[Chia sẻ] Trào ngược dạ dày viêm amidan là gì? Tại sao trào ngược dạ dày lại gây viêm amidan?

Viêm amidan là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào, bệnh có thể diễn biến cấp tính hay mạn tính, có thể kéo dài 6-8 ngày và tái phát nhiều lần.

Trào ngược dạ dày viêm amidan là gì ?

Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị trong dạ dày trào ngược lên gây kích ứng niêm mạc thực quản, niêm mạc họng. Bình thường thực quản sẽ chỉ mở khi chúng ta ăn uống để thức ăn di chuyển xuống dạ dày rồi sẽ đóng lại để chặn thức ăn và acid dịch vị trào ngược lên. Amidan là tổ chức hạch bạch huyết ở thành sau cổ họng, giao giữa hai con đường ăn và đường hô hấp. Amidan có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp, nó ngăn chặn vi khuẩn tấn công xuống đường hô hấp dưới, sản xuất ra kháng thể chống lại những virus, vi khuẩn có hại. Khi acid dịch vị trào ngược lên liên tục và thường xuyên chúng sẽ gây bào mòn niêm mạc, gây tổn thương lớp niêm mạc, thậm chí có thể gây bỏng niêm mạc, amidan lại nằm trên con đường acid dịch vị trào ngược vì vậy trào ngược dạ dày cũng tác động trực tiếp nên amidan gây viêm amidan.

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây viêm amidan ?

Viêm amidan là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Cổ họng của chúng ta có rất nhiều vi sinh vật, bình thường chúng không gây hại, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, môi trường tích hợp các vi sinh vật bắt đầu hoạt động, sinh sôi ngày càng nhiều, tấn công gây tổn thương amidan, vòm họng, thành họng.

Trào ngược dạ dày viêm amidan có nguy hiểm không ?

Viêm amidan thường rất hay gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, amidan được coi như một hàng rào lá chắn bảo vệ đường hô hấp, khi hàng rào này gặp vấn đề giảm chức năng bảo vệ về lâu dài sẽ dẫn đến một số biến chứng khá nguy hiểm. Viêm amidan cấp tính khiến cổ họng đau nhức,nuốt nước bọt thấy vướng, cơ thể sẽ phản ứng bằng những đợt sốt nhẹ. Viêm amidan mạn tính còn thêm gây ra một số triệu chứng: Cơ thể yếu ớt, da xanh nhợt, nuốt thấy vướng ở cổ họng, ho khan kèm khàn tiếng, hơi thở có mùi hôi do vi khuẩn gây mùi phát triển. Những triệu chứng của viêm amidan thường khá nhẹ, không điển hình ít gây nguy hiểm, nhưng về lâu dài có thể gây khó chịu cho người bệnh.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày viêm amidan

Đây là căn bệnh phổ biến, dễ gặp ở nhiều đối tượng từ tuổi trưởng thành đặc biệt ở những đối tượng sau:

Người nghiện rượu, bia, sử dụng thuốc lá
Người nghiện rượu, bia, sử dụng thuốc lá
  • Người nghiện rượu bia: Thành phần của rượu bia làm phá hủy lớp chất nhầy ở niêm mạc và còn kích thích tăng tiết acid gây trào ngược dạ dày, lượng acid trào ngược lên càng nhiều khiến tình trạng viêm càng nặng hơn.
  • Sử dụng nhiều thuốc lá: Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, gây nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có trào ngược dạ dày. Hút thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày cao hơn người bình thường.
  • Sử dụng thuốc quá nhiều: Các loại thuốc kháng viêm nếu sử dụng lâu dài do cơ chế ngừng tổng hợp các chất để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày.
  • Phụ nữ đang mang thai cũng có thể bị trào ngược dạ dày vào tháng cuối của thai kỳ thai nhi lớn gây chèn ép các cơ quan.

Triệu chứng của trào ngược dạ dày viêm amidan

Triệu chứng thường gặp khi bị viêm amidan là đau vùng cổ họng, nuốt vướng do amidan sưng to và kèm theo các triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày như:

  • Ợ chua, ợ nóng, cảm thấy nóng rát khó chịu ở dạ dày, đau rát ở cổ họng.
  • Bụng chướng, đầy hơi và buồn nôn: Người bệnh thường gặp triệu chứng này sau mỗi bữa ăn, gây cảm giác khó chịu đầy hơi, khó tiêu.
  • Triệu chứng ho khan kéo dài nặng hơn có thể dẫn đến viêm thanh quản, khàn tiếng: Nguyên nhân do acid dịch vị dạ dày trào ngược lên vùng họng gây ngứa họng, kích thích phản xạ ho, thường ho nhiều vào ban đêm do.
  • Đau tức ngực: acid trào ngược lên thực quản, bào mòn và làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản dẫn đến đau tức vùng ngực.

Biến chứng của trào ngược dạ dày viêm amidan

Trào ngược dạ dày kèm viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng khôn lường, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Ngoài viêm amidan các biến chứng thường gặp như viêm thanh quản, viêm họng, ung thư vòm họng, Ung thư dạ dày. Vì vậy nên điều trị dứt điểm và càng sớm càng tốt.

Cách chữa trị trào ngược dạ dày viêm amidan

Điều trị viêm amidan kết hợp với điều trị trào ngược dạ dày:

Khi bị viêm amidan cần vệ sinh họng và mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên, giữ ấm vùng cổ, không uống nước lạnh, ăn đồ cay nóng. Nếu amidan sưng quá to thì có thể dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý

Điều trị trào ngược dạ dày để loại bỏ nguyên nhân gây viêm amidan: chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý kết hợp sử dụng thuốc.

  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý: Tránh lo âu, căng thẳng, stress, ngủ đủ giấc, tránh ăn các thực phẩm cay, nóng, chua, kiêng rượu bia, thuốc lá.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc kháng Histamin H2, thuốc kháng acid, thuốc ứng chế bơm proton. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.

Phòng ngừa bệnh viêm amidan trong trào ngược dạ dày

Cách phòng ngừa là hạn chế acid dịch vị trào ngược lên thực quản và vùng họng:

  • Tránh ăn quá no gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Hạn chế vận động mạnh sau khi ăn
  • Không nằm ngay sau khi ăn, ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng.
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia
  • Nằm gối cao để khi ngủ acid không bị trào ngược lên.

Một số lưu ý khi bị trào ngược dạ dày viêm amidan

Đây là một căn bệnh cần điều trị lâu dài, phải kiên trì thì mới có thể trị dứt điểm, vì thế bạn không cần quá sốt ruột dẫn đến căng thẳng, stress khiến bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi tình trạng cơ thể thường xuyên nếu có gì bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.

Xem thêm: [Chia sẻ] Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi: Nguyên nhân và cách xử lý ?