HIV và viêm gan B là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà hiện nay chưa có phương thức điều trị triệt để, chúng ta chỉ có thể ức chế sự nhân lên của những virus này, đưa về ngưỡng nồng độ virus an toàn đối với cơ thể. Trên thị trường dược hiện nay, thuốc Hepatymo 300mg không chỉ có tác dụng điều trị phòng ngừa HIV mà còn điều trị virus viêm gan B mạn tính vì thế thuốc còn có tên gọi khác là thuốc gan Hepatymo. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin chi tiết về thuốc Hepatymo 300 mg.
Contents
- 1 Hepatymo là thuốc gì?
- 2 Hepatymo có tác dụng gì?
- 3 Chỉ định của thuốc Hepatymo
- 4 Cách sử dụng thuốc Hepatymo 300mg
- 5 Chống chỉ định của thuốc Hepatymo
- 6 Thuốc Hepatymo có tác dụng phụ không?
- 7 Tương tác thuốc
- 8 Xử trí khi quên liều, quá liều
- 9 Lưu ý khi sử dụng thuốc Hepatymo
- 10 Bảo quản
- 11 Thuốc Hepatymo 300mg giá bao nhiêu?
- 12 Thuốc Hepatymo chính hãng mua ở đâu?
- 13 Thuốc Hepatymo 300mg có tốt không?
- 14 Thuốc Hepatymo có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú không?
Hepatymo là thuốc gì?
Hepatymo thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Hoạt chất chính trong Hepatymo là Tenofovir disoproxil fumarat, được coi là nền tảng trong điều trị HIV và viêm gan B mạn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, mỗi hộp 30 viên chia thành 3 vỉ.
Thuốc Hepatymo được sản xuất và phân phối bởi Công ty liên doanh Meyer – BBC. Số đăng ký: VD – 21746 – 14.
Hepatymo có tác dụng gì?
Hepatymo có tác dụng điều trị viêm gan B mạn cũng như phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS nhờ vào hoạt tính của Tenofovir disoproxil fumarat.
Virus HIV thuộc họ retrovirus, một loại virus sử dụng ARN làm vật liệu di truyền, khi xâm nhập vào tế bào chủ, ARN của loại virus này sẽ được phiên mã ngược thành ADN nhờ enzym Reverse transcriptase (RT). Sau đó, ADN được đưa vào bộ gen của tế bào, tiếp tục sao chép và dịch mã tạo các thành phần hạt virus. Cuối cùng lắp ráp thành một virus hoàn chỉnh rồi giải phóng và tiếp tục xâm nhiễm tế bào khác. Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) là một nucleotid có nhóm phosphonate nucleoside, có tác dụng ức chế enzym sao chép ngược RT, ngăn cản sự nhân lên của virus trong tế bào. Tenofovir được xếp vào nhóm NRTI trong điều trị nhiễm HIV. Tenofovir disoproxil fumarate là một tiền dược, vào cơ thể được hấp thu nhanh và chuyển hóa thành tenofovir, sau đó enzym tế bào phosphoryl hóa thành tenofovir diphosphat. Diphosphate tranh chấp với cơ chất tự nhiên là deoxyadenosine 5’-triphosphate sát nhập vào ADN của virus khiến quá trình tổng hợp chuỗi ADN của virus kết thúc. Tenofovir có tác dụng chống HIV-1 và cũng có một vài chống HIV-2.
Tương tự với virus HIV, Tenofovir disoproxil fumarate ức chế enzym polymerase của ADN virus viêm gan B. Theo nghiên cứu, trong số những bệnh nhân nhiễm HBV có kháng nguyên HbeAg âm tính hoặc dương tính, Tenofovir disoproxil fumarat ở liều hằng ngày 300mg có hiệu quả ức chế sự nhân lên của virus vượt trội với đặc điểm an toàn tương tự so với Adefovir dipivoxil ở liều hàng ngày 10mg đến tuần thứ 48.
Chỉ định của thuốc Hepatymo
- Thuốc Hepatymo được chỉ định trong điều trị nhiễm HIV-1 ở người lớn trên 18 tuổi và phải kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.
- Hepatymo được dùng dự phòng cho các cán bộ y tế tiếp xúc với bệnh phẩm (máu, dịch cơ thể,…) có nguy cơ phơi nhiễm HIV và phải kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.
- Thuốc cũng được sử dụng trong điều trị viêm gan B mãn tính ở người lớn trên 18 tuổi có chức năng gan còn bù, xét nghiệm có virus tích cực nhân lên, tăng men ALT kéo dài, viêm gan hoạt động và/hoặc có khả năng xơ gan.
