Contents
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
Hai triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh chính là trẻ bị nôn trớ, khạc ra. Ngoài ra các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh còn bao gồm:
- Trẻ khó nuốt chán ăn.
- Trẻ có hiện tượng đau lưng.
- Trẻ có những cử động bất thường ở đầu và cổ.
- Trẻ bị nôn mửa thường xuyên.
- Trẻ ngủ không sâu giấc.
- Biểu hiện khó thở, khò khè khi thở.
- Trẻ bị viêm tai giữa.
- Trẻ gặp vấn đề về răng miệng như bị sâu răng, đau họng, hôi miệng.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là rất khác nhau, tùy thuộc vào từng trẻ và số tháng tuổi của trẻ.
Những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, lúc này đa số thời gian của trẻ đều sử dụng để nằm. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chất trong dạ dày bao gồm cả thức ăn và axit có khả năng trào ngược lên thực quản . Ở trẻ sơ sinh, cơ vòng thực quản chưa phát triển đầy đủ nên chưa hoàn thiện chức năng. Do đó các chất có trong dạ dày càng có cơ hội trào ngược lên thực quản gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ .
Đối với những trẻ trong thời gian bú mẹ: lượng sữa trẻ bú có thể lớn hơn khả năng chứa đựng trong dạ dày. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Trường hợp này thường xảy ra luôn sau khi bú mẹ.
Thức ăn của trẻ sơ sinh chủ yếu là sữa mẹ. Đây là một loại chất lỏng nên dễ đi qua các kẽ hở đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày. Nên trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ hơn so với những lứa tuổi khác.
Một số trẻ có bất thường về mặt cấu tạo và chức năng của cơ vòng thực quản, cũng có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
Một số nguyên nhân khác làm cho trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Trẻ sinh non, nhẹ cân khi sinh.
- Xơ nang phổi.
- Các dấu hiệu bất thường về thần kinh như bại não.
- Đã phẫu thuật thực quản trước đó hoặc có dị tật bẩm sinh tại thực quản.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Theo Bệnh viện Nhi Đồng thành phố, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất bình thường. Hiện tượng này thường gặp ở hơn một nửa số trẻ sơ sinh hiện nay. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của trẻ sơ sinh. Nên có thể coi đây là hiện tượng vô hại đối với trẻ.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh chỉ có hại cái khi chúng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm lớn,Ảnh hưởng đến các cơ quan khác ví dụ như trẻ khò khè khó thở, trẻ bị viêm tai giữa, … Trong số những trẻ trào ngược dạ dày thực quản theo dạng bệnh lý, số lượng những trẻ này chỉ chiếm khoảng 1% trong tất cả các trẻ sơ sinh. Và đối với những trẻ này, cần phải có sự chăm sóc cẩn thận từ các chuyên gia y tế và cha mẹ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản
Chia nhỏ các cữ ăn của trẻ
Đây là điều vô cùng cần thiết trong chế độ ăn uống của trẻ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Do trẻ có kích thước và khối lượng quá nhỏ, đồng nghĩa với việc thể tích dạ dày của trẻ cũng rất nhỏ. Nếu như cho trẻ ăn ít bữa, mỗi bữa ăn với số lượng lớn sẽ khiến cho dạ dày không thể chứa được được. Trường buộc phải đẩy thức ăn và sữa lên trên, gây ra trào ngược. Ngoài ra việc đẩy lên trên như vậy còn ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tiêu hóa của trẻ, trẻ sẽ không nhận được lượng dinh dưỡng theo đúng nhu cầu của chúng trong ngày.
Việc chia nhỏ các bữa ăn của trẻ vừa giúp trẻ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong 1 ngày, đồng thời tránh khỏi hiện tượng nôn trớ. Bởi lượng thức ăn đưa vào mỗi lần trong dạ dày sẽ vừa với sức chứa của dạ dày. Những loại thức ăn này chủ yếu là chất lỏng nên rất dễ tiêu hóa và tiêu hóa nhanh. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến bữa ăn sau của trẻ .
