Trào ngược dạ dày thực quản đang dần trở thành một căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như ung thư thực quản. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm hiệu quả nhất.
Contents
- 1 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì? Có nguy hiểm không?
- 2 Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản
- 3 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tự khỏi được không?
- 4 Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
- 5 Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản
- 6 Một vài mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản hữu ích
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì? Có nguy hiểm không?
- Bình thường dịch dạ dày bao gồm pepsin, acid HCL, thức ăn và men tiêu hóa… chúng được lưu trữ ở vùng dạ dày. Tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên vùng thực quản gây ảnh hưởng trực tiếp đến thực quản, họng được gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này có thể diễn ra từng lúc hoặc thường xuyên gặp phải. Trào ngược dạ dày thực quản có thể chỉ là hiện tượng sinh lý, không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như quá trình phát triển thể chất của cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết người gặp phải chứng trào ngược dạ dày thực quản đều đang gặp phải các vấn đề về bệnh lý và thậm chí là các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học khiến cho bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp phải tính trạng trào ngược dạ dày ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên những đối tượng dễ gặp phải vấn đề về bệnh lý khi bị trào ngược dạ dày là phụ nữ đang mang thai, người bị béo phì, người thường xuyên ăn những đồ ăn cay, nóng, hay uống nhiều bia, rượu, hút thuốc lá…
- Dịch dạ dày có pH rất thấp. Bình thường, trong dạ dày có một lớp chất nhầy phủ trên bề mặt các tế bào, bảo vệ chúng trước những nguy cơ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa. Tuy nhiên, khi dịch dạ dày tiếp xúc với các bộ phận khác ví dụ như vùng thực quản thì niêm mạc ở đây lại không được bảo vệ và rất dễ bị tổn thương từ đó gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Loét thực quản: Gây xuất huyết dạ dày.
Hẹp thực quản: Cản trở việc vận chuyển thức ăn đến dạ dày.
Thực quản Barrett: Sự biến dạng của mô vảy ở thực quản sang dạng mô cột, đây chính là yếu tố nguy cơ để gặp phải biến chứng ung thư thực quản.
Ung thư thực quản: Biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Thứ nhất là hoạt động của cơ thắt dưới thực quản bị suy giảm. Thứ 2 là do lượng acid được tiết ra quá nhiều, vượt quá ngưỡng sinh lý gây dư thừa. Cả 2 nguyên nhân trên kết hợp với nhau làm cho tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gián tiếp gây ra tình trạng trào ngược dạ dày như:
- Thói quen ăn uống không lành mạnh ví dụ như ăn quá no hay thường xuyên ăn các loại đồ ăn khó tiêu.
- Thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích.
- Stress, căng thẳng, hay gặp áp lực trong cuộc sống.
- Tình trạng thừa cân, béo phì.
- Tổn thương ở dạ dày, thực quản. Ở dạ dày có thể là các bệnh lý viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, viêm trợt dạ dày. Các bệnh lý ở thực quản như nhiễm trùng hay cơ vòng yếu…
- Phụ nữ đang mang thai.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tự khỏi được không?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh diễn biến từ từ. Nếu như được phát hiện kịp thời, khi các tổn thương, các vết loét còn nhỏ thì bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi. Nói vậy không có nghĩa là bạn cứ để vậy rồi vết thương sẽ tự lành. Mặc dù không phải uống thuốc tây, các bài thuốc đông y hay bất cứ phương pháp điều trị nào khác. Tuy nhiên việc bạn phải làm đó là xây dựng lại một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cùng với đó là những thói quen lành mạnh sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình hồi phục của cơ thể.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Tùy theo nguyên nhân cũng như diễn biến của bệnh đang ở mức độ nào mà bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung, có 2 biện pháp chính để điều trị trào ngược dạ dày thực quản: biện pháp dùng thuốc và biện pháp không dùng thuốc.
Biện pháp không dùng thuốc
Các biện pháp không dùng thuốc được khuyến cáo nên thực hiện dù bệnh đang ở giai đoạn nào. Người đang có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cũng được khuyên nên áp dụng các biện pháp này vào cuộc sống hàng ngày.
Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ
- Sinh hoạt, nghỉ ngơi thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Đây cũng chính là yếu tố nguy cơ thúc đẩy tình trạng bệnh diễn biến theo hướng nặng hơn.
- Tập thể dục thường xuyên giúp bạn có được vóc dáng đẹp, đồng thời ngăn chặn nguy cơ thừa cân – một trong những nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
- Ngủ đủ giấc, không nằm ngay sau khi ăn sẽ giúp bạn hạn chế sự xuất hiện của các cơn trào ngược dạ dày.
- Không mặc quần áo quá chật vì chúng sẽ khiến cho áp lực trong ổ bụng tăng lên làm tăng nguy cơ dịch dạ dày bị trào ngược. Người có nguy cơ hoặc đang bị trào ngược dạ dày nên lựa chọn những trang phục thoải mái để mặc.
Chế độ ăn uống lành mạnh khoa học
- Chế độ ăn uống lành mạnh khoa học luôn là lời khuyên mà các chuyên gia dành cho tất cả mọi người chứ không riêng gì người đang bị trào ngược dạ dày.
- Ở người bị trào ngược dạ dày, nếu muốn bệnh khỏi hoàn toàn thì điều kiện tiên quyết đó là phải thiết lập được chế độ ăn uống lành mạnh khoa học.
- Một số loại thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên tránh sử dụng như các loại thực phẩm chứa nhiều acid như đu đủ, chanh, cam quất. Giảm lượng muối đường trong các món ăn hàng ngày sẽ làm hạn chế sự tăng tiết acid ở dạ dày. Đồ ăn chứa nhiều chất béo, các loại đồ ăn nhanh rất khó tiêu, thường gây cho bệnh nhân cảm giác đầy bụng, buồn nôn.
- Những thực phẩm có tác dụng trong việc hỗ trợ làm giảm tiết acid trong dạ dày như các loại đậu, rau xanh, trái cây không chua, gừng nghệ, thịt vịt, thịt lợn, thịt gà… Người bệnh nên tích cực bổ sung những loại thực phẩm nói trên để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Tránh xa các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác là những “kẻ” khiến cho trào ngược dạ dày diễn biến trầm trọng và là con đường tắt dẫn bạn đến với những biến chứng nguy hiểm. Bạn sẽ không thể nào chữa lành trào ngược dạ dày nếu không tránh xa các chất kích thích.
Biện pháp điều trị dùng thuốc
Đối với những người khi bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn thì các biện pháp không dùng thuốc sẽ chỉ mang tính chất hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị bệnh. Lúc này, bắt buộc người bệnh phải tìm đến các biện pháp điều trị dùng thuốc mới có thể điều trị dứt điểm.
Thuốc trung hòa acid
Nhóm thuốc trung hòa acid hay còn gọi là nhóm antacid. Đây là nhóm thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, đưa pH dịch vị lên bằng 4. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn có tác dụng làm giảm lượng acid được tiết ra. Nhờ những khả năng này mà antacid thường được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Một số chế phẩm trung hòa acid như Maalox, Gastropulgite, Phosphalugel…
Thuốc điều hòa nhu động
Thuốc điều hòa nhu động ruột là nhóm thuốc có tác dụng hỗ trợ điều hóa quá trình tiêu hóa của dạ dày đồng thời kích thích tăng co cơ ở vòng cơ thực quản mục đích là đẩy nhanh thức ăn xuống dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
Thuốc điều hòa nhu động ruột dùng trước bữa ăn sẽ giúp cho bệnh nhân có cảm giác ngon miệng, dễ tiêu hơn.
Một số chế phẩm dược dụng trong nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột được dùng phổ biến và đem lại hiệu quả cao như:
- Metoclopramid: Công dụng chính của thuốc là điều trị trào ngược dạ dày, làm giảm các triệu chứng như nôn, buồn nôn. Bên cạnh đó thuốc còn có khả năng kích thích tiêu hóa nhanh hơn từ đó làm giảm nguy cơ trào ngược acid dạ dày.
- Domperidon: Là thuốc thuộc nhóm kháng dopaminergic ngoại biên, Domperidon đóng một vai trò quan trọng trong việc cố định các thụ thể D2 ngoại biên nhằm ngăn không có chúng đi qua hàng rào máu não. Chính nhờ vậy, Domperidon có khả năng làm tăng cơ đoạn dưới thực quản từ đó làm giảm trào ngược dạ dày. Ngoài ra, Domperidon còn có tác dụng làm tăng co thắt dạ dày ruột, làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày.
Thuốc giảm tiết acid dạ dày
Sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày giúp bệnh nhân điều hòa lại lượng acid dạ dày tiết ra về mức sinh lý. Đây là cơ chế tác dụng chính của thuốc và cũng là cơ chế quan trọng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Một trong những nhóm thuốc làm giảm tiết acid dạ dày đó là nhóm kháng thụ thể H2. Nhìn chung các thuốc trong nhóm này đều có cơ chế chung là kháng thụ thể H2 từ đó làm giảm lượng acid tiết ra. Được dùng nhiều trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Một số chế phẩm dược dụng đang được lưu hành trên thị trường như Ranitidine, Nizatidine, Famotidine, Pantoprazole.
Thuốc ức chế bài tiết acid
- Các thuốc ức chế bài tiết acid giúp giảm lượng acid bài tiết ra, đưa pH dạ dày tăng lên 4. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) là nhóm thuốc hoạt động theo cơ chế này. Nhờ việc ức chế bơm proton mà thuốc sẽ ức chế quá trình bài tiết acid ở các tế bào viền của dạ dày.
- Một số thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày như Omeprazole, Lansoprazole, Esopremazole… Bên cạnh tác dụng ức chế bài tiết acid thì một số thuốc còn có tác dụng chữa lành các tổn thương do việc tăng acid trước đó gây ra đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khi gặp phải vấn đề ở dạ dày như buồn nôn, nôn, ợ hơi…
Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Sau khi điều trị bằng các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc mà diễn biến của bệnh vẫn theo chiều hướng nghiêm trọng và xuất hiện các biến chứng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Đây là biện pháp cuối cùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Thông thường, sau 6 tháng điều trị nội khoa đúng phương pháp nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm thì bác sĩ mới cân nhắc đến biện pháp phẫu thuật.
Mục đích chính của phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản là củng cố lại hàng rào bảo vệ chống trào ngược với điều kiện không gây ra những tác dụng phụ quá mức cho cơ thể bệnh nhân.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày hiện nay đang được sử dụng là:
- Phẫu thuật nội soi qua miệng.
- Phẫu thuật fundoplication (phẫu thuật để khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản).
- Thủ thuật Stretta.
- Phương pháp khâu nội soi.
- Phẫu thuật để làm tăng cường hoạt động của cơ vòng thực quản dưới.
Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Một số lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản mà bạn cần biết:
- Đối với các phương pháp điều trị không dùng thuốc: Dù bệnh đang ở giai đoạn nào thì cũng nên ý thức tự thực hiện các biện pháp này vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp khác phát huy tác dụng. Thực hiện các biện pháp không dùng thuốc không chỉ giúp điều trị mà còn có tác dụng phòng ngừa tái phát đồng thời nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
- Đối với các biện pháp điều trị dùng thuốc: Chỉ được sử dụng thuốc khi được bác sĩ cho phép, không được tự ý sử dụng. Trong quá trình sử dụng phải tuân thủ các nguyên tắc, sử dụng đúng liều và theo các mốc thời gian nhất định. Chú ý quan sát các tác dụng phụ, liên hệ ngay với bác sĩ nếu tác dụng phụ xuất hiện trên bệnh nhân.
- Đối với biện pháp phẫu thuật: Sau khi thực hiện phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ và nên kết hợp các biện pháp không dùng thuốc một cách nghiêm túc trước và sau phẫu thuật.
Một vài mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản hữu ích
Ngoài sử dụng thuốc tây để điều trị trào ngược dạ dày thì bạn cũng có thể sử dụng một số loại dược liệu để điều trị căn bệnh này. Một vài mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản hữu ích được chia sẻ dưới đây.
Bí quyết điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ hiệu quả, nhanh chóng
Nghệ là loại thảo dược thiên nhiên cực tốt đối với dạ dày. Nghiên cứu cho thấy hoạt chất Curcumin có trong nghệ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thông qua việc thúc đẩy sự co bóp của túi mật và đặc biệt là không làm tăng tiết acid dạ dày. Ngoài ra hoạt chất này còn có khả năng ức chế sự tăng sinh các tế bào u ở bộ phận này. Chính vì vậy, nghệ trở thành một trong những loại thảo dược điều trị trào ngược dạ dày cực hiệu quả.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nghệ tươi và mật ong nguyên chất.
- Cách thực hiện:
Cách 1:
Trộn đều 120g bột nghệ với 60g mật ong vào một bát sạch. Dùng tay nặn hỗn hợp thành các viên nhỏ rồi bỏ chúng vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín. Bảo quản ở trong ngăn mát của tủ lạnh dùng dần.
Mỗi ngày bạn dùng 3 lần, mỗi lần ăn 3 viên. Nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ thì bạn chỉ cần sử dụng liên tục từ 5-10 ngày là sẽ trị dứt điểm. Còn trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, bạn nên kiên trì sử dụng trong vòng từ 1-1,5 tháng.
Cách 2:
Pha 1 muỗng mật ong và 3 thìa tinh bột nghệ trong 1 cốc nước ấm 100ml. Khuấy đều, uống khi còn ấm.
Mỗi ngày uống 3 lần trước khi ăn. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất bạn cần thực hiện đều đặn trong vòng 2 tháng.
Sử dụng gừng chữa trào ngược dạ dày thực quản
Gừng là loại thảo dược quen thuộc với người Việt Nam. Loại thảo dược này được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Trong Đông y, gừng có tính ôn trung, tính ấm rất phù hợp trong điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu và các bệnh liên quan đến dạ dày. Một trong những tác dụng đặc biệt của gừng mà nhiều người không ngờ tới đó là khả năng điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất và nửa thìa nước cốt chanh.
- Cách thực hiện:
Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, cắt thành lát mỏng.
Lấy 4-5 lát gừng vừa cắt cho vào ấm chứa 200ml nước và đun sôi trong vòng 20 phút.
Cho nước gừng ra cốc, thêm vào mật ong và chanh tươi với tỷ lệ như trên. Khuấy đều và uống.
Bạn có thể thực hiện phương pháp này hàng ngày. Nó không chỉ tốt cho dạ dày mà còn rất tốt với cơ thể của bạn nữa đấy.
Trà hoa cúc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Trong hoa cúc chứa nhiều hoạt chất có lợi với dạ dày, hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Đầu tiên, có thể kể đến Anethole có tác dụng giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ nóng, ợ chua. Bisabolol có tính kháng viêm, kháng khuẩn từ đó giúp hạn chế hoạt động của vi khuẩn gây loét dạ dày – HP. Apigenin là chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng ung thư dạ dày.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hoa cúc đã được sấy khô hoặc sấy lạnh.
- Cách thực hiện: Pha trà hoa cúc để uống như những loại trà bình thường. Nên uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ 30 phút.Uống trà hoa cúc hàng ngày giúp bạn có một sức khỏe tốt và một tinh thần thoải mái sau một ngày học tập làm việc áp lực.
Xem thêm: