Chuối là một loại thực phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là người bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối không và có những lưu ý gì khi ăn loại quả này? Hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân của bệnh
- 2 Bị trào ngược dạ dày có ăn chuối được không?
- 3 Tác dụng của chuối đối với người bị trào ngược dạ dày
- 4 Những lưu ý khi sử dụng chuối dành cho người bị bệnh trào ngược dạ dày
- 5 Một số cách hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày với chuối
- 6 Một số câu hỏi liên quan
Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân của bệnh
Trào ngược dạ dày là hiện tượng một phần dịch vị có trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, thanh quản hoặc trào lên cổ họng. Phần dịch dạ dày này bao gồm cả thức ăn, men tiêu hóa, hơi…, bình thường khi ăn, cơ vòng dưới của thực quản sau khi mở để thức ăn xuống dạ dày sẽ ngay lập tức đóng lại, tránh để dịch vị trào ngược trở lại. Dịch vị dạ dày thường chứa acid nên khi trào ngược có thể gây ra tổn thương cho các cơ quan như thực quản, thanh quản, miệng.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, đó là do cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu và dạ dày bị quá tải, dư thừa một lượng lớn acid.
Một số nguyên nhân dẫn đến suy giảm cơ thắt thực quản dưới và làm dạ dày bị quá tải có thể kể đến như:
- Sử dụng một số loại thuốc Tây như: thuốc NSAIDs (Ibuprofen, aspirin…), các loại thuốc huyết áp có thể gây ra các tác dụng phụ là suy yếu cơ vòng thực quản.
- Người mắc một số bệnh lý liên quan đến vùng thực quản như: tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm ở phần thực quản, nhiễm trùng gây xơ ở thực quản và một số bệnh lý di truyền khác.
- Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý dạ dày như: viêm loét dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày, ung thư dạ dày cũng dễ xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày.
- Thói quen sinh hoạt không điều độ, thường xuyên sử dụng các thực phẩm có chứa các chất kích thích như cafein, rượu, thuốc lá.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Ăn quá no hoặc quá nhanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến quá tải dạ dày, tăng lượng acid dịch vị và từ đó khiến trào ngược dạ dày.
- Ngoài ra, người bị stress trong thời gian dài, người bị thừa cân béo phì cũng có nguy cơ cao dẫn đến trào ngược dạ dày.
Bị trào ngược dạ dày có ăn chuối được không?
Đối với những người bị trào ngược dạ dày, việc ăn uống như thế nào để các triệu chứng không xuất hiện là điều cần lưu tâm. Ăn các loại thực phẩm không phù hợp, có tính acid mạnh thường khiến hiện tượng trào ngược dạ dày dễ xuất hiện và trở nên nặng hơn. Nhiều người thắc mắc liệu người bị trào ngược dạ dày có ăn chuối được không, câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Chuối là loại hoa quả có vị ngọt, chứa nhiều Kali, đặc biệt không chứa các chất có tính acid và kích thích hệ tiêu hóa nên rất an toàn với dạ dày khi sử dụng. Chẳng những không làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày mà ăn chuối thường xuyên còn giúp hạn chế đáng kể tình trạng này, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất để cải thiện tốt hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tác dụng của chuối đối với người bị trào ngược dạ dày
Đối với người bị trào ngược dạ dày, sử dụng chuối đúng cách có thể đem đến các lợi ích như:
- Chuối khi vào dạ dày là loại thực phẩm dạng mềm, dễ nhào trộn nên sẽ giảm được các tổn thương của niêm mạc dạ dày khi co bóp nghiền nát thức ăn.
- Chuối còn giúp trung hòa dịch vị dạ dày, hạn chế tiết acid dịch vị, từ đó làm giảm tình trạng sưng viêm và hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị lên thực quản.
- Hoạt chất tanin có trong chuối xanh sẽ làm se các vết loét trong trường hợp bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày, tạo thành một lớp nhầy để bảo vệ niêm mạc, từ đó ngăn ngừa tình trạng loét lan rộng. Tanin còn có thể kiểm soát lượng acid dư thừa khi tiết ra, từ đó làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Ngoài các tác dụng đối với dạ dày thì việc sử dụng chuối thường xuyên còn mang đến các lợi ích khác đối với sức khỏe như: ổn định huyết áp và giảm thiểu các nguy cơ tim mạch, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho cơ thể, bổ sung sắt và ngăn ngừa thiếu máu.
Những lưu ý khi sử dụng chuối dành cho người bị bệnh trào ngược dạ dày
Chuối là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để chuối phát huy được tác dụng tốt nhất, người dùng cần lưu ý một vài điểm khi sử dụng như sau:
- Chuối nên được bổ sung vào bữa ăn sáng hàng ngày. Do đây là thời điểm cơ thể hấp thu được tốt nhất các dưỡng chất nên chuối có thể phát huy được hết tác dụng tốt.
- Không nên ăn chuối khi đang quá no hoặc quá đói. Khi bạn đang quá no, việc bổ sung thêm chuối sẽ làm tăng áp lực lên thành dạ dày và gia tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Trong khi đó, ăn chuối khi đang đói, acid dạ dày đang được tiết một cách mạnh mẽ có thể phản ứng với pectin có trong chuối gây nên cảm giác xót ruột, dễ dẫn đến đau dạ dày.
- Chỉ nên ăn từ 1 – 3 quả chuối một ngày. Ăn quá nhiều chuối có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, gây ra cảm giác đầy bụng, chán ăn. Ngoài ra, cần kết hợp chuối với các loại hoa quả khác để bổ sung dưỡng chất đầy đủ, phong phú hơn cho cơ thể.
