Thuốc Phaanedol Extra: Tác dụng, hướng dẫn sử dụng, thận trọng khi dùng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Phaanedol Extra tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Phaanedol Extra là thuốc gì? Thuốc Phaanedol Extra có tác dụng gì? Thuốc Phaanedol Extra giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Phaanedol Extra là thuốc gì?

Phaanedol Extra
Hình ảnh: Phaanedol Extra

Phaanedol Extra là  thuốc giảm đau hạ sốt thuộc nhóm NSAID. Thành phần chính trong mỗi viên Phaanedol Extra gồm:

Paracetamol hàm lượng 500mg, Cafein hàm lượng 65 mg cùng các tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Phaanedol Extra được bào chế dưới dạng viên nén có màu trắng, mỗi vỉ có 10 viên thuốc. Trên vỉ thuốc và bao bì có ghi rõ thông tin về thành phần hoạt chất chính, nhà sản xuất cũng như ngày sản xuất và hạn sử dụng. Bạn nên chọn mua thuốc tại những cơ sở uy tín, kiểm tra thật kỹ thuốc trước khi mua, tránh mua nhầm thuốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không còn hạn sử dụng để đạt được hiệu quả cao và an toàn nhất trong điều trị.

Thuốc Phaanedol Extra giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Phaanedol Extra là sản phẩm của Công ty TNHH dược phẩm USA – NIC (USA – NIC Pharma) – VIỆT NAM.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua Phaanedol Extra tại hầu hết các cơ sở kinh doanh dược phẩm và nhà thuốc trên toàn quốc với giá  42000 VNĐ /hộp 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên thuốc và có thể thay đổi tùy từng địa chỉ kinh doanh dược.

Thuốc Phaanedol Extra có tác dụng gì?

PHAANEDOL EXTRA là một thuốc chứa nhiều thành phần có tác dụng:

 Paracetamol hay còn được gọi là Acetaminophen là một thuốc có hoạt tính chuyển hóa của Phenacetin. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tuy nhiên, khác với các thuốc cùng nhóm NSAID khá, tác dụng kháng viêm của Paracetamol là không đáng kể. Paracetamol có tác dụng ức chế sự tổng hợp các Cyclooxygenase của hệ thần kinh trung ương, từ đó ức chế sự tổng hợp các prostaglandin tham gia vào quá trình gây tăng thân nhiệt và sản xuất các chất gây đau. Khác với các thuốc giảm đau kháng viêm khác, Paracetamol không tác động đến các Cyclooxygenase ngoại biên nên hầu như không gây các tác dụng bất lợi lên đường tiêu hóa. Thuốc không ảnh hưởng đến thời gian chảy máu và tiểu cầu, cũng như không gây hạ thân nhiệt ở người bình thường.

Cafein trong Phaanedol Extra có tác dụng tăng cường hiệu quả của Paracetamol, giúp thuốc mang lại hiệu quả giảm đau, hạ sốt nhanh hơn, mạnh hơn so với việc chỉ sử dụng Paracetamol đơn thuần. Ngoài ra, Cafein còn còn gây hưng phấn lên vỏ não và kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn hơn và không gây buồn ngủ khi dùng thuốc.

Chỉ định của thuốc Phaanedol Extra

Chỉ định của thuốc Phaanedol Extra
Hình ảnh: Chỉ định của thuốc Phaanedol Extra

Thuốc Phaanedol Extra với sự kết hợp giữa Paracetamol và Cafein được sử dụng trong các trường hợp.

Điều trị, làm giảm nhanh hiệu quả các cơn đau, nhất là các cơn đau từ nhẹ đến vừa và không có ngườn gốc xuất phát từ nội tạng như đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau cơ xương, đau bụng kinh, đau rang,…

Nhanh chóng làm giảm thân nhiệt và đưa thân nhiệt về mức bình thường ở người bị sốt do nhiều nguyên nhân.

Cách dùng – Liều dùng của thuốc Phaanedol Extra

Phaanedol Extra được bào chế dưới dạng viên nén dùng đường uống. Bạn có thể tham khảo liều lượng sử dụng Phaanedol Extra theo hướng dẫn dưới đây. Tuy nhiên, liều dùng này chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được chỉ dẫn của Bác sĩ và nhân viên y tế. Bạn nên đến gặp bác sĩ, Dược sĩ hoặc nhân viên ý tế tham khảo và xin chỉ dẫn trước khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống từ 1-2 viên Phaanedol Extra, ngày uống 1 đến 4 lần nếu cần sử dụng.

