Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cách phong ngừa

Bạn có đang cảm thấy đau ngực, ợ chua, nôn trớ…?  Đó có thể là các dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải vấn đến về đường tiêu hóa “bệnh trào ngược dạ dày thực quản”. Vậy bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì? Bằng cách nào có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Theo PubMed, bệnh Trào ngược dạ dày thực quản được định nghĩa là :

Một rối loạn tiêu hóa mãn tính đặc trưng bởi sự trào ngược của các chất trong dạ dày vào thực quản.

Về mặt lâm sàng, Trào ngược dạ dày thực quản biểu hiện với các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ chua và nôn trớ hoặc các triệu chứng ngoài thực quản như đau ngực, mòn răng, ho mãn tính, viêm thanh quản …

Rất khó để thống kê tỷ lệ mắc bệnh Trào ngược dạ dày thực quản trong cộng đồng vì các xét nghiệm nội soi sinh thiết, X-quang thực quản dạ dày cũng như đo áp lực thực quản ít được thực hiện rộng rãi trong cộng đồng. Chúng ta ngày càng nghe nhiều, biết nhiều thông tin hơn về Trào ngược dạ dày thực quản, chứng tỏ mức độ phổ biến của nó và sự quan tâm của hệ thống y tế cũng như của người dân ngày càng cao. Và thực tế, với sự thay đổi về lối sống, cách sinh hoạt hàng ngày và việc phải chạy theo guồng quay chóng mặt của nền kinh tế, tỉ lệ người dân Việt Nam mắc căn bệnh này ngày càng cao.

Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng ở hơi, ợ nóng, ở chua

Đây là triệu chứng điển hình của bệnh Trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân có biểu hiện nóng rát hoặc khó chịu ở sau cổ có thể tỏa ra cổ và thường xảy ra sau khi ăn xong hoặc khi ở tư thế nằm nghiêng, dịch ợ lên miệng có vị chua. Thủ phạm gây ra những cảm giác khó chịu này chính là acid dịch vị dạ dày. pH dịch vị vào khoảng 1-3, ngoại trừ dạ dày có các cơ chế thích nghi và tự bảo vệ thì không một cơ quan nào trong cơ thể có thể chịu đựng được độ pH cao như thế. Ở độ acid này hoàn toàn có thể phá hủy cấu trúc niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác bỏng rát. Hơn nữa, với tình trạng dạ dày tăng tiết acid, ion bicarbonate sẽ được tăng tiết để trung hòa bớt acid, từ đó sinh nhiều khí CO2 làm tăng áp suất trong lòng dạ dày. Sự chênh lệch áp suất giữa 2 bên tâm vị sẽ khiến cho tâm vị mở ra để giải phóng khí CO2 khỏi lòng dạ dày lên thực quản và miệng gây triệu chứng ợ hơi.

Hiện tượng buồn nôn

Người bệnh hay có cảm giác buồn nôn
Người bệnh hay có cảm giác buồn nôn

Cơ thắt thực quản dưới có vai trò ngăn cản sự trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản và miệng. Chỉ mở khi chúng ta có động tác nuốt để tiếp nhận thức ăn xuống dạ dày.  Ở những bệnh nhân có triệu chứng của bệnh Trào ngược dạ dày thực quản, có thể thường xuyên bị giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua không phải do nuốt. Vì vậy thức ăn và dịch vị sẽ dễ dàng trào ngược từ dạ dày lên trên thực quản, kích thích niêm mạc thực quản, xung động sẽ được truyền theo dây X về trung tâm gây nôn ở hành não gây ra phản xạ nôn. Vì vậy người bệnh hay có cảm giác buồn nôn, đặc biệt là sau bữa ăn no hoặc sau khi nằm.

Đau tức ngực thượng vị

Triệu chứng này cũng liên quan tới việc trào ngược acid dạ dày.Acid trào ngược sẽ kích thích các đầu mút của dây thần kinh nhận cảm ở niêm mạc truyền về vỏ não và tạo ra cảm giác đau cho người bệnh. Hơn nữa niêm mạc thực quản bao gồm các thành phần cấu trúc và chức năng khác nhau có chức năng như một hàng rào bảo vệ chống lại sự phá hủy của acid dịch vị dạ dày và dịch kiềm tá tràng. Tuy nhiên với những bệnh nhân này, niêm mạc thực quản thường xuyên tiếp xúc với acid dịch vị trong một thời gian dài, từ đó làm suy giảm hàng rào phòng thủ và acid tấn công sâu hơn xuống các lớp phía dưới niêm mạc thực quản gây đau.

Miệng tiết nhiều nước bọt

Theo 1 nghiên cứu được đăng tải trên PubMed, những bệnh nhân có triệu chứng của Trào ngược dạ dày thực quản cho thấy đáp ứng bài tiết nước bọt mạnh hơn đáng kể về thể tích, bicarbonate, glycoconjugate, protein và 1 số thành phần khác. Đây là phản xạ có ý nghĩa bảo vệ thực quản dưới sự tác động của acid dịch vệ lên niêm mạc thực quản. Sự thanh thải axit ở thực quản chủ yếu phụ thuộc vào sự tiết dịch của thực quản và trọng lực, chỉ để lại một lượng cặn tối thiểu duy trì độ pH có tính axit trong niêm mạc thực quản cho đến khi nó được trung hòa bởi bicarbonat có trong nước bọt nuốt vào. Vì vậy, nước bọt góp phần đáng kể trong cơ chế bảo vệ niêm mạc thực quản ở những bệnh nhân này và là phản xạ có ý nghĩa quan trọng của cơ thể trước sự tấn công của acid dịch vị.

Một số những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khác

Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên, bệnh nhân có thể có những triệu chứng ngoài thực quản không điển hình như:

  • Ho mãn tính: do acid dịch vị đi vào đường hô hấp qua nắp thanh môn, gây kích thích niêm mạc đường hô hấp gây phản xạ ho.
  • Khó nuốt khi ăn uống.
  • Mòn răng.
  • Viêm thanh quản.
  • Hen suyễn.

    Hiện tượng hen suyễn
    Hiện tượng hen suyễn

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hiện tại, không có nguyên nhân nào được biết đến 1 cách rõ ràng để giải thích cho sự phát triển của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ đã được xác định và có liên quan trực tiếp đến căn bệnh này. Đầu tiên phải kể tới các bất thường về vận động như:

  • Suy giảm chức năng cơ thắt thực quản dưới và giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua: có tớii 48-73% bệnh nhân Trào ngược dạ dày thực quản có giãn thực quản dưới thoáng qua. Suy giảm chức năng cơ thắt thực quản dưới và giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sử dụng rượu, hút thuốc, caffeine, mang thai, một số loại thuốc như nitrat và thuốc chẹn kênh canxi.
  • Suy giảm khả năng bảo vệ niêm mạc thực quản chống lại sự trào ngược dạ dày
  • Làm rỗng dạ dày chậm.

Các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị Trào ngược dạ dày thực quản như:

  • Béo phì: Một phân tích tổng hợp của Giáo sư Hampel H (đang công tác tại NIH- Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ) cùng các cộng sự kết luận rằng béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng của Trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản ăn mòn và ung thư biểu mô thực quản.
  • Độ tuổi: người ≥50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh Trào ngược dạ dày thực quản cao hơn những người dưới 50 tuổi.
  • Lối sống không lành mạnh: sử dụng thuốc lá, tiêu thụ rượu quá mức.
  • Sinh hoạt không khoa học: ăn ngay sau khi nằm.
  • Sinh lí: mang thai.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc sau đây: thuốc kháng cholinergic , sử dụng thuốc benzodiazepin, NSAID hoặc aspirin, nitroglycerin, albuterol, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống trầm cảm và glucagon.

Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản

Ăn uống nghỉ ngơi hợp lí

Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý
  • Không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
  • Ăn theo chế độ Low-carb ( chế độ ăn ít đường và tinh bột) sẽ không khiến dạ dày rơi vào tình trạng căng trướng, giảm được đnags kể tình trạng ợ nóng, ợ chua.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, caffe, các đồ uống có ga. Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh.
  • Không thức quá khuya. Giảm căng thẳng stress.

Thay đổi tư thế khi ngủ

  • Kê cao đầu khi ngủ, sẽ giảm thiểu được sự trào ngược acid dịch vị lên thực quản, cổ họng.
  • Nằm nghiêng sang bên trái.

Các biện pháp khác

  • Sử dụng thuốc Tây hợp lí, tác dụng phụ tránh ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
  • Giảm béo.
  • Nhai kẹo cao su làm tăng sản xuất nước bọt, trung hòa một phần acid dịch vị còn mắc lại ở thực quản.

Xem thêm: [Bật mí] Những thực phẩm chức năng chữa trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay