Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Ofloxacin tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Ofloxacin là thuốc gì? Thuốc Ofloxacin có tác dụng gì? Thuốc Ofloxacin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Contents
- 1 Thuốc Ofloxacin là thuốc gì?
- 2 Thuốc Ofloxacin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- 3 Thuốc Ofloxacin có tác dụng gì?
- 4 Chỉ định của thuốc Ofloxacin
- 5 Cách dùng – Liều dùng của thuốc Ofloxacin
- 6 Chống chỉ định của thuốc Ofloxacin
- 7 Thuốc Ofloxacin có tác dụng phụ không?
- 8 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
- 9 Tương tác với các thuốc khác
- 10 Xử lý các quá liều, quên liều
Thuốc Ofloxacin là thuốc gì?
Thuốc Ofloxacin là thuốc kháng sinh, phân vào nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và điều trị ký sinh trùng.
Thuốc Ofloxacin được điều chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt lọ 5ml.
Trong mỗi lọ thuốc nhỏ mắt, có chứa hoạt chất chính là Ofloxacin hàm lượng 15mg.
Ngoài ra còn có sự phối hợp của các tá dược vừa đủ 1 lọ.
Thuốc Ofloxacin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Ofloxacin được sản xuất bởi Công ty cổ phần TRAPHACO, có nguồn gốc ở Việt Nam.
Thuốc Ofloxacin hiện đang được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc với mức giá dao động khác nhau. Bạn có thể tìm mua thuốc Ofloxacin tại nhiều nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân hay bệnh viện, các trung tâm bán thuốc hay các đại lý phân phối thuốc.
Hiện nay, thuốc Ofloxacin được bán trên thị trường với giá là 9.500 đồng/lọ.
Hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để mua được loại thuốc tốt nhất, tránh mua phải thuốc dởm, thuốc giả và không có tác dụng như mong muốn.
Thuốc Ofloxacin có tác dụng gì?
Tác dụng của thuốc Ofloxacin chính là đặc điểm dược lý của Ofloxacin.
Ofloxacin được biết đến là một kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon với phổ kháng khuẩn rộng. Bên cạnh đó, Ofloxacin có khả năng diệt khuẩn tuy nhiên cơ chế diệt khuẩn này của Ofloxacin lại chưa được biết đến đầy đủ. Một trong những cơ chế diệt khuẩn của Ofloxacin là tác động ức chế sự hoạt động của enzyme DNA-gyrase, một enzyme đóng vai trò cần thiết trong quá trình phiên mã, nhân đôi hay tu sửa DNA của vi khuẩn. Do đó, các quá trình liên quan đến DNA đều bị ngăn chặn và gián đoạn, làm cho vi khuẩn khó có thể tồn tại.
Hoạt tính của Ofloxacin tác động lên nhiều loài vi khuẩn, cụ thể là: Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus, Enterobacteriaceae, Neisseria spp., Mycobacterium spp.,… So với Ciprofloxacin (một kháng sinh cũng thuộc nhóm fluoroquinolon), với các loài vi khuẩn như Ureaplasma urealyticum, Chlamydia trachomatis, Mycoplasma pneumoniae, Ofloxacin có tác dụng mạnh hơn.
Chỉ định của thuốc Ofloxacin
Với khả năng diệt khuẩn và dạng bào chế của sản phẩm, thuốc Ofloxacin được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị những trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở mắt như viêm kết mạc mắt, viêm bờ mi, viêm mi mắt, viêm loét giác mạc, đau mắt hột, viêm túi lệ hay lẹo mắt.
Ngoài các triệu chứng ở mắt, Ofloxacin cũng được dùng để điều trị viêm tai như viêm tai giữa, viêm tai ngoài.
Đặc biệt, thuốc Ofloxacin cũng được dùng để điều trị hay điều trị dự phòng sau phẫu thuật mắt.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Ofloxacin
Thuốc Ofloxacin được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt và là loại thuốc dùng ngoài.