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sử dụng Phaanedol Extra là từ 4-6 giờ. Không dùng quá 8 viên Phaanedol Extra (4000mg Paracetamol và 520mg Cafein) một ngày để tránh nguy cơ quá liều và gặp phải những tác dụng không mong muốn

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi; Không khuyến nghị dùng Phaanedol Extra cho nhóm đối tượng này.

Chống chỉ định của thuốc Phaanedol Extra

Vỉ thuốc Phaanedol Extra
Hình ảnh: Vỉ thuốc Phaanedol Extra

Phaanedol Extra không được sử dụng trong các trường hợp:

Bệnh nhân bị dị ứng với Paracetamol, Cafein hay bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc.

Bệnh nhân bị thiếu hụt Enzyme Glucose 6 – Phosphate Dehydrogenase (G6PD).

Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng hoặc các bệnh về gan đang tiến triển.

Không dùng Phaanedol cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Thuốc Phaanedol Extra có tác dụng phụ không?

Ít gặp: Da: ban da.Dạ dày – ruột: nôn, buồn nôn. Huyết học: giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu. Thận: bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn. Có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.

Những tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng Phaanedol Extra là:

Các tác dụng phụ ít gặp phải khi sử dụng:

Phản ứng dị ứng: ban, mẩn đỏ, mề đay ngoài da.

Trên đường tiêu hóa:  có thể gây buồn nôn, nôn.

Trên huyết học: giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.

Thận, gan: tăng độc tính lên gan, thận khi sử dụng dài ngày.

Các tác dụng phụ rất hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn, Hội chứng Steven- Jonhson, Hội chứng họai tử thượng bì TEN, suy gan, suy thận,…

Ngưng sử dụng và thông báo ngay cho Bác Sĩ điều trị khi gặp bất kỳ các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng Phaanedol Extra để được xử trí một cách kịp thời và phù hợp nhất là khi các triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày sử dụng hoặc có kèm theo sốt.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Sử dụng đúng liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân mắc các bệnh về phổi, gan, thận do nguy cơ làm tăng độc tính của thuốc.

Cẩn trọng khi sử dụng trên bệnh nhân bị thiếu máu hoặc có tiền sử thiếu máu.

Tương tác với các thuốc khác

Không sử dụng Phaanedol cùng lúc với các thuốc khác cũng có chứa Paracetamol do làm tăng nguy cơ quá liều

Tuyệt đối không sử dụng bia rượu trong quá trình dùng thuốc do làm tăng độc tính của Paracetamol lên gan thận

Khi sử dụng ở liều cao trong thời gian dài, Paracetamol có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của các thuốc Coumarin hoặc Warfarin

Khi sử dụng cùng các thuốc chống co giật như Barbiturat, Carbamazepin, Phenytoin gây cảm ứng Enzym cùng Paracetamol có thể làm tăng độc tính của Paracetamol đó làm tăng chuyển hóa thuốc thành những chất gây hại cho gan

Thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.

Xử lý các quá liều, quên liều 

Quá liều:

Paracetamol: Hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, rối loan loạn tiêu hóa thậm chí là gây suy gan, suy thận, hoại tử tế bào gan là những biểu hiện có thể gặp phải khi dừng quá liều Paracetamol.

Cafein: Các biểu hiện khi sử dụng quá liều Cafein là buồn nôn, nôn, ,  kích thích thần kinh trung ương như hoảng sợ, mất ngủ, bối rối, dễ bị kích động , đau vùng thượng vị, nhịp tim tăng nhanh,…

Xử trí:  Ngưng dùng thuốc và đưa bệnh nhân đến ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị một cách kịp thời

Quên liều: Bạn nên sử dụng ngay càng sớm càng tốt khi bỏ mất một liều sử dụng thuốc, tuy nhiên nếu gần thời gian với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều bạn vừa quên và dùng thuốc như chỉ định để tránh gây quá liều. Bạn nên đặt nhắc nhở hoặc nhờ người thân theo dõi việc uống thuốc để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và an toàn. Không gộp chung liều quên vào uống cùng với liều tiếp theo để tránh nguy cơ quá liều.