Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Pantoloc tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Pantoloc là thuốc gì? Thuốc Pantoloc có tác dụng gì? Thuốc Pantoloc giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Contents
- 1 Pantoloc là thuốc gì?
- 2 Thuốc Pantoloc giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- 3 Thuốc Pantoloc có tác dụng gì?
- 4 Chỉ định của thuốc Pantoloc
- 5 Cách dùng – Liều dùng của thuốc Pantoloc
- 6 Chống chỉ định của thuốc Pantoloc
- 7 Thuốc Pantoloc có tác dụng phụ không?
- 8 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
- 9 Tương tác với các thuốc khác
- 10 Xử lý các quá liều, quên liều
Pantoloc là thuốc gì?
Pantoloc là thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.
Thành phần chính trong mỗi viên Pantoloc gồm:
Pantoprazole (Dưới dạng muối Pantoprazole sodium) hàm lượng 40mg cùng các tá dược khác vừa đủ 1 viên
Pantoloc được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột được đựng trong vỉ, mỗi vỉ có 7 viên thuốc. Trên vỉ thuốc và bao bì có ghi rõ thông tin về thành phần hoạt chất chính, nhà sản xuất cũng như ngày sản xuất và hạn sử dụng. Bạn nên chọn mua thuốc tại những cơ sở uy tín, kiểm tra thật kỹ thuốc trước khi mua, tránh mua nhầm thuốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không còn hạn sử dụng để đạt được hiệu quả cao và an toàn nhất trong điều trị.
Thuốc Pantoloc giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Pantoloc là sản phẩm của Công ty Nycomed GmbH – ĐỨC.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua Pantoloc tại hầu hết các cơ sở kinh doanh dược phẩm và nhà thuốc trên toàn quốc với giá 129000 VNĐ/hộp 1 vỉ 7 viên thuốc và có thể thay đổi tùy từng địa chỉ kinh doanh dược.
Thuốc Pantoloc có tác dụng gì?
PANTOLOC có thành phần chính Pantoprazole mang lại các tác dụng.
Pantoprazole là một trong những thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về dạ dày, tá tràng. Thuốc có tác dụng làm giảm tiết acid Hydro Clorid từ tế bào thành của dạ dày – một trong những nguyên nhân quan trọng gây tổn thương và loét niêm mạch dạ dày tá tràng. Về cơ chế tác dụng, Pantoprazole có khả năng ức chế bơm Proton H+ là giai đoạn cuối trong quá trình tạo acid dịch vị dạ dày bằng cách liên kết với hệ men H+, K+ – ATPase tại bề mặt tế bào dạ dày. Từ đó, thuốc giúp giảm tiết acid dạ dày hiệu quả theo cả cơ chế thông thường và kích thích. Trong các nghiên cứu lâm sàng, thuốc có khả năng duy trì sự gắn kết và ức chế tiết acid hiệu quả đến 24h.
Chỉ định của thuốc Pantoloc
Thuốc Pantoloc có tác dụng giảm tiết acid dịch vị dạ dày và được dùng trong các trường hợp như.
Bệnh nhân gặp các chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Điều trị các trường hợp tổn thương, loét đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng,…
Phòng ngừa các tổn thương đến đường tiêu hóa do dùng một số thuốc như các thuốc giảm đau kháng viêm NSAiD, Corticoid liều cao dài ngày,…
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Pantoloc
Pantoloc được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột dùng đường uống. Bạn có thể tham khảo liều lượng sử dụng Pantoloc theo hứong dẫn dưới đây. Tuy nhiên, liều dùng này chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được chỉ dẫn của Bác sĩ và nhân viên y tế. Bạn nên đến gặp bác sĩ, Dược sĩ hoặc nhân viên ý tế tham khảo và xin chỉ dẫn trước khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối với người lớn bị chứng trào ngược dạ dày thực quản: Mỗi lần uống 1 viên Pantoloc (40mg Pantoprazole), ngày uống 1 lần và duy trì trong 4-8 tuần liên tục.
Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc nhiễm H.pylori : Mỗi lần uống 1 viên Pantoloc (40mg Pantoprazole), ngày uống 1 lần. Trong điều trị viêm loét dạ dày tác tràng, bạn cần kết hợp sử dụng với các thuốc kháng sinh như Amoxicillin hoặc Metronidazole,…để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Hỏi ý kiến và xin phác đồ điều trị hợp lý nhất từ bác sĩ của bạn.
Chống chỉ định của thuốc Pantoloc
Pantoloc không được sử dụng trong các trường hợp:
Không dùng Pantoloc cho các bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, kể cả tác dược, bệnh nhân dị ứng với các thuốc ức chế bơm proton khác như Omeprazole, esomeprazole,…
Thuốc Pantoloc có tác dụng phụ không?
Các tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng Pantoprazole.
Sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Thuốc có thể gây giảm nồng độ Magie huyết với các biểu hiện choáng váng, hoa mắt, ảo giác, nhịp tim tăng nhanh, rối loạn co cơ chân tay và khó thở.
Các rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ợ hơi, viêm miệng ,có thể gây đau dạ dày nặng.
Các phản ứng dị ứng như: ban da, nổi các nốt mẩn đỏ, sưng phù mặt, môi, lưỡi họng,…
Các phản ứng phụ trên hệ thần kinh như đau đầu, mất ngủ, ù tai, dễ bị kích động,…
Ngưng sử dụng và thông báo ngay cho Bác Sĩ điều trị khi gặp bất kỳ các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng Pantoloc để được xử trí một cách kịp thời và phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống thuốc vào mỗi buổi sáng, kèm hoặc không kèm thức ăn với nước lọc. Khi uống, bạn nên nuốt cả viên, không được nhai, bẻ viên thuốc vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả của thuốc.
Thuốc có thể gây lu mờ các triệu chứng của ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
Cần cân nhắc thật thận trọng trước khi sử dụng Pantoloc cho phụ nữ có thai và cho con bú do chưa có acsc nghiên cứu chứng minh về tính an toàn của thuốc khi dùng trên nhóm đối tượng này.
Thuốc không ảnh hưởng đến việc vận hành máy móc và điều khiển phương tiện giao thông.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh sáng sáng trực tiếp.
Tương tác với các thuốc khác
Pantoprazole có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu (có thể tăng hay giảm tùy thuốc) của một số thuốc phụ thuộc vào pH dạ dày nưu Ampicillin, các thuốc bổ sung sắt, thuốc kháng nấm Ketoconazole,…
Pantoprazole có thể ảnh hưởng đến sự chuyển háo và thải trừ của một số thuốc khác thông qua hệ cytochrome P450.
Cần cẩn trọng khi dùng Pantoloc với các thuốc chống đông máu như Wafarin do có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Trong trường hợp bệnh nhân có sử dụng sucralfate trong điều trị, cần dùng Pantoprazole truóc ít nhất 30 phút trước khi dùng sucralfat.
Xử lý các quá liều, quên liều
Quá liều: Các biểu hiện của quá liều Pantoprazole chủ yếu xuất hiện trên gan và đường tiêu hóa với các biểu hiện gần giống với acsc tác dụng phụ của thuốc. Việc cần làm là đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Quên liều: Bạn nên sử dụng ngay càng sớm càng tốt khi bỏ mất một liều sử dụng thuốc, tuy nhiên nếu gần thời gian với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều bạn vừa quên và dùng thuốc như chỉ định để tránh gây quá liều. Bạn nên đặt nhắc nhở hoặc nhờ người thân theo dõi việc uống thuốc để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và an toàn. Không gộp chung liều quên vào uống cùng với liều tiếp theo để tránh nguy cơ quá liều.