[Chia sẻ] 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô hiệu quả nhất

Trào ngược dạ dày là bệnh lý ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Theo dân gian, trong các loại thực phẩm có khả năng cải thiện bệnh lý này, sử dụng tía tô được xem là một phương pháp hiệu quả. Do vậy, hãy cùng tìm hiểu cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô hiệu quả nhất dưới đây.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là một khái niệm chỉ tình trạng bệnh lý khi acid dịch vị dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản với tần suất từng lúc hoặc thường xuyên, từ đó có thể dẫn đến các tổn thương ở niêm mạc vùng thực quản. Trào ngược dạ dày không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách, nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như loét rò thực quản, chít hẹp thực quản, barrett thực quản và nghiêm trọng nhất là ung thư thực quản.

Tại sao lá tía tô chữa trào ngược dạ dày?

Lá tía tô từ lâu đã được biết đến là một loại gia vị đặc biệt trong ẩm thực Việt Nam, tuy nhiên ít người lại biết được rằng đây cũng là một loại dược liệu có tác dụng tốt đối với rất nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trong Đông y, tía tô được xếp vào loại thảo dược có tính ấm, vị cay, mùi thơm và chứa hàm lượng tinh dầu cao. Nhờ các tính chất đặc trưng đó mà lá tía tô thường được sử dụng để chữa cảm mạo phong hàn,  giải độc tố và an thai hiệu quả, cải thiện các bệnh lý của đường hô hấp và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của lá tía tô đối với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Trong lá tía tô có chứa một lượng lớn các hoạt chất như tanin, acid alpha – linolenic, các aldehyde… Đây đều là các hoạt chất có tác dụng kháng viêm hiệu quả, do đó có tác dụng cải thiện vết loét, tránh các viêm nhiễm tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra.

Ngoài ra, các hoạt chất Flavonoid, acid Rosmarinic có trong tía tô còn có tác dụng tăng cường hoạt động của cơ vòng thực quản, giảm các cơn trào ngược dạ dày, đồng thời cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, ợ chua ợ cay.

Với các tác dụng tốt kể trên mà lá tía tô có thể được coi là một phương pháp rất hiệu quả để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô hiệu quả

Một số biện pháp có thể áp dụng khi sử dụng lá tía tô để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản như sau:

Ăn lá tía tô tươi

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp lá tía tô tươi để ngăn ngừa các cơn trào ngược. Bằng cách này, cơ thể có thể hấp thu được nguyên vẹn các hoạt chất có trong lá tía tô, từ đó giảm đáng kể các cơn trào ngược dạ dày.

Chú ý: Cần lựa chọn những lá tía tô còn tươi, lành và nguồn gốc chất lượng đảm bảo, không chứa thuốc bảo vệ thực vật. Lá tía tô rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau khi để ráo nước có thể ăn trực tiếp.

Lá tía tô sắc nước chữa trào ngược dạ dày

Lá tía tô sắc nước
Lá tía tô sắc nước

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ăn lá tía tô tươi thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá tía tô để sắc nước mà vẫn thu được hiệu quả tương đương. Sử dụng nước sắc từ lá tía tô không chỉ làm giảm các triệu chứng của cơn trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày mà còn giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, cải thiện giấc ngủ, từ đó nâng cao sức khỏe hiệu quả.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản:

  • Lá tía tô: 10 – 20g, chú ý lựa chọn những lá tươi, lành lặn, sạch sẽ.
  • Lá tía tô rửa sạch, nên ngâm với nước muối loãng khoảng 2 phút để loại bỏ chất độc hại.
  • Sử dụng lá tía tô đun với 1 lít nước trong khoảng 20 phút, chú ý giữ lửa nhỏ.
  • Đổ nước đã nấu ra cốc, dùng khi còn ấm.

Nước sắc lá tía tô có thể được sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc.

Kết hợp lá tía tô với gừng chữa trào ngược dạ dày

Lá tía tô cũng có thể được kết hợp với gừng để gia tăng tác dụng trị trào ngược dạ dày. Do gừng là loại dược liệu có vị cay, tính ấm, có tính sát khuẩn mạnh nên rất tốt trong việc cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng của trào ngược.

Nguyên liệu cần chuẩn bị rất đơn giản:

  • Gừng tươi: 1 củ.
  • Lá tía tô: 10 – 20g.

Cách làm như sau:

  • Gừng tươi rửa sạch và cạo vỏ. Lá tía tô rửa và ngâm với nước muối loãng, sau đó để ráo.
  • Lấy khoảng 500ml nước, đem đun sôi sau đó cho gừng và tía tô vào nồi.
  • Tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút, sau đó gạn lấy nước.

Chia phần nước đã nấu làm 3 phần, uống 3 lần trong ngày.

Ăn cháo lá tía tô trị trào ngược dạ dày

Ăn cháo tía tô chữa trào ngược dạ dày
Ăn cháo tía tô chữa trào ngược dạ dày

Cháo lá tía tô không chỉ là món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà nó còn giúp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Ngoài ra sử dụng cháo còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với những người có bệnh về dạ dày. Do vậy, người bệnh nên ăn cháo tía tô thường xuyên để cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: gạo, lá tía tô, thịt bò, các loại gia vị khác.

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô và hành lá đem rửa sạch, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
  • Vo gạo, sau đó cho vào nồi và bắt đầu đun. Khi nước bắt đầu sôi, cho thịt bò vào nồi và đun với lửa nhỏ cho gạo chín thành cháo.
  • Khi cháo đã chín, nêm nếm các loại gia vị cho vừa cho. Cho tía tô và hành lá vào nồi, múc cháo ra bát là có thể thưởng thức.

Kết hợp lá tía tô với các thảo dược khác

Lá tía tô có thể được sử dụng kết hợp cùng các loại dược liệu khác để tạo ra một bài thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản một cách hiệu quả nhất. Phương pháp này không chỉ cải thiện bệnh mà còn giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh, bổ sung các hoạt chất có lợi cho cơ thể.

Các loại thảo dược khác dùng để kết hợp với lá tía tô có thể kể đến như: lá lốt, chỉ xác, hoàng kỳ, sinh khương, ngũ sắc, đương quy, trần bì, ngũ sắc hạ thổ, xương bồ.

Cách làm như sau:

  • Các loại dược liệu sau khi đã chuẩn bị đem đi rửa sạch, sau đó sao hoặc phơi nắng cho khô.
  • Sử dụng bếp sắc thuốc với khoảng 2 lít nước. Khi nước cạn còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.
  • Một ấm thuốc sắc được uống trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn.

Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Mặc dù lá tía tô là một loại thảo dược rất lành tính, tuy nhiên để việc điều trị trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có được hiệu quả tốt nhất, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Sử dụng những lá tía tô tươi, đảm bảo chất lượng sạch sẽ, không chứa hóa chất và các thuốc bảo vệ thực vật.
  • Sử dụng lá tía tô để trị trào ngược dạ dày thường chỉ có tác dụng tốt đối với những người bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp bệnh đã chuyển nặng hoặc sử dụng lá tía tô một thời gian không có hiệu quả rõ rệt, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phương pháp điều trị phù hợp.
  • Không quá lạm dụng lá tía tô trong điều trị trào ngược dạ dày. Sử dụng một lượng vừa đủ với tần suất thích hợp, tránh sử dụng quá nhiều vì có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Sử dụng lá tía tô trị trào ngược dạ dày cần kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều độ để đạt được tác dụng tốt nhất, nâng cao sức khỏe toàn diện.
  • Thực hiện thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh, từ đó điều chỉnh được các phương pháp điều trị phù hợp.

 

Tham khảo thêm thông tin tại: