Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Lorastad tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Lorastad là thuốc gì? Thuốc Lorastad có tác dụng gì? Thuốc Lorastad giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Contents
- 1 Thuốc Lorastad là thuốc gì?
- 2 Thuốc Lorastad giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- 3 Thuốc Lorastad có tác dụng gì?
- 4 Chỉ định của thuốc Lorastad
- 5 Cách dùng – Liều dùng của thuốc Lorastad
- 6 Chống chỉ định của thuốc Lorastad
- 7 Thuốc Lorastad có tác dụng phụ không?
- 8 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
- 9 Tương tác với các thuốc khác
- 10 Xử lý các quá liều, quên liều
Thuốc Lorastad là thuốc gì?
Thuốc Lorastad được sắp xếp vào nhóm thuốc chống dị ứng, cũng chính là tác dụng chính của thuốc.
Thuốc Lorastad được điều chế đưới dạng viên nén.
Trong mỗi viên nén, hoạt chất chính là Loratadin với hàm lượng 10mg.
Ngoài ra, còn có sự phối hợp của các tá dược vừa đủ 1 viên.
Thuốc Lorastad giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Lorastad là sản phẩm của Công ty liên doanh TNHH Stada – Việt Nam.
Mỗi hộp sản phẩm gồm chứa 100 viên nén chia làm 10 vỉ, được bán trên thị trường với giá là 85.000 VNĐ/hộp.
Bạn có thể tìm mua thuốc Lorastad tại nhiều nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân hay bệnh viện. Tuy nhiên tại các nhà thuốc khác nhau, giá bán có thể khác nhau.
Hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để mua được loại thuốc tốt nhất, tránh mua phải
thuốc dởm, thuốc giả và không có tác dụng như mong muốn.
Thuốc Lorastad có tác dụng gì?
Thuốc Lorastad có tác dụng dựa trên cơ chế tác dụng của hoạt chất Loratadin.
Loratadin là một hoạt chất thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 2 có tác dụng mạnh, kéo dài và chọn lọc trên thụ thể H1 nằm ở ngoại vi. Do Loratadin không đi được vào não nên hầu như thuốc không có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, nhờ vậy không gây ra các phản ứng như chóng mặt, buồn ngủ. Cơ chế tác dụng của Loratadin dựa vào khả năng ngăn chặn sự giải phóng ra chất trung gian hóa học Histamin (chất gây ra các triệu chứng viêm, dị ứng) nên làm cho các triệu chứng viêm, dị ứng như ngứa, nổi mề đay giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng như choáng phản vệ, Loratadin không có tác dụng.
Bên cạnh đó, Loratadin có thể dùng phối hợp với glucocorticoid dạng xông hít để điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính hay với pseudoepherin hydroclorid trong trường hợp kèm theo ngạt mũi. Khác với các thuốc kháng histamin thế hệ 1, Loratadin không có tác dụng an thần và gây ngủ.
Chỉ định của thuốc Lorastad
Thuốc Lorastad được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị triệu chứng liên quan đến mũi và mắt như viêm mũi dị ứng (với các biểu hiện như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi,…) hay viêm kết mạc dị ứng (với các biểu hiện như nóng rát mắt, xót mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt,…).
Ngoài ra, thuốc Lorastad cũng được dùng để làm giảm các triệu chứng mẫn cảm, dị ứng ở da như mề đay, ngứa và các rối loạn khác.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Lorastad
Thuốc Lorastad được bào chế dưới dạng viên nén và được dùng theo đường uống.
Cách dùng: uống trọn viên thuốc với nhiều nước để tránh thuốc dính vào thực quản.
Liều dùng:
Liều dùng thuốc dành cho người lớn và với trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên.
Liều dùng dành cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi: nếu trên 30kg thì dùng như người lớn, nếu dưới 30kg thì chỉ nên dùng ½ viên cho 1 lần.
Chú ý: cần giảm liều cho những bệnh nhân bị suy thận hay suy gan, liều sử dụng cho mỗi ngày chỉ có ½ viên, có thể 2 ngày uống 1 viên.
Chống chỉ định của thuốc Lorastad
Không sử dụng thuốc Lorastad cho các bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược.
Đặc biệt, không sử dụng thuốc Lorastad cho trẻ em dưới 2 tuổi hay phụ nữ đang cho con bú.
Thuốc Lorastad có tác dụng phụ không?
Các tác dụng phụ đã được ghi nhận trong thời gian điều trị bằng thuốc Lorastad là rối loạn tiêu hóa, khó chịu, buồn nôn, nôn,khô miệng, tăng cảm giác thèm ăn, tác động lên thần kinh gây mệt mỏi, đau đầu, đôi khi xảy ra ngất, mạch đập nhanh, đánh trống ngực.
Khi bạn thấy xuất hiện triệu chứng của bất kì tác dụng phụ nào, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ vì Loratadin có thể gây khô miệng và tăng nguy cơ gây sâu răng, đặc biệt cho người cao tuổi.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy gan, suy thận.
Đối với phụ nữ mang thai: chưa có đầy đủ các nghiên cứu về sử dụng thuốc
Lorastad cho bệnh nhân mang thai nên chỉ sử dụng khi thật cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.
Còn đối với phụ nữ đang cho con bú: do Loratadin có khả năng bài tiết qua sữa mẹ nên rất nguy hại cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu quyết định cho con bú thì không được dùng thuốc hay ngừng dùng thuốc trong thời gian cho con bú. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Tương tác với các thuốc khác
Có thể làm thay đổi hoạt tính của thuốc hay làm gia tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng không mong muốn khi xảy ra tình trạng tương tác thuốc.
Nếu phối hợp Lorastad với các thuốc như cimetidine, quinidine, ketoconazole, erthromycin, fluoxetine, fluconazol thì nồng độ của Loratidin trong huyết tương có thể tăng lên.
Đặc biệt, Lorastadin có tương tác với rượu bia nên cần hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn để không làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Để đảm bảo an toàn, hãy lập một danh sách các thuốc đang sử dụng để bác sĩ có liệu pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của sự tương tác thuốc.
Xử lý các quá liều, quên liều
Quá liều: các triệu chứng xảy ra khi quá liều Lorastad là nhịp tim nhanh, nhức đầu, buồn ngủ, đặc biệt xuất hiện triệu chứng đánh trống ngực, biểu hiện ngoại tháp ở trẻ em. Cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Quên liều: Nếu bạn quên một liều, hãy cố gắng bù liều đó càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, nếu thời gian bù liều gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc theo như lịch trình ban đầu. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều so với quy định để bù liều đã quên.
Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với bác sĩ hay dược sĩ.