Thuốc tránh thai khẩn cấp

Hiện nay ở nước ta việc phổ cập sức khỏe sinh sản đang còn chưa thực sự triệt để. Hằng năm có hàng trăm ca nạo phá thai và thường xuyên xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn trẻ chưa hiểu biết hết về các biện pháp phòng tránh thai. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được giới thiệu tới các bạn một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả đó là sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thuốc tránh thai khẩn cấp (ECP) là gì?

Thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên
Hình ảnh minh họa: Thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên

Thuốc tránh thai khẩn cấp là một loại thuốc tránh thai ngoài ý muốn sử dụng sau khi quan hệ tình dục. Thuốc được khuyến cáo dùng trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục, tuy nhiên, dùng càng sớm thì hiệu quả tránh thai càng cao.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thành phần là một progesteron (ví dụ levonorgestrel đơn thuần) hoặc kết hợp với một loại estrogen (ethinyl estradiol).

Cơ chế tác dụng và tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng tránh thai bằng việc ngăn chặn hoặc kìm hãm sự rụng trứng. Thuốc không có tác dụng tránh thai khi đã thụ thai, không gây ra tác dụng phá thai, không làm gián đoạn thai kì và không ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.

Khi nào sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp? Đối tượng nào có thể  sử dụng?

Tình một đêm nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Hình ảnh: Tình một đêm nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Các thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng sau khi quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp nào khác trước đó (ví dụ muốn tránh thai mà không sử dụng bao bao su, thuốc tránh thai hàng ngày,…) hoặc trong trường hợp phụ nữ bị hãm hiếp và không được bảo vệ bởi một biện pháp khác.

Ngoài ra còn tránh thai nếu đã sử dụng biện pháp tránh thai trước đó nhưng thất bại: bao cao su bị rách, tuột; vòng tránh thai bị rơi ra ngoài; bỏ lỡ 3 lần hoặc nhiều hơn đối với thuốc tránh thai kết hợp hàng ngày dùng đường uống. Một số trường hợp khác cũng cần sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, như ý định xuất tinh ngoài nhưng thất bại, xuất tinh lên bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ.

Đối tượng sử dụng: thuốc dùng cho phụ nữ, vào bất cứ độ tuổi nào có khả năng sinh sản. Thuốc tránh thai khẩn cấp không có một chống chỉ định tuyệt đối nào.

Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp và ưu nhược điểm?

Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp gồm: Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa  ulipristal acetate (UPA); thuốc tránh thai khẩn cấp chứa levonorgestrel (LNG); thuốc tránh thai kết hợp (COC).

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa  ulipristal acetate: dùng với liều 30 mg một lần duy nhất, hiệu quả tránh thai là 98,8%.

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa levonorgestrel: 1 liều 7,5 mg hoặc sử dụng 2 liều: mỗi liều 0,75 mg, cách nhau 12 giờ. Hiệu quả tránh thai từ 97,9 – 98,8 %.

Levonorgestrel 1.5 mg
Hình ảnh: Levonorgestrel 1.5 mg

Thuốc tránh thai khẩn cấp kết hợp giữa 100 µg ethinyl estradiol và 0,5 mg levonorgestrel trong 1 liều: dùng 2 liều, mỗi liều cách nhau 12 giờ.

Ngoài các thuốc tránh thai khẩn cấp dùng đường uống thì đặt vòng tránh thai cũng là một biện pháp hiệu quả cao, tuy nhiên, để tiến hành biện pháp này, phụ nữ cần đến thao tác của cán bộ y tế.

Ưu điểm của các loại thuốc tránh thai: nhìn chung các loại ECP đều có ưu điểm đó là không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ sau này đồng thời không ảnh hưởng đế sự phát triển thai nhi trong những lần mang thai sau đó. Có thể dễ dàng mua thuốc tránh thai khẩn cấp tại các hiệu thuốc mà không cần sự can thiệp của bác sĩ. Hiệu quả tránh thai cao nếu sử dụng càng sớm càng tốt (muộn nhất là 5 ngày). Các tác dụng phụ (buồn nôn, nôn, chảy máu âm đạo, mệt mỏi) nếu gặp phải khi sử dụng ECP chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, tự khỏi mà không cần điều trị bằng các thuốc khác.

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa UPA có ưu điểm đó là trong khoảng từ 72 giờ đến 120 giờ sau khi giao hợp thì ECP chứa UPA có tác dụng tốt hơn 2 loại còn lại.

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa UPA hoặc LNG ít gây buồn nôn, nôn hơn so với thuốc COC.

Các thuốc tránh thai khẩn cấp có chung các nhược điểm:

Một số tác dụng không mong muốn: phụ nữ sử dụng có thể bị buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chảy máu âm đạo không đều. Tuy nhiên những bất lợi này ít gặp và chỉ ở mức độ nhẹ, nhanh biến mất mà không cần điều trị.

Càng xa thời điểm giao hợp, hiệu quả tránh thai của ECP càng giảm.

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có tác dụng tránh thai, không có tác dụng bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Hiệu quả tránh thai của ECP có thể giảm đi ở phụ nữ bép phì (BMI lớn hơn 30 kg/m2). Sử dụng ECP thường xuyên và lặp lại làm tăng nguy cơ xảy ra bất lợi cho phụ nữ, ví dụ làm cho kinh nguyệt không đều hoặc cũng có thể có tiềm ẩn nguy cơ chưa được biết đến. Nếu phụ nữ đã sử dụng ECP nhiều lần, nên chuyển sang các biện pháp tránh thai khác, chẳng hạn như đặt vòng tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?

Nhiều người hiểu rằng thuốc tránh thai và thuốc phá thai là một. Đây là 2 loại thuốc khác nhau cần lưu ý phân biệt, tránh nhầm lẫn.

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt, phụ nữ có thể chuyển sang biện pháp tránh thai khác nếu đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều lần thường xuyên, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, ngoài các biểu hiện như nôn, buồn nôn, mệt mỏi, phụ nữ cũng có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Thông thường, việc xuất hiện kinh nguyệt cho thấy đã có sự tránh thai thành công. Trong trường hợp phụ nữ trễ kinh, nghi ngờ có thai dù đã sử dụng ECP, có thể kiểm tra bằng cách sử dụng que thử thai.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Hình ảnh: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Nếu nôn sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, phụ nữ cần uống lại một viên khác để đảm bảo tác dụng tránh thai.

WHO khuyến nghị tất cả phụ nữ hay trẻ em gái có khả năng mang thai ngoài ý muốn đều có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc các biện pháp tránh thai khẩn cấp khác.

Tham khảo tại nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/emergency-contraception