Trào ngược dạ dày có ăn được khoai lang không là câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân. Hãy cùng tìm câu trả lời và tham khảo một số lưu ý khi sử dụng khoai lang trong bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân của bệnh
- 2 Trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không? Vì sao?
- 3 Công dụng của khoai lang đối với người bị trào ngược dạ dày
- 4 Cách ăn khoai lang hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày
- 5 Những lưu ý khi người bị bệnh trào ngược dạ dày ăn khoai lang
- 6 Một số câu hỏi liên quan
- 7 Bị trào ngược dạ dày trên nền bệnh lý gì thì phải tránh xa khoai lang
Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân của bệnh
Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược acid là một bệnh lý với triệu chứng điển hình là dịch vị trong dạ dày bị trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên vùng thực quản. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại nhiều lần gây ra sự khó chịu cho người bệnh và có thể gây ra các biến chứng tổn thương thực quản.
Các nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày có thể kể đến bao gồm:
- Người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét do nhiễm vi khuẩn H. Pylori, hẹp hang môn vị hoặc ung thư dạ dày. Các bệnh lý này làm suy giảm chức năng của dạ dày, làm tăng tình trạng tiết acid dạ dày, từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày và dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
- Căng thẳng, stress kéo dài: việc bị stress trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể gia tăng khả năng tiết cortisol. Đây là một hoạt chất có tác dụng kích thích tiết HCl, pepsin, từ đó tăng khả năng phá hủy các chất nhầy bảo vệ niêm mạc, gia tăng acid trong acid dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng phổ biến hiện nay. Việc ăn nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ và các chất kích thích có thể làm tổn thương dạ dày và gây ra bệnh trào ngược dạ dày.
- Lạm dụng một số loại thuốc như nhóm thuốc Nsaids (như Aspirin, Ibuprofen), thuốc điều trị huyết áp, thuốc an thần chữa trầm cảm cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không? Vì sao?
Khoai lang là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bị trào ngược dạ dày có nên sử dụng khoai lang hay không vẫn còn là một câu hỏi mà nhiều người băn khoăn. Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Không những thế, khoai lang còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Có được tác dụng này là do trong khoai lang có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, có thể kể đến như:
- Tinh bột và chất xơ: đây là 2 thành phần chính có trong khoai lang. 2 chất này khi vào cơ thể sẽ giúp trung hòa và đào thải một lượng acid dư thừa trong dạ dày, từ đó giúp giảm trào ngược. Ngoài ra, lượng chất xơ có trong khoai lang còn giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, điều trị chứng khó tiêu, táo bón.
- Vitamin A: trong khoai lang có chứa hàm lượng vitamin A rất cao. Đây là loại vitamin có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô tổn thương do trào ngược acid dạ dày gây ra, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Vitamin C: lượng vitamin C có trong khoai lang giúp bảo vệ thành niêm mạc dạ dày và thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương do acid dạ dày gây ra.
- Các loại dưỡng chất khác như vitamin B6, vitamin E, Mangan đều có tác dụng gia tăng sự trao đổi và chuyển hóa các chất trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
Công dụng của khoai lang đối với người bị trào ngược dạ dày
Với các hoạt chất dinh dưỡng có trong khoai lang đã kể trên, sử dụng khoai lang đối với người bị trào ngược dạ dày mang đến các tác dụng như: giảm lượng acid dạ dày dư thừa, giảm các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ cay, thúc đẩy quá trình tái tạo các tổn thương và giúp các vết loét ở dạ dày mau lành, từ đó mà giảm trào ngược dạ dày hiệu quả.
Không chỉ có tác dụng với dạ dày mà sử dụng khoai lang còn mang đến các tác dụng tốt khác cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng của cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa các nguy cơ tim mạch khác.
Cách ăn khoai lang hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày
Khoai lang là loại thực phẩm rất quen thuộc với đời sống, có thể được chế biến bằng nhiều phương pháp khác nhau để sử dụng điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Có thể kể đến một số cách chế biến khoai lang như sau:
Hấp/ Luộc khoai lang
Đây là cách chế biến đơn giản và phổ biến nhất khi sử dụng khoai lang. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 100g khoai lang, lưu ý nên lựa chọn những củ khoai lang còn tươi, có màu tím, không bị thâm hay dập, nứt để có được tác dụng tốt nhất.
Cách chế biến như sau:
- Để hấp khoai lang: khoai lang sau khi mua về đem rửa sạch, sau đó gọt vỏ và thái thành từng khúc. Hấp khoai lang trên nồi hấp cách thủy trong khoảng 10 -15 phút cho đến khi chín mềm là có thể sử dụng.
- Để luộc khoai lang: khoai lang rửa sạch, sau đó cho vào nồi và luộc với nước. Đun đến khi chín mềm, vớt ra bóc vỏ và sử dụng trực tiếp.
Khoai lang nghiền với gừng
Ngoài việc ăn trực tiếp khoai lang luộc hoặc hấp, bạn có thể sử dụng khoai lang kết hợp với gừng để gia tăng thêm tác dụng. Do gừng có khả năng chống viêm kháng khuẩn và trung hòa acid dạ dày rất tốt nên sử dụng gừng kết hợp với khoai lang có thể khiến tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện đáng kể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Khoai lang: khoảng 1kg.
- Gừng: khoảng 1 – 2 củ gừng tươi.
- Dầu dừa: 2 thìa.
- Ngoài ra cần chuẩn bị thêm hành tím, tỏi, tiêu, giấm.
Cách chế biến như sau:
- Khoai lang đem rửa sạch, sau đó thực hiện hấp hoặc luộc theo 2 cách đã kể trên. Sau khi khoai lang đã chín, đem khoai lang đi nghiền cho đến khi được một hỗn hợp nhuyễn mịn.
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ và băm nhỏ. Hành và tỏi cũng đem băm nhỏ. Bắc chảo lên bếp, sau đó thêm dầu và cho hành, gừng, tỏi vào đảo đều cho thật thơm.
- Đổ hỗn hợp trong chảo vào tô chứa khoai đã nghiền. Sau đó thêm tiêu, giấm và dầu dừa vào tô và trộn đều lên là có thể sử dụng. Khoai lang nghiền với gừng là một món ăn vừa lạ, ngon miệng, vừa mang đến tác dụng tốt cho sức khỏe.
Món súp khoai lang cho người bị trào ngược dạ dày
Một cách chế biến khác để sử dụng khoai lang điều trị cho người bị trào ngược dạ dày đó chính là nấu thành súp khoai lang. Đây là một món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng, vì vậy bạn có thể tham khảo và nấu cho cả nhà cùng thường thức.
Nguyên liệu cần có để nấu một nồi súp khoai lang bao gồm:
- Khoai lang: 2 củ to.
- Hành tây: nửa củ.
- Bơ thực vật: khoảng 15gram.
- Nước hầm từ xương gà: khoảng 500ml.
- Các gia vị gồm: tỏi băm, ngò, bột thì là, hạt nêm…
Cách làm món súp khoai lang như sau:
- Đầu tiên, bạn cần sơ chế các nguyên liệu: khoai tây rửa sạch, gọt vỏ và thái thành những miếng vuông nhỏ, vừa ăn. Hành tây cũng lột vỏ, cắt thành hạt lựu.
- Sau đó, cho bơ vào nồi và bật bếp. Khi bơ đã tan chảy, thêm hành tây và tỏi băm vào, xào cho thật thơm.
- Thêm nước dùng vào nồi kèm với khoai lang. Đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi khoai lang chín mềm.
- Múc súp khoai lang ra bát, thêm chút ngò và bột thì là để gia tăng hương vị cho món ăn.
Những lưu ý khi người bị bệnh trào ngược dạ dày ăn khoai lang
Khoai lang là loại thực phẩm có nhiều công dụng, tuy nhiên đối với người bị bệnh trào ngược dạ dày cũng cần lưu ý một số điểm sau để sử dụng khoai lang đúng cách:
- Khoai lang nên được ăn trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng, không nên ăn khoai lang khi đói. Việc sử dụng khoai lang vào lúc đói có thể gây tăng đường huyết một cách đột ngột, kích thích dạ dày tiết thêm nhiều acid dịch vị khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chỉ ăn khoai lang khi đã chín mềm, không nên ăn khoai lang sống. Một số enzym có trong khoai lang sống có thể gây ra triệu chứng ợ hơi, buồn nôn khi sử dụng. Ngoài ra, khoai lang sống còn gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Không nên quá lạm dụng khoai lang: mặc dù khoai lang là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng việc ăn quá nhiều khoai lang có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, đồng thời còn kích thích sản xuất một lượng lớn CO2 trong cơ thể, khiến dạ dày trở nên khó chịu hơn.
- Không ăn vỏ khoai lang: do vỏ khoai lang có chứa các thành phần rất khó tiêu nên mang lại tác dụng không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn cần bóc vỏ khoai lang trước khi ăn để tránh các tác hại đối với cơ thể.
Một số câu hỏi liên quan
Người bị trào ngược dạ dày có thể ăn khoai lang vào bữa sáng không?
Đối với người bị trào ngược dạ dày, thời điểm thích hợp nhất để sử dụng khoai lang được các chuyên gia khuyến cáo là vào bữa sáng. Nên ăn kèm khoai lang với một ít rau xanh hoặc một cốc sữa chua để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời giảm tối đa hiện tượng trào ngược dạ dày xuất hiện.
Chế độ ăn cho người bị trào ngược dạ dày
Chế độ ăn phù hợp đối với người bị trào ngược dạ dày là hết sức quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị bệnh. Một số điểm nổi bật có thể kể đến khi xây dựng chế độ ăn cho người bị trào ngược dạ dày như sau:
- Cần ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm có tính trung hòa để làm giảm lượng acid có trong dạ dày như: các loại rau xanh (súp lơ, bí, bắp cải), một số loại đậu đỗ (đậu xanh, đậu đen, đậu tương), gừng, nghệ, cơm, bánh mì, sữa…
- Cần tránh các loại thực phẩm có hại cho dạ dày như: thực phẩm chứa nhiều acid có vị chua (ví dụ như trái cây họ cam), đồ ăn nhiều chất béo hoặc có vị cay nóng, các loại thức uống có cồn hoặc đồ uống có gas. Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày cũng không nên ăn mặn hoặc ăn nhiều đồ ngọt vì muối và đường có thể làm tăng dịch vị dạ dày, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày cần chia nhỏ các bữa ăn để tránh tình trạng ăn quá no hoặc để dạ dày bị đói. Ăn đúng bữa, đúng giờ và bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng là một cách cải thiện bệnh lý hiệu quả, tăng cường sức khỏe của bản thân.
Bị trào ngược dạ dày trên nền bệnh lý gì thì phải tránh xa khoai lang
Những người đang mắc các bệnh lý sau không nên sử dụng khoai lang:
- Người có bệnh lý về thận: viêm cầu thận, suy thận… là những bệnh lý cần tránh xa khoai lang. Do khi thận hoạt động yếu, một lượng lớn Kali có trong khoai lang không thể hấp thu và đào thải một cách bình thường, dẫn đến tăng Kali trong máu và gây ra hậu quả là yếu cơ, liệt cơ, rối loạn cơ tim, thậm chí có thể xảy ra biến chứng ngừng tim.
- Những người đang bị chướng hơi, đầy bụng: do khoai lang có thể kích thích sản sinh khí trong đường ruột, từ đó làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn và khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Xem thêm: [Sự thật] Người bị trào ngược dạ dày có ăn dưa chuột được không?