Gừng là nguyên liệu quen thuộc, không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng gừng có những công dụng đặc biệt, rất tốt cho sức khỏe con người, là vị thuốc thiên nhiên hỗ trợ bảo vệ sức khỏe toàn diện. Trong bài viết này, http://chuyengiadaday.com/ sẽ giới thiệu đến cho các bạn “ 6 cách trị tiêu chảy bằng gừng nhanh nhất tại nhà.”
Contents
Tại sao gừng có tác dụng chữa tiêu chảy?
Theo Đông y, Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, do đó gừng thường được sử dụng để hỗ trợ làm ấm dạ dày, giảm tình trạng đau bụng, co thắt dạ dày – ruột, nhờ đó tình trạng tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đó, trong gừng chứa 2 hoạt chất là Gingerol và Shogaol có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Theo các nghiên cứu lâm sàng gần đây, gừng giúp làm giảm nhu động ruột, cho phép chất thải có thể di chuyển trong ống tiêu hóa với tốc độ bình thường, cung cấp các enzyme kích thích giải phóng dịch vị dạ dày cần thiết để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Điều này sẽ góp phần cải thiện vấn đề tiêu chảy 1 cách triệt để mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Gừng cũng giúp làm giảm lượng khí sinh ra do sự lên men của các vi khuẩn đường ruột, giải độc và tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc gây hại cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Do đó, gừng không chỉ chữa tiêu chảy mà còn hỗ trợ bảo vệ đường ruột của chúng ta khỏe mạnh.
Tóm lại, gừng là nguyên liệu tự nhiên vừa có tác dụng chữa tiêu chảy vừa dễ kiếm, an toàn, lành tính, không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
6 cách trị tiêu chảy bằng gừng nhanh nhất
Uống nước ép gừng trị tiêu chảy cấp
Với các tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm tình trạng đau bụng cũng như làm ấm dạ dày, sử dụng trực tiếp nước ép gừng sẽ đem lại hiệu quả điều trị tiêu chảy nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi.
- Máy ép.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi được rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bao bên ngoài.
- Thái gừng thành từng lát mỏng, cho vào máy ép để ép lấy nước cốt.
- Có thể sử dụng trực tiếp nước ép gừng để uống hoặc hoặc hòa 2 thìa nước ép gừng với 70 ml nước ấm để điều trị tiêu chảy.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng tiêu chảy được cải thiện đáng kể.
Uống trà gừng chữa tiêu chảy
Trà gừng vốn là bài thuốc dân gian được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau dạ dày, đầy hơi, không chỉ đơn giản, tiện lợi, dễ uống mà còn tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
1 – 2 củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng tươi, cạo lớp vỏ bao bên ngoài. Sau đó đập dập hoặc nghiền nát để dễ dàng giải phóng các hoạt chất ra khỏi củ gừng.
- Thả gừng vào nồi nước sôi, đun trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp, hãm trong vòng 10 phút đến 15 phút.
- Sau đó sử dụng trực tiếp làm nước uống thay trà hoặc có thể cho thêm 1 chút mật ong để hương vị thêm đậm đà.
Uống trà gừng đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp chữa bệnh tiêu chảy mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
Mẹo trị tiêu chảy bằng gừng và mật ong
Mật ong cũng có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, kháng viêm, giảm co thắt dạ dày cũng như hỗ trợ làm giảm hội chứng ruột kích thích. Do vậy, việc kết hợp giữa mật ong và gừng sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị tiêu chảy.
Nguyên liệu:
- 1 – 2 củ gừng tươi.
- 2 thìa mật ong.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi được rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bao bên ngoài.
- Thái gừng thành từng lát mỏng, cho vào máy ép để ép lấy nước cốt.
- Thêm vào nước gừng 2 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều cho tới khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Sau đó uống trực tiếp hỗn hợp trên để cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Uống hỗn hợp trên đều đặn mỗi ngày để ổn định hệ tiêu hóa và đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
Lưu ý: Không nên uống nước ngay sau khi sử dụng hỗn hợp trên, nên cách nhau tối thiểu 20 – 30 phút.
Trị tiêu chảy bằng gừng, muối đen và chanh
Chanh có tính acid, do đó có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Muối đen có tác dụng bù nước và điện giải cho cơ thể nên giúp cơ thể hồi phục rất nhanh sau khi bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp tính. Việc sử dụng hỗn hợp trên vừa giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy vừa hỗ trợ hồi phục cơ thể sau khi bị mất nước do tiêu chảy.
Nguyên liệu:
- 1 – 2 củ gừng tươi.
- 2 thìa nước cốt chanh.
- Nửa thìa muối đen.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi được rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bao bên ngoài.
- Thái gừng thành từng lát mỏng, cho vào máy ép để ép lấy nước cốt.
- Cho 2 thìa nước ép gừng và 2 thìa nước cốt chanh vào 1 cốc nước ấm hoặc nước lạnh, thêm 1 ít muối đen vào, khuấy đều.
- Uống 3 – 4 cốc mỗi ngày để làm giảm tình trạng tiêu chảy cũng như tăng cường sức đề kháng cho đường ruột.
