[Chia sẻ] Cách sử dụng gừng điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất tại nhà

Bạn đang lo lắng khi bỗng nhiên gặp phải tình trạng ợ chua, đầy hơi hay thậm chí buồn nôn do căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản? Chúng tôi sẽ giúp bạn xua tan nỗi sợ bằng các cách sử dụng gừng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất tại nhà nhé!

Tác dụng của gừng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Trong căn bếp của phần lớn gia đình Việt, gừng là một thành phần không thể thiếu khi dùng làm dậy mùi hương cho các món ăn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nguyên liệu “nhỏ mà có võ” này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn và gia đình trong việc chữa bệnh bằng phương pháp dân gian, mà đặc biệt chúng tôi muốn đề cập tới trong bài viết này là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Để hiểu rõ hơn về các tác động của gừng đối với bệnh lý trào ngược dạ dày, trước tiên bạn nên ghi nhớ một số biểu hiện chính của loại bệnh này: đầy hơi, khó tiêu, thường có kèm theo ợ chua và cảm giác buồn nôn do thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. nếu để hiện tượng này xảy ra thường xuyên, cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày của bạn sẽ bị ảnh hưởng tương đối lớn, chưa kể tình trạng kéo dài sẽ còn phức tạp hơn và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy, gừng có thể làm tan biến hoàn toàn các triệu chứng nêu trên hay không?

Trong Đông y, củ gừng được gọi với tên sinh khương khi còn tươi, và can khương khi ở dạng khô. Dược liệu này có tính chất ấm, ôn trung, phù hợp trong điều trị khó tiêu đầy hơi và các bệnh liên quan đến vị (dạ dày).

Trong Tây y, việc nghiên cứu đã tìm thấy và chứng minh được một số hoạt chất giúp làm giảm tình trạng bệnh, bao gồm:

  • Zingiberol: Thành phần đặc trưng có trong gừng, có tác động giúp hạn chế quá trình tổng hợp prostagladin là chất trung gian hóa học gây ra cảm giác đau trên cơ thể. Cùng với đó, tần suất co thắt tử cung giảm dần, cải thiện đáng kể tình trạng đau và giảm trào ngược nhanh chóng. Thành phần này cũng có khả năng làm giảm tiết acid dạ dày qua cơ chế an thần, giảm mệt mỏi và stress kéo dài, từ đó loại bỏ tình trạng ợ chua.
  • Tecpen: Tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn H.pylori – nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh loét dạ dày và hiện tượng trào ngược trong thời gian ngắn.
  • Shogaol: Điều tiết ổn định các hoạt động trong hệ tiêu hóa, giảm ảnh hưởng đến bệnh lý trào ngược dạ dày.
  • Methadon và Oleoresin: Giảm đau, chống viêm thượng vị khi tình trạng trào ngược kéo dài thường xuyên.
  • Cùng một số các hoạt chất khác với đồng công dụng đã nêu phía trên.

Chính bởi những công dụng tuyệt vời kể trên, có rất nhiều gia đình đã tin tưởng lựa chọn gừng là nguyên liệu đầu tiên để xử trí trong các tình huống trào ngược dạ dày thực quản cho người thân trong gia đình. Tác dụng mà gừng mang đến là rất tốt, chính vì vậy hãy cùng chúng tôi đến với cách sử dụng gừng sao cho hợp lý và kịp thời nhất nhé!

Những cách sử dụng gừng điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả nhất

Có rất nhiều phương pháp khác nhau sử dụng gừng để điều trị trào ngược dạ dày được tìm thấy và ứng dụng trong thực tế, vừa để phù hợp với mọi đối tượng, vừa còn tăng thêm một số tính chất khác khi dùng kèm theo các nguyên liệu thiên nhiên. Dưới đây là 4 cách làm hiệu quả mà tiện dụng ngay tại nhà để bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể thực hiện được.

Ngậm gừng tươi chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tốt

Ngậm gừng tươi chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tốt
Ngậm gừng tươi chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tốt

Đây có thể được coi là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất, từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho đến cách thực hiện, trong việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

01 củ gừng tươi

Cách thực hiện:

Gừng tươi cần được rửa sạch, cạo đi lớp vở bên ngoài trước khi thái thành lát mỏng khoảng 0,5cm để ngậm trong miệng.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Trong trường hợp cảm giác buồn nôn, trướng bụng và ợ hơi nhiều đột ngột, nếu không kịp gọt vỏ, bạn có thể rửa sạch lớp vỏ bên ngoài để thái 1 lát mỏng ngậm ngay để giảm các dấu hiệu trên.
  • Tiến hành ngậm trong khoảng 2 – 3 phút, giúp dưỡng chất từ củ gừng dần dần thấm xuống cổ.
  • Nếu sau khoảng thời gian trên, hiện tượng khó chịu vẫn tiếp tục thậm chí nặng hơn, bạn có thể ngậm thêm 2 – 3 lát nữa để tăng lượng dưỡng chất thấm xuống dưới hơn.

