[Chia sẻ] 3 cách chữa dứt điểm bệnh trĩ bằng lá sung

Tác dụng của lá sung trong chữa bệnh trĩ

  • Sung có tên khoa học là Ficus glomerata L., là một loại cây được dùng để chữa trị nhiều bệnh một cách đơn giản và hiệu quả. Nhiều bộ phận của cây sung được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh trong y học cổ truyền như lá sung, quả sung,… Trong đó lá sung giúp điều trị một loại bệnh hay gặp là bệnh trĩ. Theo y học dân gian, lá sung là một loại thuốc có vị ngọt nhưng nhai lâu sẽ thấy hơi đắng, tính bình, có tác dụng tăng cường khả năng thải các chất độc ra khỏi cơ thể, hạn chế chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày gây ra tình trạng nhiễm độc, giúp tiêu sưng, giảm đau và chống viêm, giảm  bớt các triệu chứng của viêm như sưng, nóng, đỏ, đau,…
  • Những triệu chứng hay gặp khi mắc phải bệnh trĩ là đau rát và chảy máu hậu môn, viêm loét hậu môn, búi trĩ thập thò ra bên ngoài và có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu môn. Lá sung có tác dụng chống viêm, chống loét, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương nên dùng điều trị bệnh trĩ là rất tốt, giúp hạn chế hiệu quả các triệu chứng của bệnh trĩ, giúp người bệnh giảm đau, thoải mái hơn và tránh ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt. Tuy đây là những kinh nghiệm dân gian được Y học cổ truyền lưu giữ nhưng tác dụng của lá sung để điều trị bệnh trĩ đã được các nhà khoa học nghiên cứu rõ về tác dụng dược lý của lá sung. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bài thuốc dân gian này.
  • Trong lá sung còn chứa các chất xơ, một số vitamin và khoáng chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột giúp thức ăn di chuyển dễ dàng, tăng khả năng hấp thu, tăng thải chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Ngoài chứa những chất có lợi cho cơ thể thì trong lá sung có chứa tanin – hợp chất có tác dụng làm se ruột nên có thể dẫn tới tình trạng táo bón, phân không thoát ra ngoài được gây ứ đọng chất độc trong cơ thể. Hơn thế, việc phân không thể thoát ra ngoài được trong khoảng thời gian dài sẽ làm phân bị mất nước trở thành một khối cứng chắc, khối này sẽ tạo ra một áp lực đè nặng lên trực tràng hậu môn, làm tổn thương hậu môn và khiến cho búi trĩ sa ra ngoài nặng hơn khi đi đại tiện. Do đó nếu người bệnh trĩ mắc bệnh táo bón thì sẽ làm cho tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Tanin trong lá sung có thể gây táo bón nên cần lưu ý khi sử dụng
Tanin trong lá sung có thể gây táo bón nên cần lưu ý khi sử dụng

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ khi sử dụng lá sung, bạn cần tránh lạm dụng lá sung, không nên ăn quá nhiều lá sung trong một ngày. Bạn chỉ nên ăn tối đa 50g/ một ngày, không nên ăn tất cả vào cùng một bữa mà nên chia đều ra các bữa ăn trong cùng một ngày để tránh đưa đồng thời một hàm lượng tanin quá lớn vào trong cơ thể.

3 cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung

Xông hơi lá sung chữa bệnh trĩ

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ, khi nấu nước để xông hơi hậu  môn bằng lá sung, bạn cần kết hợp lá sung với một số thảo dược khác như ngải cứu, lá lốt, cúc tần (số lượng ít, mỗi loại một nắm tay), 1 củ nghệ nhỏ và một chén nước bồ kết đặc. Cách làm nước xông hơi như sau:

  • Bước 1: Giã nhỏ tất cả các loại lá và nghệ
  • Bước 2: Đun sôi 1,5 lít nước
  • Bước 3: Cho lá và nghệ đã được giã nhỏ vào 1,5 lít nước đã đun sôi.

Cuối cùng cho thêm nước bồ kết vào và đun thêm 10 phút nữa.

Sau khi đun xong nước, người bệnh cần tiến hành xông hơi hậu môn ngay, tránh để nước nguội sẽ mất tác dụng điều trị. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: rửa sạch hậu môn và dùng khăn mềm thấm cho khô
  • Bước 2: dùng nước vừa mới nấu xong xông hơi hậu môn trong khoảng 20 phút (thực hiện trong phòng kín để tránh thoát hơi ra ngoài) cho đến khi nước này nguội bớt (chỉ còn hơi ấm như nước tắm)
  • Bước 3: dùng nước âm ấm này để ngâm trực tiếp hậu môn vào nước trong khoảng 15 phút nữa, sau đó dùng khăn mềm và sạch thấm khô hậu môn, không cần rửa lại bằng nước để hoạt chất thẩm thấu sâu vào sâu bên trong.
Xông hơi lá sung chữa bệnh trĩ
Xông hơi lá sung chữa bệnh trĩ

Thực hiện xông hơi hậu môn 1 lần/ ngày trong liên tiếp 15 ngày để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Lưu ý rằng bạn chỉ dùng nước lá sung để xông hơi hậu môn, không được lấy lá sung chà sát vào hậu môn sẽ gây tổn thương, viêm loét hậu môn khiến tình trạng bệnh trĩ càng trở nên trầm trọng. Bạn có thể hỏi ý kiến của dược sĩ cổ truyền hoặc các thầy thuốc lang y để biết rõ hơn về cách thực hiện biện pháp chữa bệnh trĩ này, tránh gây ra những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài cách xông hơi hậu môn bằng lá sung, bạn có thể dùng quả sung để nấu nước bằng cách lấy 10-15 quả sung nấu với 2 lít nước. Làm sạch hậu môn rồi dùng nước sung mới đun sôi để xông hơi hậu môn, tránh để làm nguội nước sẽ mất hiệu quả điều trị. Xông hơi đến khi nước sung hơi âm ấm thì ngừng xông, sau đó ngâm trực tiếp hậu môn vào nước ấm này trong khoảng 10 phút rồi lau bằng khăn sạch, mềm, không cần rửa lại bằng nước. Mỗi ngày thực hiện 1 lần trong 8-10 ngày liên tiếp, các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ được cải thiện rõ rệt.

Tham khảo thêm: [Bật mí] Các cách chữa bệnh trĩ mới nhất hiện nay

Ngâm, rửa bằng nước quả sung chữa bệnh trĩ

Cũng giống như cách dùng lá sung để xông hơi hậu môn thì cách dùng nước quả sung để ngâm, rửa hậu môn cũng là một cachs chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà với chi phí điều trị thấp.

Cách dùng nước quả sung để chữa bệnh được thực hiện theo cách như sau:

  • Bước 1: Lấy 10-20 quả sung chưa chín, rửa sạch rồi ngâm vào nước muối pha loãng để tiêu diệt các loại vi khuẩn, tránh để chúng xâm nhập vào hậu môn trong lúc ngâm, rửa.
  • Bước 2: Cắt nhỏ quả sung, cắt thành hình múi cau rồi cho vào 2 lít nước rồi đun sôi.
  • Bước 3: Khi nước sôi, bạn dùng vợt để vớt hạt và thịt quả sung ra, cố gắng loại chúng ra nhiều nhất có thể để nước sung thu được không làm tổn thương hậu môn, để nguội nước.
  • Bước 4: Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước sạch, thấm khô bằng khăn mềm
  • Bước 5: Khi nước sung đã nguội, bạn lấy nước đó để rửa vùng hậu môn hoặc để nước sung hơi âm ấm rồi ngâm trực tiếp hậu môn vào nước ấm đó trong khoảng 15 phút rồi lau khô bằng khăn sạch, mềm

Để nâng cao hiệu quả điều trị, hãy thực hiện biện pháp này thường xuyên trong khoảng 8-10 ngày.

Thêm quả sung vào món ăn

Thêm quả sung vào món ăn chữa bệnh trĩ rất tốt
Thêm quả sung vào món ăn chữa bệnh trĩ rất tốt
  • Quả sung giúp điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả. Hơn nữa quả sung còn là một món ăn ưu thích của nhiều người. Do đó bạn hoàn toàn có thể chế biến món ăn từ sung để điều trị bệnh trĩ.
  • Có nhiều món ăn được chế biến từ sung. Bạn có thể ăn trực tiếp quả sung, nấu quả sung với lòng ruột non của lợn, nấu nước sung để uống hoặc chế biến theo cách mà bạn yêu thích

Một số lưu ý khi dùng lá sung chữa bệnh trĩ

Đây là phương pháp chữa bệnh trĩ theo dân gian, đòi hỏi thời gian chữa bệnh lâu và sự kiên trì của người bệnh thì mới mang lại hiệu quả điều trị

  • Bạn chỉ nên dùng một cách chữa bệnh trĩ là quả sung hoặc lá sung. Không nên kết hợp nhiều nguyên liệu với nhau, cũng  như là khi nấu nước lá sung/ quả sung để xông hơi cần bổ sung các nguyên liệu một cách hợp lý, phù hợp, tránh để các nguyên liệu tương tác với nhau, có thể gây ra tác dụng không mong muốn.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê, không ăn các đồ cay nóng sẽ gây ra nóng trong người có thể bị táo bón làm bệnh trĩ nặng thêm
  • Cung cấp đầy đủ chất xơ mỗi ngày từ rau xanh, hoa quả; uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày
  • Không ăn quá nhiều quả sung tránh gây se ruột, táo bón

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng bệnh trĩ tại nhà

Dùng lá sung chữa bệnh trĩ có tốt không?

Dùng lá sung chữa bệnh trĩ là phương pháp được dùng ở dân gian được ghi lại bởi Y học cổ truyền. Các nhà khoa học hiện nay đã nghiên cứu các thành phần trong lá sung về  tác dụng dược lý và kết quả cho thấy lá sung hoàn toàn có khả năng phòng và điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên lá sung không mang lại hiệu quả điều trị bệnh nhanh, bạn cần kiên trì trong một khoảng thời gian dài.

Có dùng lá sung chữa trĩ cho phụ nữ sau sinh không?

Lá sung có thể dùng để điều trị bệnh trĩ cho các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên tùy từng người với các tình trạng sức khỏe khác nhau, do đó hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để hiệu quả điều trị cao nhất.