Thuốc Nitromint: Tác dụng, hướng dẫn sử dụng, thận trọng khi dùng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Nitromint tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Nitromint là thuốc gì? Thuốc Nitromint có tác dụng gì? Thuốc Nitromint giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Nitromint là thuốc gì?

Hộp thuốc Nitromint
Hình ảnh: Hộp thuốc Nitromint

Nitromint là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén giải phóng có kiểm soát.

Thuốc có thành phần dược chất chính là Nitroglycerin với hàm lượng là 2.6mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên nén giải phóng chậm.

Thuốc Nitromint giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Vỉ thuốc Nitromint
Hình ảnh: Vỉ thuốc Nitromint

Nitromint là thuốc được sản xuất và đăng kí bởi Công ty Egis Pharma., Ltd – HUNG GA RY.

Hiện nay các nhà thuốc trên toàn quốc đều có bán Nitromint vì vậy mà người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua thuốc với giá cả khác nhau tại các nhà thuốc.

Giá thị trường sẽ khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc, giá thị trường hiện nay của thuốc khoảng 151.000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên nén giải phóng chậm.

Tuy nhiên hãy tìm cho mình một cơ sở bán thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm tránh không mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Thuốc Nitromint có tác dụng gì?

Với thành phần dược chất chính là Nitroglycerin do đó thuốc mang đầy đủ các tính chất tác dụng của hoạt chất trên lên cơ thể con người.

Nitroglycerin là dược chất được bào chế bằng cách cho glycerin tác dụng với HNO3, xúc tác có mặt H2SO4 trong lĩnh vực y tế hiện nay chúng đã được ghi nhận có tác dụng làm giãn mạch giúp hạ huyết áp cho bệnh nhân thông qua cơ chế tác dụng trong cơ thể chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng chỉ biết trong cơ thể gốc -NO2 của dược chất sẽ được biến đổi thành gốc -NO một hoạt chất có tác dụng làm giãn mạch, giúp làm giảm tiền gánh và hậu gánh do đó có tác dụng trong điều trị hỗ trợ bệnh suy tim và tăng huyết áp.

Khi vào trong cơ thể thuốc được hấp thu một cách khá dễ dàng, tuy nhiên nếu lần đầu uống thuốc thì tính sinh khả dụng của thuốc khá thấp, thời gian bán hủy chỉ khoảng 3 phút, sau một thời gian chuyển hóa trong cơ thể thuốc được đào thải bằng đường nước tiểu.

Chỉ định của thuốc Nitromint

Chỉ định của thuốc Nitromint
Hình ảnh: Chỉ định của thuốc Nitromint

Với tác dụng trên của thuốc hiện nay thuốc được các bác sĩ chỉ định khá nhiều cho các bệnh nhân giảm đau thắt ngực hoặc dự phòng đau thắt ngực cho bệnh nhân. Ngoài ra thuốc còn có thể sử dụng điều trị cho các bệnh nhân bị suy tim trái hay suy tim toàn bộ.

Cách dùng – Liều dùng của thuốc Nitromint

Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén giải phóng chậm, do đó thuốc được sử dụng theo đường tiêu hóa, bạn cũng có thể sử dụng với thuốc đun sôi để nguội, tuy nhiên bạn không nên bẻ hay nhai viên nén.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng bệnh nhân, tuổi tác mà các bác sĩ có thể chỉ định liều lượng khác nhau theo từng đối tượng.

Theo các chuyên gia các bệnh nhân bị đau thắt ngực hay điều trị dự phòng đau thắt ngực nên sử dụng mỗi lần 1 viên thuốc, ngày sử dụng khoảng 2-3 lần.

Ngoài ra nếu điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân bị suy tim trái hay suy tim toàn bộ thì nên sử dụng mỗi ngày từ 6-12 viên thuốc chia ra ngày sử dụng từ 2-3 lần khoảng thời gian giữa mỗi lần uống cách nhau không được quá gần hay quá xa tốt nhất nên cách đều.

Chống chỉ định của thuốc Nitromint

Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm đối với bất kì thành phần nào có trong thuốc.

Khuyến cáo của chuyên gia cho rằng các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế phosphodieste lại 5 như tadalafil, vardenafil, sildenafil vì có thể làm hạ huyết áp quá mức.

Chống chỉ định cho các bệnh nhân bị đau thắt ngực do bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại, các bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay các bệnh nhân thiếu máu do thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu hơn đến sức khỏe khi sử dụng thuốc.

Thuốc Nitromint có tác dụng phụ không?

Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân cũng có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Trên hệ thần kinh bệnh nhân có một số rối loạn như đau nhói đầu, chóng mặt, buồn ngủ, đồng hồ, thiếu máu não….

Tim bệnh nhân cũng có một số biểu hiện như nhịp tim nhanh, đau thắt ngực tăng cường, thiếu oxy máu, đánh trống ngực, triệu chứng Pectoris, nhịp tim chậm…

Trên hệ tiêu hóa bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như chứng ợ nóng, chứng hôi miệng, buồn nôn, ói mửa…

Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp một số tình trạng khác như suy hô hấp, hạ huyết áp, bồn chồn, phản ứng dị ứng da, phát ban, Methaemoglobin huyết…

Khi người bệnh gặp bất kì các biểu hiện bất thường nào khác thì nên gặp bác sĩ để có thêm tư vấn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân có tiền sử bị hạ huyết áp, nhồi máu cơ tim, các bệnh nhân bị sốc tim hay các bệnh nhân bị bệnh mạch máu não vì thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến họ

Thuốc được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận do đó thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân bị suy gan hay suy thận, nếu sử dụng phải được điều chỉnh liều.

Thuốc rất nhạy cảm với nhiệt, ma sát, va đập mạnh do đó khi vận chuyển phải hết sức cẩn thận và thuốc nên được bảo quản trong điều kiện tránh ánh sáng, ở nhiệt độ 250C, tránh xa tầm tay trẻ em, nơi khô ráo, thoáng mát.

Các đối tượng là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em không nên sử dụng thuốc, nếu muốn sử sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được các tư vấn hữu ích.

Tương tác với các thuốc khác

Phối hợp sử dụng với các thuốc phosphodieste loại 5, cGMP, N-acetylcystein các thuốc hạ huyết áp do có thể làm tăng tác dụng giãn mạch và làm hạ huyết áp quá mức do đó không phối hợp sử dụng chung.

Tương tác giữa alcaloid ergot có thể làm giảm tác dụng giãn mạch vành của Nitroglycerin và Nitroglycerin có thể làm giảm quá trình chuyển hóa qua gan đầu tiên của dihydroergotamine gây giảm hiệu quả điều trị của cả 2 thuốc do đó không nên phối hợp 2 loại thuốc trên.

Ngoài ra để quá trình điều trị có hiệu quả bệnh nhân nên cho các bác sĩ biết các thuốc bạn đang sử dụng để có thể tránh được các tương tác thuốc.

Xử lý các quá liều, quên liều

Quên liều: quên liều sẽ làm giảm khả năng điều trị, bệnh nhân nên bỏ liều dùng đã quên không nên uống chồng liều, do đó bệnh nhân nên tuân thủ điều trị để đạt được kết quả mong muốn

Quá liều: có thể gặp một số triệu chứng bất thường như hạ huyết áp quá mức, tăng áp lực nội sọ, đau bụng, tiêu chảy do đó nên ngừng sử dụng thuốc và hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế để xử lý kịp thời