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng, mật ong và chanh

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng, mật ong và chanh
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng, mật ong và chanh

Phương pháp này cũng được rất nhiều bệnh nhân ứng dụng để làm giảm các hiện tượng buồn nôn và khó tiêu sau ăn. Bên cạnh công dụng chính của gừng tươi đã được phân tích ở phía trên, hai nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng trong công thức này là mật ong và chanh cũng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa vận hành trơn tru hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 01 củ nghệ tươi.
  • 02 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • ½ thìa cà phê nước cốt chanh tươi.

Cách thực hiện:

  • Củ gừng được rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành từng lát mỏng. Lấy 4 – 5 lát gừng tươi, cho vào khoảng 200ml nước và đun sôi 20 phút.
  • Thay thế cho bước làm này, bạn cũng có thể lấy một lượng gừng sau sơ chế vừa đủ, sau đó ép lấy khoảng 1 thìa cà phê nước ép củ gừng tươi. Sau đó, cho vào cốc chứa 200ml nước sôi, khuấy đều.
  • Cho thành phần mật ong và nước cốt chanh đã chuẩn bị ở phía trên vào cốc nước gừng, khuấy đều và thưởng thức.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Khi sử dụng phương pháp này, bạn nên nhấp từng hớp nhỏ khi uống. Điều này sẽ giúp cho các dưỡng chất từ từ đi qua và thấm vào niêm mạc thực quản, dần tạo cảm giác dễ chịu cho đường tiêu hóa của bạn.
  • Nên áp dụng đúng với lượng nước chanh tươi trong công thức đã quy định, do nếu sử dụng nhiều hơn nguyên liệu này sẽ làm cho tình trạng đau vùng thượng vị và loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn bởi nồng độ acid cao.

Giảm trào ngược dạ dày bằng trà gừng

Giảm trào ngược dạ dày bằng trà gừng
Giảm trào ngược dạ dày bằng trà gừng

Trà gừng thường được nhiều người đặc biệt ưa chuộng sử dụng vào mùa đông, vừa làm ấm cơ thể mà còn giúp cho vùng niêm mạc hầu họng được bảo vệ, tránh bị viêm do nhiễm lạnh.

Từ ứng dụng trên, người có biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể sử dụng loại trà này, nhằm giảm thiểu tối đa các triệu chứng buồn nôn và đau rát họng sau nôn. Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày đều yêu thích sử dụng trà gừng cho việc điều trị.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

01 củ gừng tươi.

Để thuận tiện hơn cho việc sử dụng, bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm trà gừng (Thường được bán trong các nhà thuốc hoặc siêu thị với giá tương đối rẻ, có các dạng trà túi lọc và trà gói bột).

Nước đun sôi.

Đường phèn (Nếu có).

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi được làm sạch, cạo vỏ và thái thành lát mỏng. Lấy 5 – 7 lát gừng, đổ thêm khoảng 200 – 300ml nước sôi vào nồi và đun sôi thêm khoảng 3 phút nữa.
  • Thêm một ít nguyên liệu đường phèn (nếu có) vào nồi nước gừng, khuấy đều và tắt bếp.
  • Cho thêm nguyên liệu này để nước gừng có vị dễ uống hơn, bởi bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường có cảm giác buồn nôn và không muốn ăn hay uống bất kỳ thứ gì.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Nên uống trà gừng vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút. Cảm giác khó chịu, đầy hơi và chướng bụng được loại bỏ đồng thời giúp thanh lọc cơ thể rất tốt khi bạn duy trì được thói quen này.
  • Đối với nguyên liệu sử dụng là trà gừng túi lọc và trà gừng sẵn theo gói, hãy thực hiện pha với lượng nước sôi vừa đủ như đã ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng.

Ăn gừng ngâm giấm trị trào ngược dạ dày thực quản

Ăn gừng ngâm giấm trị trào ngược dạ dày thực quản
Ăn gừng ngâm giấm trị trào ngược dạ dày thực quản

Sở dĩ gừng ngâm giấm được truyền lại từ dân gian nhằm cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, chính là do thành phần acid acetic có trong nó. Giấm gạo có khả năng tăng cường hoạt động tiêu hóa trong dạ dày, từ đó giảm chướng bụng dẫn đến đầy hơi khó tiêu cho người bệnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 – 2 củ gừng tươi (khoảng 300gram).
  • 400 – 500ml giấm gạo nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi vừa chuẩn bị được rửa sạch, gọt vỏ và thái thành lát mỏng. Cho tất cả gừng vừa thái được vào hũ thủy tinh.
  • Thêm giấm gạo nguyên chất vào hũ gừng, đóng nắp đậy chặt và ngâm trong khoảng từ 7 – 10 ngày.

Lưu ý khi sử dụng:

Trong một lần sử dụng, nên ngậm cùng lúc 2 – 3 lát gừng và ngậm vào sau bữa ăn sáng. Dùng hằng ngày.

Giấm gạo có chứa hàm lượng lớn acid hữu cơ, chính vì vậy bạn không nên ngậm gừng ngâm giấm trong lúc đói do có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày thêm trầm trọng hơn.

Lưu ý khi sử dụng gừng điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Gừng là một nguyên liệu từ thiên nhiên tương đối lành tính, tuy nhiên phản ứng của gừng với cơ địa của từng người là khác nhau. Chính vì vậy, trong khi sử dụng các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày với gừng tươi, nếu để ý thấy có bất kỳ hiện tượng lạ nào trên cơ thể, bạn nên tạm ngưng sử dụng và đi đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
  • Nếu người bệnh có tiền sử bệnh lý về gan, hoặc hay bị nóng trong thì không nên dùng gừng để điều trị. Tương tự đối với bệnh nhân đang dùng kèm các thuốc chống đông máu, tránh tương tác thuốc không đáng có.
  • Không sử dụng gừng trước khi ăn.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, … trong quá trình điều trị bằng gừng.
  • Không nên sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai khi chưa hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Hạn chế căng thẳng thần kinh, bố trí sắp xếp thời gian để cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng không tốt cho sức khỏe.
  • Duy trì vận động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.

    Duy trì vận động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
    Duy trì vận động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày

Có thể nói, sử dụng gừng trong điều trị chống trào ngược dạ dày thực quản là một trong những phương pháp giúp thuyên giảm các triệu chứng rất nhanh và hiệu quả, tuy nhiên không thể điều trị lâu dài và dứt điểm bằng phương pháp này. Bài thuốc phù hợp với các biểu hiện của bệnh cấp tính như ợ chua, buồn nôn,… do làm dịu nhanh chóng, và mất tác dụng đối với trường hợp bệnh lý đường tiêu hóa đã trở nên nghiêm trọng.

Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng gừng có tốt không?

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao tính chất của gừng là nóng, có vị cay mà lại dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, tại căn bệnh này vốn dĩ đã bị gây ra bởi nóng trong?

Hiểu được những nỗi băn khoăn của mọi người, qua bài viết này chúng tôi muốn khẳng định rằng gừng hoàn toàn có khả năng làm giảm các tình trạng bất lợi cho cơ thể do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Như đã đề cập ở phần đầu, những hoạt chất có trong gừng như Zingiberol, Methadone, Tecpen giúp làm giảm tiết acid dịch vị, kết hợp kháng viêm diệt khuẩn, hạn chế hiện tượng ợ chua, đầy hơi, trướng bụng và buồn nôn ở bệnh nhân trào ngược dạ dày.

Tuy có tác dụng tốt như vậy, nhưng chúng ta tuyệt đối không nên lạm dụng quá mức mà sử dụng nhiều hơn lượng đã được đề ra. Nếu bạn dùng nhiều gừng hơn mỗi lần, hoặc dùng nhiều lần hơn trong 1 ngày sẽ rất dẽ gây nóng trong người, không tốt cho sức khỏe. Tiết chế sử dụng sẽ vừa tiết kiệm được nguyên liệu, vừa giúp cho tình trạng bệnh của bạn tiến triển nhanh và tốt hơn.

Cách chọn gừng tươi đảm bảo chất lượng tốt trị trào ngược dạ dày

Bạn nên chọn củ gừng còn tươi, có thể thử bằng cách bấm nhẹ móng tay vào thân củ sẽ thấy hơi mềm và có nước. Phần lớn củ gừng được bày bán sẽ được bọc bởi một lớp mỏng đất phía ngoài, nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy một số củ bị dập, hỏng thối, bị đen và bạn không nên chọn những củ như vậy.

Chọn củ chưa bị mọc mầm, nặng ước chừng khoảng 300 – 400gram và thịt củ không bị gầy quá. Khi chọn được củ nghệ to, bạn sẽ dễ dàng thái thành lát mỏng hơn và chia miếng thuận tiện hơn.

Những thông tin bổ ích về phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng gừng tươi mà chúng tôi mang đến, hy vọng sẽ giúp các bạn nhanh chóng giảm thiểu được tối đa những biểu hiện không mong muốn do bệnh gây ra. Hãy kiên trì với cách làm mà mình đã chọn tối thiểu là 1 tháng để đạt được kết quả như bạn mong muốn nhé!

Xem thêm: Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cách phong ngừa