Chọn tư thế nằm nghiêng chuẩn khi mẹ cho trẻ bú
Trẻ nên nằm nghiêng khi bú mẹ. Khi nằm nghiêng, đầu của trẻ được kê cao hơn phần dạ dày. Từ đó giúp giảm nguy cơ trào ngược khi bé ăn quá no. Đồng thời khi nằm nghiêng, miệng họng và thực quản sẽ làm thành một đường thẳng tương tự như cái phễu. Đây chính là tư thế giúp cho sữa di chuyển thuận lợi vào bên trong dạ dày của trẻ. Đồng thời tư thế thành công thức sữa trong dạ dày có thể được tiêu hóa nhanh chóng bằng cách đi xuống tá tràng. Do đó trong lúc trẻ bú mẹ, trẻ có thể bú được lượng sữa nhiều hơn thể tích chứa đựng của dạ dày là do hoạt động bú sữa của trẻ sẽ kết hợp với hoạt động tiêu hóa sữa trong đường tiêu hóa. Điều này làm cho trẻ ít bị nôn trớ khi bú sữa mẹ.
Cho trẻ bú bình đúng cách
Đối với những trẻ cần phải bú bình. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ có thể chọn những loại bình sữa phù hợp. Đối với những trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, nên lựa chọn các bình sữa có thể tích nhỏ, núm vú cao su Nên dài và có những lỗ nhỏ li ti, những lỗi này sẽ làm nhiệm vụ vụ giới hạn tốc độ dòng chảy của sữa vào trong miệng bé.Do đó tránh được hiện tượng nôn trớ hay sặc sữa. Đối với những trẻ đã lớn hơn, nên lựa chọn những bình sữa có thể tích thích hợp, núm vú cao su có những lỗ có đường kính lớn hơn, đưa lượng sữa nhiều hơn vào trong miệng trẻ .
Cho trẻ ợ để làm giảm tình trạng trào ngược
Ợ Chính là kết quả của hiện tượng đẩy dòng khí từ dạ dày qua thực quản và ra miệng. Những dòng khí này tập trung chủ yếu ở phần đỉnh dạ dày. Những dòng khí này đi qua thực quản chứng tỏ rằng không còn thức ăn lưu lại trong thực quản mà chúng đã được tổng hết xuống phía dưới dạ dày. Ợ là một dấu hiệu cho thấy thức ăn đã đã rời khỏi thực quản và dùng dạ dày hoàn toàn. Do đó sau khi cho trẻ ăn xong, nên trời cho trẻ ợ trước khi cho trẻ nằm hoặc làm những hoạt động nào khác.
Tư thế đúng lúc ngủ
Khi bé ngủ, nên chọn tư thế phù hợp để trẻ không bị nôn trớ trong lúc đang ngủ. Nếu như trẻ không ăn no trước khi đi ngủ, lại có thể đặt trẻ ở tư thế thẳng hoặc nằm nghiêng. Mẹ nên cho trẻ bú đầu bằng những chiếc gối êm và thấp để nâng cao đầu của trẻ hơn so với phần bụng. Đặc biệt là khi bé vừa ăn no, tư thế nằm nghiêng giúp cho đầu cao hơn bụng. Trẻ sẽ không bị nôn trớ khi đang ngủ .
Sơ cứu nếu trẻ trào ngược dạ dày dẫn đến sặc sữa khi bú
Khi trẻ bị sặc sữa, các mẹ không nên quá lo lắng. Khi sặc sữa có thể ảnh hưởng đến đường thở của con. Để giữ đường thở của con được thông thoáng, mẹ hãy đặt con nằm nghiêng và vỗ nhẹ vào lưng của con để sữa ra hết khỏi đường hô hấp. Sau đó báo cho bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp trong trường hợp trẻ bị sặc sữa nặng, vẫn tiếp tục tím tái sau khi đã vỗ lưng cho trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
- Trẻ thường xuyên nôn trớ, khó khăn.
- Trẻ có nôn trớ kèm theo khó thở, thở khò khè, da xanh xao, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa.
- Trẻ gầy yếu, chậm tăng cân ăn kết hợp với trào ngược dạ dày thực quản nhiều
- Trẻ bị sặc sữa mà không đáp ứng với các biện pháp như đặt trẻ nằm nghiêng vỗ lưng cho trẻ.
Xem thêm: [Chia sẻ] Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng gì? Có nguy hiểm không?