Kết hợp gừng và nước dừa chữa tiêu chảy
Nước dừa là thực phẩm không chỉ tốt cho làn da mà còn hỗ trợ bổ sung nước, khoáng chất và vitamin cho cơ thể để bù nước và điện giải đã mất do tiêu chảy cấp. Do đó, hỗn hợp gừng và nước dừa vừa giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy vừa cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ hồi phục cơ thể sau những đợt tiêu chảy cấp.
Nguyên liệu:
- 1 quả dừa tươi.
- 1 – 2 củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Bổ quả dừa, lấy nước.
- Gừng tươi được rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bao bên ngoài.
- Thái gừng thành từng lát mỏng, cho vào máy ép để ép lấy nước cốt.
- Thêm nước cốt gừng tươi vào cốc nước dừa, khuấy đều cho tới khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Uống hỗn hợp trên 2 – 3 lần/ ngày để hồi phục cơ thể và cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Công thức trị tiêu chảy từ gừng tươi và quế
Theo y học cổ truyền, Quế cũng là dược liệu có vị cay, tính ấm. Do đó, Quế cũng có tác dụng làm ấm dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ làm giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Nguyên liệu:
- 1 – 2 củ gừng tươi.
- 1 thìa bột quế hoặc quế miếng.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi được rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bao bên ngoài.
- Thái gừng thành từng lát mỏng, cho vào máy ép để ép lấy nước cốt.
- Cho vào nước gừng 1 thìa bột quế hoặc quế miếng.
- Hấp cách thủy hỗn hợp trên 15 – 20 phút.
- Sử dụng hỗn hợp trên 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa để đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
Một số lưu ý khi trị tiêu chảy bằng gừng
- Đối với các biện pháp trị tiêu chảy từ gừng cần phải kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày mới đem lại được hiệu quả như mong muốn.
- Tuy nhiên, không nên lạm dụng, sử dụng quá 4g gừng trong 1 ngày vì có thể gây nên hiện tượng nóng trong dẫn đến phát ban, mẩn ngứa, ợ nóng, nhiệt miệng, đau bụng,…
- Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, trước khi sử dụng bất kì phương pháp nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì khi mang thai, cơ thể tương đối nhạy cảm và có những thay đổi khác biệt so với bình thường.
- Gừng có thể tương tác và làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc hạ huyết áp, thuốc tim mạch,… Do đó, trẻ em dưới 2 tuổi, những người tiểu đường, rối loạn đông máu, những người bị bệnh tim mạch không nên sử dụng các phương pháp trị tiêu chảy từ gừng.
- Dừng sử dụng ngay nếu thấy bất kì phản ứng khác thường nào của cơ thể như mẩn đỏ, dị ứng, phát ban.
Trị tiêu chảy bằng gừng có tốt không?
Đây là câu hỏi có lẽ sẽ khiến nhiều bạn băn khoăn và thắc mắc. Với các công dụng của gừng đã được đề cập ở trên, việc trị tiêu chảy bằng gừng chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe của chúng ta nếu như chúng ta biết cách sử dụng 1 cách hợp lý và chính xác. Từ thời xa xưa, gừng đã được lưu truyền trong dân gian như 1 “ thần dược “ của hệ tiêu hóa và cho đến ngày nay, với các công nghệ chiết xuất hiện đại, người ta đã biết được trong gừng chứa rất nhiều tinh dầu và các hoạt chất tốt cho dạ dày, đường ruột, không chỉ kích thích nhu động ruột, giúp cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng mà còn giảm co thắt, kháng khuẩn, kháng viêm, chữa tiêu chảy hiệu quả. Do đó, trị tiêu chảy bằng gừng là biện pháp hữu hiệu vừa đơn giản, tiện lợi mà còn an toàn, lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe dù sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng có 1 vài vấn đề cần lưu ý như không nên sử dụng gừng cho phụ nữ có thai và cho con bú; không sử dụng quá 4g/ ngày và chú ý vấn đề tương tác giữa gừng với các loại thuốc đã được đề cập ở trên.
Một số câu hỏi thường gặp
Trẻ em bị tiêu chảy uống nước gừng được không?
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên khi bị tiêu chảy, bạn hoàn toàn có thể cho trẻ uống nước gừng để điều trị. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý cho trẻ sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng hoặc các loại thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ. Ở độ tuổi còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ có thể còn chưa hoàn thiện và hoàn toàn khỏe mạnh như người bình thường, do đó gừng có thể gây kích ứng lên dạ dày hoặc ruột, gây nóng trong dẫn tới mẩn ngứa, phát ban hoặc tổn thương đường ruột, hệ tiêu hóa của trẻ. Cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, do đó các mẹ cần hết sức cẩn thận trong vấn đề ăn uống cũng như thuốc thang cho trẻ để không bị phát sinh các vấn đề không mong muốn.
Bà bầu bị tiêu chảy uống nước gừng được không?
Tương tự đối với trẻ em, cơ địa của phụ nữ khi mang thai cũng có những thay đổi nhất định về mặt sinh lý. Gừng tuy là nguyên liệu an toàn đối với sức khỏe nhưng có thể gây nên hiện tượng kích ứng, dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm và hiện nay cũng chưa có nghiên cứu hoặc báo cáo khoa học nào khẳng định về tính an toàn của gừng đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.