Cách sử dụng thuốc Hepatymo 300mg
Thuốc Hepatymo 300mg là thuốc kê đơn vì thế cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ bạn mới có thể sử dụng.
Cách dùng
Uống thuốc với một cốc nước lọc đầy 1.5 l vào lúc no. Trong trường hợp người bệnh đang điều trị các bệnh lý cơ xương khớp cấp, không cần dùng thuốc quá 7 ngày nhưng vẫn có thể dùng tối đa 14 ngày trong trường hợp nặng.
Thuốc được dùng phối hợp với các thuốc kháng retrovirus trong điều trị HIV. Không được sử dụng thuốc với liều cao vì điều đó làm tăng nguy cơ tương tác thuốc và tác dụng phụ.
Liều dùng
Điều trị nhiễm HIV: Liều được dùng cho người lớn là 1 viên/lần/ngày và dùng phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.
Phòng nhiễm HIV cho người lớn bị phơi nhiễm HIV-1: Phải dùng thật sớm trong vòng vài giờ bị phơi nhiễm và phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác. Uống 1 viên mỗi lần mỗi ngày và uống liên tục trong vòng 4 tuần nếu được dung nạp tốt.
Lưu ý: Vẫn chưa có số liệu an toàn về liều và hiệu quả điều trị của thuốc với trẻ em dưới 18 tuổi và ở người cao tuổi trên 65 tuổi.
Viêm gan B mạn tính: Ngày uống 1 viên, uống trong bữa ăn. Chưa có thời gian dừng thuốc tối ưu.
Với người bệnh có AgHBe (+), không xơ gan: Thời gian điều trị ít nhất 6 – 12 tháng sau khi xét nghiệm có huyết thanh chuyển đổi HBe hoặc có huyết thanh chuyển đổi HBs hoặc khi thuốc không còn hiệu quả điều trị. Sau khi ngừng điều trị, cần theo dõi tỷ lệ ALT trong huyết thanh và ADN của virus viêm gan B để phát hiện tái phát muộn.
Với người bệnh có AgHBe (-), không xơ gan: Thời gian điều trị tới khi có huyết thanh chuyển đổi HBs hoặc khi không còn đáp ứng điều trị với thuốc. Trong trường hợp điều trị thuốc trên 2 năm, cần có sự can thiệp của bác sĩ để xem xét có nên tiếp tục điều trị hay không.
Liều dùng cần được điều chỉnh với bệnh nhân suy thận để phù hợp với tình trạng bệnh.
Chống chỉ định của thuốc Hepatymo
Không sử dụng Hepatymo cho bệnh nhân mẫn cảm với Tenofovir disoproxil fumarat và bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Thuốc Hepatymo có tác dụng phụ không?
Tenofovir là chất tương tự nucleosid. ức chế mạnh mẽ men sao chép ngược của HIV và trở thành nền tảng của thuốc kháng virus có hoạt tính cao (HAART). Tuy nhiên, điều trị lâu dài với thuốc Hepatymo cũng gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Các nghiên cứu về Tenofovir disoproxil fumarat chứng minh hoạt chất này ức chế các polymerase của tế bào, đặc biệt nhất là gamma DNA polymerase ngăn cản sự tổng hợp DNA của ty thể dẫn đến sự suy giảm số lượng ty thể và chức năng của chúng. Tổn thương ty thể ảnh hưởng đến nhiều mô gây ra bệnh cơ, bệnh thần kinh, ức chế tủy xương làm giảm bạch cầu trung tính, giảm phosphat huyết hoặc tổn thương gan. Vì thế, bệnh nhân thường gặp một số triệu chứng toàn thân như mỏi cơ, nhức đầu, da phát ban, dị ứng. Hepatymo cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa với một số triệu chứng như ỉa chảy, chướng hơi, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu. Tổn thương gan làm tăng nồng độ ALT, AST, hiếm gặp hơn là gan bị nhiễm độc, nhiễm toan lactic.
Độc tính trên ty thể chính là cơ chế chính gây ra độc tính trên thận cụ thể là ống thận của TDF. Mật độ ty thể trong tế bào ống lượn gần khá cao vì thế đảm nhiệm nhiệm vụ tái hấp thu các chất hòa tan và protein phân tử lượng thấp. Độc tính trên ty thể làm chức năng tế bào ống lượn gần suy giảm, giảm tái hấp thu các protein phân tử lượng thấp và các chất hòa tan khác, hậu quả biểu hiện trên lâm sàng của hội chứng Fanconi. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc điều trị TDF cho bệnh nhân HIV làm giảm nhẹ hoặc vừa mức lọc cầu thận, một số ít gặp tình trạng suy thận cấp và rất hiếm gặp hội chứng Fanconi.
Có một tỷ lệ nhất định TDF làm giảm mật độ xương tăng nguy cơ loãng xương, vì thế cân nhắc sử dụng Hepatymo trong điều trị bệnh cho người cao tuổi và người bệnh đang điều trị bệnh lý cơ xương khớp.
Tương tác thuốc
Hepatymo có thể gây tương tác với một số thuốc khác. Vì vậy, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ các thuốc mình đang sử dụng nếu được chỉ định Hepatymo để phòng tránh tương tác thuốc.
Các thuốc kháng retrovirus ức chế protease như atazanavir, lopinavir, ritonavir, duranavir khi kết hợp với Tenofovir không cần điều chỉnh liều nhưng có thể gây ra rối loạn thận nên cần theo dõi chức năng thận thật chặt chẽ.
Adefovir dipivoxil không được sử dụng với Tenofovir disoproxil fumarat.
Sử dụng phối hợp Tenofovir disoproxil fumarate với các thuốc kháng virus viêm gan C: ledipasvir, sofosbuvir làm tăng nồng độ trong huyết tương của Tenofovir do đó làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của Tenofovir disoproxil fumarat.
Các thuốc được thải chủ yếu qua thận: acyclovir, cidofovir, ganciclovir, valacyclovir, valganciclovir dùng phối hợp với tenofovir có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của tenofovir hoặc các thuốc kia do cạnh tranh đường đào thải.
Xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều
Nếu sơ suất quên uống thuốc, bạn cần bù liều càng sớm càng tốt. Trong trường hợp liều bù sát với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đó và tiếp tục dùng thuốc theo tiến trình. Tuyệt đối không được tự ý tăng liều gấp đôi ở lần uống tiếp theo vì làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn ở người bệnh.
Quá liều
Cần tuân thủ uống đúng liều 1 viên/lần/ngày khi điều trị bằng Hepatymo. Hiện vẫn chưa có báo cáo đầy đủ về quá liều khi sử dụng thuốc. Trong trường hợp nghi ngờ quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Hepatymo
- Hepatymo là thuốc kê đơn vì thế bạn không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân viêm gan C đang dùng interferon alpha và ribavirin phải hết sức thận trọng khi dùng Hepatymo.
- Bệnh nhân có tổn thương thận cần được sự chỉ định của bác sĩ khi dùng Hepatymo và phải được giảm liều.
- Theo dõi các bất thường về xương vì Tenofovir làm giảm mật độ xương và theo dõi xương ở người bệnh sỏi bị gãy xương hoặc có nguy cơ loãng xương.
- Đặc biệt phải ngừng thuốc khi nồng độ aminotransferase tăng nhanh, gan nhiễm mỡ hoặc gan to dần, nhiễm toan chuyển hóa hoặc nhiễm toan lactic không rõ nguyên nhân. Người bệnh mắc các vấn đề về gan phải thật thận trọng khi dùng Hepatymo.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc trong điều kiện 15oC – 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Hepatymo 300mg giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, một hộp thuốc Hepatymo 300mg có giá dao động từ 330.000 VNĐ đến 340.000 VNĐ
Thuốc Hepatymo chính hãng mua ở đâu?
Thuốc Hepatymo 300mg là thuốc kê đơn, bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể mua thuốc tại các quầy thuốc bệnh viện và các nhà thuốc uy tín.
Thuốc Hepatymo 300mg có tốt không?
Tenofovir disoproxil fumarat là thuốc ức chế enzym sao chép ngược duy nhất hiện nay có trên thị trường. Hepatymo 300mg là một trong những thuốc hiệu quả trong điều trị viêm gan B mạn tính do làm giảm số lượng virus viêm gan B trong cơ thể và HIV-1. Trong điều trị viêm gan B, thuốc có thể dùng đơn độc nhưng trong điều trị HIV phải dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác để tăng hiệu quả của phác đồ. Hepatymo 300mg luôn được các bác sĩ khuyên dùng vì thế các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả điều trị của thuốc.
Thuốc Hepatymo có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú không?
Đối với phụ nữ có thai
Để phòng tránh lây nhiễm virus từ mẹ sang con, Hepatymo có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bạn cần được tư vấn và theo dõi của bác sĩ để có được sử điều chỉnh cần thiết khi dùng thuốc.
Đối với phụ nữ cho con bú
Chưa có kết quả chứng minh cho thấy Tenofovir có vào sữa không. Vì thế, Hepatymo không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, người mẹ không được cho con bú khi dùng Tenofovir điều trị HIV để phòng lây nhiễm sang con.
Xem thêm: Thuốc Atihepam 500: Công dụng, SĐK, liều dùng & giá bao nhiêu?