Thuốc Tatanol: Tác dụng, hướng dẫn sử dụng, thận trọng khi dùng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Tatanol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Tatanol là thuốc gì? Thuốc Tatanol có tác dụng gì? Thuốc Tatanol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Tatanol là thuốc gì?

Tatanol
Hình ảnh: Tatanol

Tatanol thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt.  Hộp thuốc gồm 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên với thành phần chính là Acetaminophen hàm lượng 500 mg/viên và tá dược (Tinh bột ngô, PVP K30, magnesi stearat, talc, hydroxypropyl methyl cellulose, titan dioxid, macrogol 4000) vừa đủ 1 viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén dài bao phim.

Tatanol giá bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

Tatanol được sản xuất tại Công ty cổ phần Pymepharco – VIỆT NAM. Giá bán của thuốc là 47.000 đồng/ 1 hộp tại trung tâm thuốc.

Giá bán của thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty sản xuất, nhà nhập khẩu, hàm lượng… hoặc là ở các cơ sở bán thuốc khác nhau. Hãy lựa chọn mua Tatanol ở những cơ sở uy tín tránh thuốc giả thuốc lậu gây hại đến sức khỏe của bạn.

Bạn có thể mua thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám, bệnh viện hay đặt hàng online để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Thuốc Tatanol có tác dụng gì?

Hộp thuốc Tatanol
Hình ảnh: Hộp thuốc Tatanol

Thuốc Tatanol có thành phần chính là Acetaminophen là một thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt mạnh.

Cơ chế tác dụng:

Acetaminophen hay còn có tên gọi khác là paracetamol có tác dụng ức chế men cyclooxygenase (COX) làm giảm tổng hợp prostaglandin giống như aspirin, tuy nhiên Acetaminophen lại không có tác dụng chống viêm. Tác dụng ức chế men cyclooxygenase (COX) làm giảm tổng hợp prostaglandin giống như aspirin, tuy nhiên Acetaminophen lại không có tác dụng chống viêm. Cụ thể với cơ chế hạ sốt: ức chế các quá trình sinh nhiệt, tăng các quá trình thải nhiệt và lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt. Với cơ chế giảm đau: Acetaminophen làm giảm tổng hợp Prostaglandin E2, làm giảm tính cảm thụ của ngọn sợi dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm: serotonin….

Chỉ định của thuốc Tatanol

Thuốc có tác dụng chính trong các trường hợp giảm đau và hạ sốt vì vậy chỉ định chính của thuốc dùng để điều trị các chứng đau và sốt từ vừa đến nhẹ.

Thuốc được dùng để giảm đau tạm thời trong điều trị các chứng đau nhẹ và vừa như đau do cảm cúm, nhức đầu, đau họng, đau nhức xương khớp, đau răng, đau nửa đầu.

Thuốc cũng được chỉ định để giảm thân nhiệt ở bệnh nhân sốt do mọi nguyên nhân nhưng nó không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.

Cách dùng – Liều dùng của thuốc Tatanol

Bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc Tatanol
Hình ảnh: Bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc Tatanol

Thuốc Tatanol được bào chế dưới dạng viên nén và được đưa vào cơ thể bằng đường uống

Cách dùng: Uống viên thuốc với nhiều nước, nên uống sau bữa ăn để tránh các tác dụng phụ của thuốc. Thuốc được bào chế dưới dạng viên giải phóng kéo dài nên khi uống nên uống cả viên thuốc, tránh nghiền nát hay bẻ thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Liều dùng: Liều lượng tùy thuộc vào lứa tuổi của bệnh nhân.

Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Liều uống thông thường từ 1-2 viên trên một lần, mỗi lần uống cách nhau từ 4-6 giờ.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, uống ½-1 viên trong một lần, mỗi lần uống cách nhau từ 4-6 giờ. 

Chú ý: Trong các trường hợp bệnh nhân bị suy thận và suy gan cần đến gặp bác sĩ để được giảm liều.

Chống chỉ định của thuốc Tatanol

Không dùng thuốc Tatanol cho các bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược.

Trên các bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng.

Trên người bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Thuốc cũng được chống chỉ định trên phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc Tatanol có tác dụng phụ không?

Khi dùng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khác như buồn nôn, đau dạ dày trên, ngứa, chán ăn. Một số trường hợp có thể bị vàng da hoặc mắt, nước tiểu sẫm màu, phân có màu đất sét. Trên đây không phải đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc và có thể xảy ra các tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Không được dùng Acetaminophen để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên y tế.

Không dùng acetaminophen cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (trên 39.5°C), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do bác sĩ hướng dẫn vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.

Thuốc có thành phần chính là acetaminophen được chuyển hóa ở gan thành chất mất hoạt tính, tuy nhiên trong các trường hợp uống nhiều rượu bia, chức năng gan suy giảm dẫn tới giảm chuyển hóa của thuốc gây độc cho gan. Vì vậy trong quá trình điều trị bệnh nhân nên kiêng rượu, bia.

Tương tác với các thuốc khác

Khi dùng thuốc với cùng một loại thuốc khác có thể làm tăng tác dụng hoặc giảm tác dụng của thuốc.

Không nên dùng thuốc kết hợp với phenothiazin để gây hạ nhiệt nghiêm trọng ở bệnh nhân.

Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của acetaminophen do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Vì thế thường không cần giảm liều ở bệnh nhân dùng đồng thời liều điều trị acetaminophen và thuốc chống co giật, tuy vậy, bệnh nhân phải hạn chế tự dùng acetaminophen khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

Probenecid có thể làm giảm đào thải acetaminophen và làm tăng thời gian bán thải trong huyết tương của acetaminophen khiến chúng tích tụy trong tế bào gây độc.

Xứ lý các quá liều, quên liều

Quá liều: Nhiễm độc acetaminophen có thể do dùng 1 liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại với liều lớn acetaminophen hoặc do uống thuốc dài ngày. Trong trường hợp bị quá liều, nên đến các bệnh viện để được xét nghiệm nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Nếu kết quả là quá liều nặng, cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống hoặc N – acetylcystein theo đường tĩnh mạch. Nếu không có N – acetylcystein có thể dùng methionin đê thay thế.

Quên liều: Nếu bạn quên một liều, hãy cố gắng bù liều đó càng sớm càng tốt. Tránh trường hợp uống bù vào những lần sau đó.

Trong quá trình dùng thuốc có thể liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ lâm sàng để biết thêm chi tiết thông tin thuốc cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe của mình trong quá trình dùng thuốc.