Thuốc Metiocolin 10ml: Tác dụng, Chỉ định, Cách dùng, Giá bán

Bạn đã từng nghe đến thuốc Metiocolin hay thấy người thân của mình sử dụng? Nhưng lại chưa hiểu rõ về nó. Vậy thuốc Metiocolin là gì? Thuốc có tác dụng như thế nào? Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về loại thuốc Metiocolin này.

Thuốc Metiocolin
Hình ảnh: Thuốc Metiocolin

Metiocolin là thuốc gì?

Metiocolin được biết đến là một loại thuốc dành cho trẻ em chậm phát triển về trí tuệ, trẻ em bị rối loạn ý thức do tổn thương ở não, trẻ em hay quấy khóc, mất ngủ, cải thiện trí nhớ ở người già, sa sút trí tuệ, dùng trong hỗ trợ hồi phục vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não.

Thông tin chung:

  • Tên thuốc: Metiocolin
  • Số đăng ký thuốc: VD-25553-16
  • Hoạt chất – Hàm lượng: Citicoline (dưới dạng Citicolin natri) – 100mg/10ml
  • Dạng bào chế: Dung dịch uống
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, hộp 4 vỉ, hộp 6 vỉ, hộp 8 vỉ x 5 ống nhựa x 10ml
  • Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội
  • Đơn vị đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm VNP

Thuốc Metiocolin có tác dụng gì?

Hoạt chất Citicoline (dưới dạng Citicolin natri) có tác dụng giúp kích thích tăng cường sản xuất acetylcholine, kích thích sinh tổng hợp phospholipid trên màng tế bào thần kinh, giúp những vùng nhồi không lan rộng, từ đó giúp tăng dẫn truyền thần kinh, tăng cường nhận thức, chống tổn thương não và phục hồi các chức năng của não.

Chỉ định của thuốc Metiocolin

Thuốc Metiocolin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
  • Điều trị các tình trạng quấy khóc, mất ngủ, ngủ không ngon ở trẻ
  • Điều trị các rối loạn về nhận thức và ý thức sau chấn thương ở não hoặc sau phẫu thuật não
  • Hỗ trợ điều trị hồi phục chức năng vận động cho người bệnh bị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não
  • Điều trị triệu chứng run tay, run chân nặng ở bệnh nhân bị mắc bệnh Parkinson
  • Hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ, mất trí nhớ ở người già bị mắc Alzheimer
  • Điều trị các rối loạn tăng động, giảm chú ý và tăng nhãn áp

Cách sử dụng thuốc Metiocolin

Cách dùng

Thuốc Metiocolin được bào chế dưới dạng dung dịch uống, được đóng gói thành từng ống nhựa nên đường dùng là đường uống, rất đơn giản và tiện lợi.

Liều dùng

Tùy theo từng đối tượng mà liều dùng sẽ khác nhau và tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.

  • Đối với trẻ em: mỗi lần uống 1 ống (tương đương với 100mg citicoline), ngày uống 3 lần. Uống liên tục từ 6 đến 12 tháng
  • Đối với người lớn: mỗi lần uống 2 ống (tương đương với 200mg citicoline), ngày uống 3 lần. Uống liên tục từ 6 đến 12 tháng.

Chống chỉ định của Metiocolin

Thuốc Metiocolin được chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị mẫn cảm với citicoline hay bất kỳ tá dược nào có trong thuốc
  • Bệnh nhân bị tăng trương lực phó giao cảm.

Thuốc Metiocolin có tác dụng phụ không?

Một số tác dụng phụ được ghi nhận lại khi sử dụng thuốc Metiocolin như:

  • Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ,…
  • Rối loạn hệ tiêu hoá: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…
  • Phát ban, khó thở
  • Cường phó giao cảm
  • Hạ huyết áp thoáng qua

Tương tác với các thuốc và sản phẩm khác

Công thức Citicoline
Hình ảnh: Công thức Citicoline

Hoạt chất Citicoline được khuyến cáo không sử dụng chung với các hoạt chất như meclophenoxat và centro-phenoxin. Vì thế, không sử dụng chung Metiocolin với các thuốc có chứa một trong các thành phần trên. Để tránh được điều này, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ điều trị tất cả các loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà người bệnh đang sử dụng để được tư vấn chính xác nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng

Một số lưu ý cần chú trọng khi sử dụng thuốc Metiocolin:

  • Tuyệt đối nghe theo sự chỉ định của bác sĩ
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
  • Không sử dụng thuốc khi thấy có màu lạ, vẩn đục hay biến dạng
  • Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt nên cần thận trọng khi sử dụng cho những người đang làm các công việc cần sự tập trung cao như lái xe, vận hành máy móc, xây dựng,…
  • Trong trường hợp nhận thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần phải báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Cách xử trí khi quá liều, quên liều

Quá liều

Xuất hiện các triệu chứng như tác dụng phụ cho biết có thể bạn đang uống quá liều Metiocolin. Ngoài ra, quá liều còn có thể dẫn đến nhiễm độc gan và thận. Trong trường hợp này, bạn nên dừng sử dụng thuốc và tìm ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Quên liều

Trong trường hợp quên liều, bạn trực tiếp bỏ qua liều đó và uống các liều tiếp theo như bình thường. Không được uống gộp 2 liều với nhau, gây hiện tượng quá liều. Không nên quên quá 2 liều liên tiếp, sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Bảo quản

Hộp thuốc Metiocolin
Hình ảnh: Hộp thuốc Metiocolin

Một số điều kiện bảo quản:

  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Để thuốc ở nhiệt độ phòng, không quá 25°C
  • Để xa tầm tay trẻ em

Thuốc Metiocolin có dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về thuốc Metiocolin có an toàn với phụ nữ có thai và cho con bú hay không. Thuốc chỉ được sử dụng khi lợi ích lớn hơn nguy cơ. Vì thế, cần thận trọng khi sử dụng Metiocolin cho đối tượng này. Không tự ý dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc Metiocolin giá bao nhiêu?

Giá bán của thuốc Metiocolin có thể khác nhau giữa các khu vực và các nhà thuốc. Giá bán có thể tham khảo đối với hộp 2 vỉ x 5 ống nhựa 10ml là khoảng 250.000 – 300.000 VNĐ / 1 hộp.

Ngoài ra, còn có các loại 4 vỉ, 6 vỉ và 8 vỉ / 1 hộp.

Mua thuốc Metiocolin 10ml ở đâu?

Hiện nay, thuốc Metiocolin đã được bán rất phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc bệnh viện, các phòng khám hay các nhà thuốc tư nhân. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Metiocolin mà bạn đang quan tâm. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này. Chúc bạn sức khỏe và thành công.