Cách dùng: nhỏ từng giọt dung dịch vào mắt hay tai
Liều dùng:
Nếu dùng thuốc để nhỏ mắt tai: mỗi ngày bạn nên nhỏ thuốc Ofloxacin 3 lần, mỗi lần 1 giọt vào mỗi mắt bị bệnh, cố gắng không để quá liều.
Nếu dùng thuốc để điều trị dự phòng nhiễm trùng khi phẫu thuật: Trước khi tiến hành phẫu thuật 2 ngày, bạn nên nhỏ mỗi ngày 5 lần, mỗi lần 1 giọt. Tại ngày phẫu thuật, tùy thuộc vào loại phẫu thuật và thời gian mà liều nhỏ mắt sẽ thay đổi. Ngay sau khi mổ, bạn nên nhỏ 1 giọt và nhỏ mắt trong các lần thay băng sau.
Chú ý: Nếu sau 15 ngày điều trị mà các triệu chứng về mắt vẫn chưa khỏi hoàn toàn, bạn nên đi khám lại.
Chống chỉ định của thuốc Ofloxacin
Không sử dụng thuốc Ofloxacin cho các bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược hay bất kì loại kháng sinh nào khác thuộc nhóm quinolon.
Đặc biệt, không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Thuốc Ofloxacin có tác dụng phụ không?
Trong quá trình điều trị bằng thuốc nhỏ mắt Ofloxacin, đôi khi sẽ gây ra các tác dụng phụ tại chỗ gây khó chịu ở mắt như đau mắt, sưng, ngứa mi mắt, xung huyết kết mạc, sưng mi mắt hay mi mắt đỏ. Các cảm giác choáng hay xuất hiện các phản ứng tăng cảm, dị ứng hiếm khi xảy ra. Đặc biệt nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến tăng sinh các loài vi khuẩn đề kháng với thuốc.
Thông thường, các tác dụng không mong muốn này thường ít khi xuất hiện nếu như bạn sử dụng thuốc với liều thấp.
Nếu thấy xuất hiện phản ứng phụ, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Nếu như bạn không phải tiến hành phẫu thuật hay ca mổ nào, bạn không nên dùng thuốc này để dự phòng điều trị do có khả năng làm tăng nguy cơ các loài vi khuẩn đề kháng với thuốc.
Một lưu ý quan trọng là: Không được sử dụng thuốc quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên và để tránh lây nhiễm, không nên dùng chung 1 lọ cho nhiều người để cùng sử dụng.
Nếu không thấy thuốc mang lại tác dụng trong thời gian dài, rất có thể bạn đã gặp phải chủng vi khuẩn đang kháng thuốc. Bạn cần đi khám và kiểm tra lại tính nhạy cảm của vi khuẩn để bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp chữa trị khác kịp thời.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Ofloxacin cho phụ nữ mang thai hay phụ nữ cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu như bạn có sử dụng kính sát tròng thì nên ngưng sử dụng nó trong thời gian sử dụng thuốc Ofloxacin.
Tương tác với các thuốc khác
Các thuốc được sử dụng dưới dạng dung dịch nhỏ mắt rất ít khi xảy ra sự tương tác thuốc với các thuốc dùng theo đường khác.
Nếu như bạn đang sử dụng nhiều loại thuốc nhỏ mắt cùng một lúc, hãy báo với bác sĩ.
Xử lý các quá liều, quên liều
Quá liều: Hiện nay chưa có báo cáo nào về việc sử dụng thuốc Ofloxacin quá liều. Tuy nhiên, nếu nhỏ quá liều quá mức hoặc dùng quá lâu có thể dẫn đến các tác dụng phụ có thể gặp phải như ở đường uống.
Quên liều: Khi bạn quên nhỏ một liều, hãy nhỏ bù liều đó ngay khi vừa nhớ ra.
Nếu thời gian nhỏ liều đó gần với thời gian nhỏ liều tiếp theo, hãy bỏ liều quên đi và nhỏ liều tiếp theo như thời gian đã định trước. Không tự ý bù gấp đôi liều nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn còn thông tin nào còn thắc mắc hay chưa rõ, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ.