Thuốc Hydrea 500mg: Tác dụng, Chỉ định, Cách dùng, Giá bán

Bạn muốn tìm hiểu về thuốc Hydrea? Bạn muốn biết Hydrea là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Hydrea như thế nào? Chỉ định, chống chỉ định của thuốc ra sao? Giá bán của thuốc là bao nhiêu?…Tất cả những thắc mắc của bạn về thuốc Hydrea sẽ được giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng tìm hiểu.

Hydrea là thuốc gì?

Hydrea là một trong những thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư, thường được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến máu như hồng cầu hình liềm, đa hồng cầu, bạch cầu mãn tính.

Thông tin chung:

  • Tên thuốc: Hydrea
  • Hoạt chất – Hàm lượng: Hydroxycarbamide – 500 mg
  • Dạng bào chế: viên nang trứng
  • Quy cách đóng gói: Hộp 20 viên, 100 viên
  • Đơn vị sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Bristol – Myers Squibb.

Thuốc Hydrea có tác dụng gì?

Hydroxycarbamide (hay hydroxyurea) thuộc nhóm Hydroxycarbamide. Đây là nhóm hoạt chất được sử dụng trong điều trị ung thư. Cơ chế hoạt động của Hydroxycarbamide là ức chế quá trình phân chia tế bào ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch cho người bệnh. Chính vì thế, Hydroxycarbamide được kết hợp sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân bị ung thư, đặc biệt là ung thư máu, ung thư cổ tử cung hay một số bệnh liên quan đến máu như hồng cầu hình liềm, bạch cầu mãn tính, đa hồng cầu.

Công thức hóa học của hydroxyurea
Hình ảnh: Công thức hóa học của hydroxyurea

Chỉ định của Hydrea

Thuốc Hydrea được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị ung thư máu, bệnh bạch cầu mãn tính, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh đa hồng cầu
  • Kết hợp điều trị ung thư cổ tử cung
  • Điều trị ung thư buồng trứng
  • Điều trị ung thư đại tràng
  • Hỗ trợ giảm tình trạng tăng huyết khối
  • Hỗ trợ giảm tình trạng di căn trong, đặc biệt là ung thư vú và ung thư dạ dày.

Cách sử dụng Hydrea

Cách dùng

Thuốc Hydrea được bào chế dưới dạng viên nang nên đường dùng tốt nhất là đường uống.

Một số lưu ý khi uống thuốc Hydrea:

  • Nên uống thuốc Hydrea ngay sau bữa ăn để thuốc được giải phóng và hấp thu tốt nhất
  • Uống nguyên viên, không nên bẻ hoặc nghiền nát
  • Uống thuốc cùng với nước thường hoặc nước ấm, không uống bằng sữa hay nước ngọt, nước ép hoa quả,…

    Cách sử dụng thuốc Hydrea
    Cách sử dụng thuốc Hydrea

Liều dùng

Tùy từng mục đích điều trị mà liều dùng của thuốc Hydrea với mỗi đối tượng là khác nhau:

  • Đối với bệnh nhân bị ung thư máu: liều khởi đầu là 20 – 40 mg/kg/ngày, liều duy trì là 10 – 30 mg/kg/ngày, mỗi ngày uống 1 lần.
  • Đối với bệnh nhân bị bạch cầu mãn tính: liều dùng hàng ngày là 20 – 30 mg/kg/ngày, mỗi ngày uống 1 lần.
  • Đối với bệnh nhân bị tăng tiểu cầu nguyên phát: liều dùng hàng ngày là 15 mg/kg/ngày, mỗi ngày uống 1 lần.
  • Đối với bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng: liều hàng ngày là 20 – 30 mg/kg/ngày, mỗi ngày uống một lần. Hoặc 3 ngày uống một lần, mỗi lần 80 mg/kg.
  • Đối với bệnh nhân bị Eritrea: liều khởi đầu là 15 – 20 mg/kg/ngày, liều duy trì là 10 mg/kg/ngày, mỗi ngày uống 1 lần.
  • Đối với bệnh nhân bị Myelofibrosis: liều khởi đầu là 20 mg/kg/ngày, liều duy trì là 10 mg/kg/ngày, mỗi ngày uống 1 lần.

Lưu ý: Cần hỏi ý kiến bác sĩ và tuân theo chủ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc Hydrea, không được tự ý kê đơn và uống. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị suy thận cũng phải báo cho bác sĩ điều trị để có phương án điều chỉnh liều phù hợp.

Chống chỉ định của Hydrea

Thuốc Hydrea được chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với Hydroxycarbamide hay bất kỳ thành phần nào của thuốc (kể cả tá dược)
  • Không sử dụng cho bệnh nhân mắc chứng giảm bạch cầu dưới mức 3000 bạch cầu / 1 ml
  • Không sử dụng cho bệnh nhân mắc chứng giảm tiểu cầu dưới mức 100000 tiểu cầu / 1 ml
  • Không sử dụng cho bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng
  • Không sử dụng cho bệnh nhân bị xuất huyết não, nhiễm khuẩn cấp, viêm nội tâm mạc,…

Thuốc Hydrea có tác dụng phụ không?

Tác dụng phụ của thuốc Hydrea
Tác dụng phụ của thuốc Hydrea

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Hydrea:

  • Trên da: phát ban, loét da, teo da, ung thư da
  • Trên lông, tóc, móng: rụng tóc, gãy móng
  • Trên tâm thần: hoang tưởng, rối loạn phương hướng
  • Trên hệ thần kinh: buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau dây thần kinh ngoại biên, co giật
  • Trên hệ hô hấp: khó thở
  • Trên hệ tiêu hoá: buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy
  • Trên gan: nhiễm độc gan, suy gan
  • Trên thận, tiết niệu: tiếu khó, tăng ure máu, tăng creatinin máu, tăng acid uric máu
  • Nhiễm trùng, xơ phổi, viêm phổi, suy tủy xương.

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Hydrea, nếu thấy xuất hiện một trong những triệu chứng trên, cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều chỉnh liều phù hợp.

Tương tác với các thuốc và sản phẩm khác

Tương tác thuốc là một vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay hoạt chất khi kết hợp với nhau có thể gây ra những tương tác xấu, gây giảm tác dụng của thuốc hoặc nguy hiểm cho người bệnh. Đối với Hydrea cũng cần lưu ý không sử dụng với một số thuốc hay các trường hợp sau:

  • Với các thuốc kháng Retrovirus: có thể gây nhiễm độc gan, suy gan
  • Với Didanosine và Stavudine: gây suy gan, viêm tụy, có thể dẫn đến tử vong
  • Với các xét nghiệm chỉ số ure, acid lactic, acid uric: gây sai lệch kết quả
  • Với các vacxin sống cũng không được sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Hydrea

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Hydrea để đem lại hiệu quả tốt nhất:

  • Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng đang bị mắc hoặc có tiền sử bị mắc một số bệnh như viêm loét, ung thư da, gout
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư và đã từng sử dụng liệu pháp xạ trị, hoá trị
  • Thận trọng khi sử dụng cho người làm các công việc cần sự tập trung cao độ như lái xe, vận hành máy móc vì một số tác dụng phụ của Hydrea có thể gây nguy hiểm cho những đối tượng này
  • Trong quá trình sử dụng Hydrea, cần có chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh, tránh sử dụng các chất hay thực phẩm gây kích thích
  • Lưu ý cần che chắn và bảo vệ da thật kỹ trước ánh nắng mặt trời vì Hydrea có thể gây kích ứng da, nguy hiểm hơn là ung thư da

    Bảo vệ da thật kỹ trước ánh nắng mặt trời
    Bảo vệ da thật kỹ trước ánh nắng mặt trời
  • Không sử dụng thuốc khi thấy có dấu hiệu đổi màu, chảy nước, có mùi lạ
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không vượt quá 30°C
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cách xử trí khi quá liều quên liều

Quá liều

Sử dụng thuốc quá liều sẽ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Vì thế, nếu lỡ sử dụng quá liều Hydrea và thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần tìm ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Quên liều

Quên liều sẽ làm ngắt liệu trình điều trị, làm giảm tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, nếu lỡ quên mất một liều, bạn cũng đừng quá lo lắng, việc cần làm là bạn nên bỏ qua liều đó và tiếp tục uống các liều tiếp theo và thời gian tiếp theo như bình thường. Tránh gộp hai liều vào với nhau để uống bù, như thế sẽ bị quá liều. Và lưu ý không nên quên quá hai liều liên tiếp.

Thuốc Hydrea có dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

Thuốc Hydrea chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc Hydrea chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc Hydrea chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú. Bởi theo nghiên cứu, hoạt chất hydroxyurea có thể gây ra các dị tật bẩm sinh với thai nhi và có thể tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng thuốc Hydrea với phụ nữ có thai hay đang cho con bú trong bất kỳ trường hợp nào.

Thuốc Hydrea 500mg giá bao nhiêu?

Thuốc Hydrea có hai loại, được sản xuất ở hai nơi khác nhau là Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Thuốc Hydrea sản xuất tại Pháp là loại hộp 20 viên, còn thuốc Hydrea sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ là hộp 100 viên. Giá bán của hai loại này cũng khác nhau và còn tùy theo từng khu vực, từng nơi bán. Giá bán có thể tham khảo là:

  • Thuốc Hydrea (Pháp): khoảng 550.000 VNĐ / hộp 20 viên
  • Thuốc Hydrea (Thổ Nhĩ Kỳ): khoảng 1.500.000 VNĐ / hộp 100 viên.

Mua thuốc Hydrea ở đâu Hà Nội, TpHCM?

Thuốc Hydrea hiện đã trở nên phổ biến rộng rãi nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM. Vì thế, bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân hay các chuỗi cửa hàng thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua tại các trang web chính thức của các cơ sở phân phối thuốc uy tín.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin đầy đủ và chính xác về thuốc Hydrea. Hy vọng có thể giải đáp được hết các thắc mắc và  giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này. Chúc bạn sức khỏe và thành công.