- Chuối có thể được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như sinh tố chuối, sữa chua chuối, bánh chuối để đa dạng khẩu vị cho người sử dụng. Tuy nhiên với người bị trào ngược dạ dày cần tránh sử dụng các loại chuối chiên, chuối sấy khô vì lượng đường và dầu mỡ có trong các loại thực phẩm này có thể làm tình trạng trào ngược trở nên nặng hơn.
- Đối với bệnh nhân có bệnh về huyết áp hoặc đang điều trị bằng các thuốc huyết áp nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày.
Một số cách hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày với chuối
Ngoài việc ăn chuối hàng ngày, để tăng tác dụng điều trị trào ngược dạ dày thì bạn cũng có thể tham khảo một số cách chế biến và sử dụng chuối như sau:
Chuối tiêu xanh + mật ong
Chuối tiêu xanh kết hợp với mật ong là một phương pháp thường được áp dụng và mang lại tác dụng rất tốt đối với việc điều trị chứng trào ngược dạ dày. Mật ong có chứa nhiều vitamin như vitamin C, vitamin B, E, K có tác dụng tốt trong việc làm dịu dạ dày, tăng cường quá trình tái tạo tổn thương, giảm tiết acid và tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, việc kết hợp mật ong với chuối tiêu xanh sẽ hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị rất đơn giản:
- Chuối tiêu xanh: chuẩn bị khoảng 2kg chuối. Nên chọn những quả chuối tiêu còn non và tươi để có được tác dụng tốt nhất.
- Mật ong: khoảng 0,5 lít. Cần mua mật ong ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng, tránh mua nhầm mật ong kém chất lượng có thể gây ra tác dụng không tốt với sức khỏe.
Cách thực hiện như sau:
Chuối tiêu xanh sau khi mua về đem ngâm cho bớt nhựa, sau đó thái thành những lát mỏng. Các lát chuối mang đi phơi khô, sau đó tán thành bột mịn là được bột chuối tiêu xanh.
Bột chuối tiêu xanh có thể kết hợp với mật ong theo 2 cách:
- Cách 1: pha bột chuối với mật ong và nước lọc, sau đó uống trực tiếp. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần để phát huy được tác dụng tốt nhất.
- Cách 2: bột chuối tiêu xanh trộn trực tiếp với mật ong thành dạng sền sệt, sau đó vo thành những viên nhỏ và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Sử dụng 2 – 3 viên sau mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện đáng kể.
Chuối tiêu xanh + các loại thảo mộc
Sử dụng chuối tiêu xanh kết hợp với một số loại thảo mộc có tác dụng tốt với dạ dày cũng là một phương pháp hiệu quả. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Chuối tiêu xanh: chuẩn bị 12 quả, nên chọn quả chuối còn tươi.
- Kim tiền thảo: khoảng 50 gram.
- Rễ cỏ tranh: khoảng 100 gram.
- Bông mã đề: khoảng 50 gram.
- Nước lọc: khoảng 0,5 lít.
Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, tiến hành chế biến như sau:
- Chuối tiêu: rửa sạch, sau đó thái thành những lát mỏng. Chuối đã thái mang đi sao cho vàng, sau đó đổ ra 1 miếng vải sạch, đặt trên mặt đất (hạ thổ) trong khoảng 1 tiếng.
- Sau đó, cho tất cả nguyên liệu gồm chuối đã sao, các loại dược liệu, nửa lít nước vào ấm sắc thuốc và tiến hành sắc cho đến khi nước cô lại còn khoảng 200ml.
- Nước sắc đem chia thành 4 phần, uống trong ngày. Nên uống sau bữa ăn và duy trì đều đặn sử dụng trong 1 tuần sẽ thấy tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện rõ rệt.
Một số câu hỏi liên quan
Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm được các bác sĩ khuyên sử dụng để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày có thể kể đên như:
- Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ: các loại rau xanh, một số loại đậu như đỗ xanh, đậu đen… Sử dụng các loại thực phẩm sẽ bổ sung chất xơ và các amino acid cần thiết, làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
- Bánh mì: đây là một loại thực phẩm rất tốt cho dạ dày. Do có khả năng “hút” acid dạ dày nên khi ăn bánh mì, hàm lượng acid trong dạ dày sẽ giảm đáng kể, từ đó làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày và giảm cả các tổn thương do acid gây ra cho dạ dày.
- Uống thêm sữa: sữa là chất có khả năng trung hòa acid rất tốt, do vậy việc bổ sung thêm sữa có thể làm giảm các cơn trào ngược dạ dày. Ngoài ra, sữa cũng là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng. Uống sữa sau bữa ăn khoảng 2 giờ để sữa phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Trào ngược dạ dày cần kiêng gì?
Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và khiến bệnh không trở nên nặng hơn, việc kiêng ăn gì trong khi bị bệnh là điều rất quan trọng. Một số loại thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược dạ dày gồm:
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ: do các loại thực phẩm này khiến dạ dày khó tiêu hóa, làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng.
- Các loại đồ ăn, thức uống có chứa nhiều acid: đó là các thực phẩm có vị chua như cam, chanh, quất… Ăn các loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh.
- Nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Các chất kích thích có trong các loại thực phẩm này sẽ làm tăng tiết cortisol, từ đó làm dạ dày tăng tiết HCl, Pepsin và giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đây đều là các yếu tố tấn công khiến các bệnh lý liên quan đến dạ dày trở nên trầm trọng.
Xem thêm: Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cách phong ngừa