Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Statripsine stada tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Statripsine stada là thuốc gì? Thuốc Statripsine stada có tác dụng gì? Thuốc Statripsine stada giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Contents
- 1 Thuốc Statripsine Stada 4.2mg là thuốc gì?
- 2 Thuốc Statripsine stada giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- 3 Thuốc Statripsine stada có tác dụng gì?
- 4 Chỉ định của thuốc Statripsine stada
- 5 Cách dùng – Liều dùng của thuốc Statripsine stada
- 6 Chống chỉ định của thuốc Statripsine stada
- 7 Thuốc Statripsine stada có tác dụng phụ không?
- 8 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
- 9 Tương tác với các thuốc khác
- 10 Xử lý các quá liều, quên liều
Thuốc Statripsine Stada 4.2mg là thuốc gì?
Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid.
Dạng bào chế: viên nén dùng đường uống.
Hàm lượng hoạt chất: hoạt chất chính là Alphachymotrypsin hàm lượng 4.2mg cùng với các tá dược Compressible sugar, aspartam, magnesi stearate, bột mùi bạc hà vừa đủ một viên nén.
Thuốc Statripsine stada giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Statripsine Stada 4.2mg đang được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên cả nước với giá 65000 VND cho một hộp 5 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
Đây là thuốc bán theo đơn, bạn nên mang theo đơn của bác sĩ đến các cơ sở nhà thuốc uy tín, đạt tiêu chuẩn để mua được các sản phẩm chính hãng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không đạt được hiệu quả điều trị.
Thuốc Statripsine stada có tác dụng gì?
Statripsine Stada 4.2mg có thành phần chính là Alphachymotrypsin là một enzyme thủy phân protein được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen.
Trong nhãn khoa trong trường hợp xuất hiện sợi dây chằng mảnh dẻ treo thủy tinh thể từ đó phân giải và tan sợi dây chằng này, đồng thời alphachymotrypsin cũng có tác dụng loại bỏ các nhân mắt đục trong bao mắt làm giảm các chấn thương của mắt. Tuy nhiên trong trường hợp dính thủy tỉnh thể với cá bộ phận khác của mắt thì alphachymotrypsine không phân giải được.
Trong các trường hợp chấn thường alphachymotrypsine cũng có tác dụng làm giảm viêm phù nề, làm giảm sự xuất hiện của các bọc máu ở da, đồng thời trong các bệnh lý hen phế quản, viêm xoang nó làm lỏng các dịch tiết hô trợ cho quá trình điều trị.
Chỉ định của thuốc Statripsine stada
Statripsine Stada 4.2mg là thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau đây:
Trong chấn thương hoặc sau mổ để giảm viêm, phù nề, .. đặc biệt trong các trường hợp tổn thương mô mềm, xuất hiện các khối máu tụ, nhiễm trùng, phù mi mắt, dập mô tim, các chấn thương cấp tính, bong gân,…
Làm lỏng dịch tiết trong các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm xoang, hen phế quản, viêm phổi.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Statripsine stada
Cách dùng thuốc dạng viên nén dùng đường uống, không nhai nát mà uống nguyên viên, uống cùng với một ít nước sôi để nguội.
Thuốc đạt hiệu quả điều trị tốt nhất khi uống sau bữa ăn. Muốn có tác dụng nhanh dùng đường đặt dưới lưỡi.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và lứa tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng liều cho từng bệnh nhân, dưới đây là liều tham khảo:
Đối với trường hợp dùng đường uống dùng liều 2 viên mỗi lần, ngày dùng 3 đến 4 lần.
Đối với bệnh nhân dùng đường ngậm dưới lưỡi dùng ngày 4 đến 6 viên dùng lần lượt từng viên chia làm nhiều lần trong ngày. Dùng đường dưới lưỡi phải để viên nén tan hết trong miêng.
Chống chỉ định của thuốc Statripsine stada
Không dùng thuốc cho các trường hợp sau đây:
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân mắc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, khí phế quản bị thủng.
Bệnh nhân bị hội chứng thận hư.
Thuốc Statripsine stada có tác dụng phụ không?
Khi sử dụng thuốc có thể xảy ra các tác dụng phụ hiếm gặp là rối loạn tiêu hóa chán ăn, buồn nôn, nôn, có thể thấy rõ sự thay đổi trên phân như thay đổi màu sắc, mùi, độ rắn của phân.
Khi sử dụng liều cao có thể xuất hiện các mẩn ngứa, ban đỏ da.
Các tác dụng phụ thường xảy ra thoáng qua không nguy hiểm. tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp bất kì triệu chứng bất thường nào.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú vì chưa có báo cáo trên lâm sàng về tính an toàn của nó.
Những bệnh nhân bị mắc chứng rối loạn đông máu do di truyền không nên sử dụng có thể gây nên tình trạng máu khó đông( bệnh ưa chảy máu ).
Bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu không do di truyền như các trường hợp người vừa trải qua phẫu thuật hay đang điều trị bằng các liệu pháp chống đông không sử dụng thuốc này.
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu sử dụng thuốc có thể làm gia tăng tình trạng loét.
Tương tác với các thuốc khác
Để làm tăng hiệu quả điều trị bác sĩ thường phối hợp thuốc với các enzyme khác cùng với đó bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh, giàu vitamin và muối khoáng để làm gia tăng hoạt tính của alphachymotrypsine trong cơ thể.
Thuốc dùng cùng với các thuốc tan đờm giãi ở cổ như acetylcysterin có thể gặp nguy hiểm.
Thuốc dùng cùng các thuốc chống đông máu có thể gây tan máu ở bệnh nhân.
Xử lý các quá liều, quên liều
Khi quá liều bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng điển hình như hạ huyết áp và các biểu hiện lâm sàng của giống như tác dụng phụ vì vậy cần theo dõi tình trạng bệnh nhân nếu xác định là quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Khi quên một liều bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, dùng đúng đủ liều tiếp theo không được tự ý thêm liều mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.