí quản- thực quản hoặc táo bón… Tùy theo lứa tuổi mà biểu hiện của chứng GERD cũng khác nhau. Tiến sĩ tại Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ (NIH) là Nelson và cộng sự đã tiến hành các cuộc khảo sát, đưa ra các triệu chứng thường xuyên xuất hiện của GERD phụ thuộc độ tuổi như sau (3):
- Trẻ em dưới 2 tuổi: Nôn trớ, nôn mửa, khó chịu trong và sau ăn, từ chối thức ăn, còng lưng, quấy khóc, ho, ngưng thở…
- Trẻ em từ 3-17 tuổi: Nôn trớ, nôn mửa, ợ nóng, buồn nôn/nôn, đau thượng vị/ đau bụng, ho và thở khò khè…
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng không thể biểu đạt các triệu chứng và cảm nhận bằng lời nói mà chúng biểu đạt thông qua tiếng khóc, và những dấu hiệu đại diện cần cha mẹ để ý. “Khó chịu cùng với còng lưng ở trẻ sơ sinh được cho là tương đương với chứng ợ nóng ở trẻ lớn hơn”.
- Với trẻ từ 3-9 tuổi cha mẹ trẻ thường hay phàn nàn nhất về chứng đau vùng thượng vị nhất, trong khi trẻ lớn hơn thường phàn nàn về chứng ợ chua, nôn trớ và đau bụng là phổ biến ở cả 2 nhóm.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống có thể làm giảm chứng trào ngược dạ dày-thực quản ở trẻ nhỏ theo những cách dưới đây.
Ăn nhiều bữa nhỏ
Với trẻ em: Không nên để trẻ ăn quá nhiều trong một bữa ăn vì thể tích dạ dày của trẻ còn nhỏ, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng áp suất trong lòng dạ dày, hơn nữa sự chưa hoàn thiện về cấu trúc cũng như chức năng của cơ thắt vòng dưới thực quản có thể làm cho thức ăn dễ trào từ dạ dày lên thực quản. Vì vậy với lượng thức ăn cha mẹ định cho bé ăn trong một bữa, nên chia nhỏ cho bé ăn nhiều bữa trong ngày. Bên cạnh đó mẹ nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ giữa buổi, giúp lấp đầy “cơn đói” của trẻ mà vẫn giữa nguyên thời gian ăn của con.Hãy biết lắng nghe và để bé nói cho cha mẹ biết bé đã no hay còn đang đói, không nên thúc ép trẻ ăn. Ngoài ra thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của bé nên hạn chế sự có mặt của chất béo, đồ nhiều dầu mỡ, bạc hà, sô cô la, đồ uống có ga, trà, nước ép trái cây họ Bưởi, nước ép cà chua… Cho trẻ ăn tối ít nhất trước 3 giờ khi đi ngủ.
Giữ núm vú đầy sữa
Đối với trẻ sơ sinh, nếu bạn cho bú bình thì hãy giữ cho núm vú đầy sữa, tránh được việc không khí sẽ lọt vào bình. Bằng cách này, bé sẽ không phải nuốt quá nhiều không khí một cách không chủ ý khi ăn. Nên tìm loại núm vú có thể tiếp xúc tốt nhất với miệng bé khi bú. Cho trẻ ợ hơi một vài lần khi bú bình hoặc bú mẹ.
Thêm ngũ cốc vào sữa mẹ
Thêm ngũ cốc vào sữa mẹ có thể hữu ích đối với một số trẻ sơ sinh. Ngũ cốc sẽ hấp phụ một số thành phần trong sữa, làm giảm thể tích sữa trong dạ dày của bé và làm đặc thức ăn, góp phần làm giảm áp lực thức ăn gây ra trong dạ dày và khó đi lên thực quản khi xuất hiện cơn giãn cơ thắt vòng thực quản thoáng qua.
Cho trẻ bú đúng tư thế
Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút sau bú, trọng lực sẽ giữ chất lỏng nằm yên trong dạ dày và làm chất lỏng được loại bỏ khỏi thực quản tốt hơn.
Hạn chế/tránh các yếu tố làm tăng áp lực lên ổ bụng bé
Tránh mặc áo quá chật, bó sát bụng. Không ấn tay hay gõ lên bụng bé. Khi cho bé ngủ, đặc biệt chú ý không để gối hoặc chăn đè lên người bé. Một số mẹ vì muốn con ngủ ngoan, không bị giật mình nên lấy khăn quấn quanh mình bé, nhiều mẹ cho biết phương pháp này có hiệu quả thật sự nhưng cũng hãy lưu ý tới trường hợp bé nhà bạn có thể gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày-thực quản, vì thế không nên quấn khăn quá chật quanh người bé để tránh tạo áp lực lên ổ bụng, khiến thức ăn dễ bị tống khỏi dạ dày lên thực quản.
Massage
Massage phần bụng của trẻ có thể khiến cho sự tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn và tốt hơn. Với massage, trẻ được thư giãn, lượng máu lưu thông tới dạ dày được tăng lên, tăng nhu động dạ dày và ruột góp phần lớn vào quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ. Theo đó, thời gian lưu thức ăn trong dạ dày giảm đi, thức ăn được nghiền trộn tốt hơn và sự hấp thu dinh dưỡng cũng được cải thiện. Vì vậy sẽ giảm được sự ứ trệ thức ăn trong dạ dày và giảm được tình trạng đầy hơi chướng bụng dẫn đến giảm nguy cơ trào ngược dạ dày-thực quản.
Giúp trẻ vận động
Vận động đúng cách sẽ giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn do tăng cường lưu lượng máu tới hệ thống tiêu hóa và làm tăng nhu động ruột. Giúp trẻ vận động nhẹ nhàng sau ăn, tránh chạy nhảy vận động mạnh.
Một số thực phẩm và thảo dược chữa trào ngược dạ dày thực quản
Với trẻ em đã đến độ tuổi ăn dặm hoặc với trẻ lớn, có thể bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm giảm thiểu trào ngược dạ dày như:
Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ sẽ giúp cho trẻ có cảm giác nhanh no và không ăn quá nhiều trong bữa ăn, tránh được tình trạng căng trướng bụng và đầy hơi cho bé. Hơn nữa, chất xơ còn hấp phụ acid dịch vị và các chất lỏng như sữa, kéo chúng xuống ruột nhanh chóng, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn. Bổ sung thêm trong thực đơn của bé một số nguồn chất xơ lành mạnh từ các loại thực phẩm sau:
- Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch hoặc gạo lứt
- Các loại rau củ như khoai lang, cà rốt, củ cải đường, bí đỏ
- Các loại rau xanh như súp lơ, đậu xanh, măng tây
Thực phẩm có tính kiềm: những loại thực phẩm có tính kiềm sẽ phần nào trung hòa bớt acid dịch vị trong dạ dày, giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày và giảm thiểu ảnh hưởng của acid dịch vị lên thực quản. Các loại thực phẩm có tính kiềm có thể kể đến như: chuối, súp lơ, dưa hấu, rau thì là, rong biển, quả hạch,…
Thức ăn nhiều nước: thức ăn nhiều nước có thể làm loãng acid trong dạ dày, tuy nhiên nên tránh nước ép cà chua và sô cô la để tránh làm tăng tần số xuất hiện của những cơn giãn cơ vòng thực quản dưới thoáng qua. Bạn có thể cho trẻ ăn những thực phẩm sau: rau cần tây, salad dưa chuột, rau diếp, nước ép dưa hấu, trà thảo mộc,…
Một số thảo dược có thể làm trà thảo mộc, giảm chứng ợ nóng ở trẻ như : cúc la mã, gừng, cam thảo,…
Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Nếu có thể, cha mẹ nên phân biệt giữa triệu chứng của bệnh lý dạ dày thực quản và những nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự, đặc biệt là dị ứng sữa bò để đưa ra cách xử lý hợp lý.
Cần quan tâm tới chế độ ăn uống của trẻ, bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng đồng thời có thể làm giảm thiểu triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, chú ý tới thời gian cho trẻ ăn trong ngày, khoảng cách giữa các lần ăn và quy mô của một bữa ăn.
Cha mẹ cũng cần quan tâm tới sinh hoạt của trẻ: không cho trẻ vận động mạnh sau ăn mà chỉ đi lại nhẹ nhàng. Kê cao đầu khi trẻ ngủ, không nằm nghiêng sang phải.
Chú ý tới những biểu hiện nhỏ nhất của con vì triệu chứng của trào ngược dạ dày không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ rệt, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh không thể biểu hiện bằng lời nói.
Khi nào nên đưa con đi khám bác sĩ?
Cho đến nay, không có triệu chứng đơn lẻ hoặc hội chứng nào được chứng minh là có thể xác định được chính xác trẻ mắc chứng Trào ngược dạ dày bệnh lý, hơn nữa các triệu chứng không điển hình của GERD trùng hợp với các tình trạng khác, đặc biệt là với dị ứng sữa bò.
Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, khi gặp các triệu chứng bất thường dưới đây, chúng ta cần phải tìm tới bác sĩ và cung cấp đầy đủ thông tin của con trẻ để bác sĩ có thể đánh giá chính xác nhất tình trạng của bé:
- Buồn nôn, nôn mửa/ nôn mửa liên tục
- Vẫn còn nôn trớ sau 6 tháng tuổi
- Triệu chứng đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tiêu chảy/ táo bón, xói mòn răng, khó nuốt
- Triệu chứng về đường hô hấp (hít thở, viêm phổi tái phát, thở khò khè mãn tính, thở khò khè), ngưng thở
- Trẻ không phát triển
- Sốt, Hôn mê, Co giật
- Bụng căng
Với trẻ lớn hơn từ 3 tuổi, triệu chứng điển hình là nôn trớ, ợ chua và ợ nóng, khi thấy các triệu chứng này, cha mẹ nên đưa con tới khám bác sĩ, nhưng cũng không nên chủ quan vì ngoài 3 triệu chứng điển hình trên, trẻ có thể vẫn mắc GERD với các triệu chứng ngoài thực quản như ho mãn tính, đau sau xương ức, mòn răng,…
Sự phân biệt chính xác giữa Trào ngược dạ dày-thực quản sinh lí và Trào ngược dạ dày-thực quản bệnh lý ở trẻ em (các triệu chứng có thể giống nhau) nhưng là bước quan trọng trong việc quản lý chính xác Trào ngược dạ dày bệnh lý, giúp cho cha mẹ có sự quan tâm đúng mực và giúp cho quá trình điều trị diễn có được kết quả tốt.
Xem thêm: Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản – Cách điều trị hiệu quả