Thuốc Kalimate: Tác dụng, hướng dẫn sử dụng, thận trọng khi dùng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về thuốc Kalimate, tuy nhiên còn chưa đầy đủ và chi tiết . Bài này http://Chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Kalimate là thuốc gì? Thuốc Kalimate có tác dụng gì? Thuốc Kalimate giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Kalimate là thuốc gì?

Bác sĩ tư vấn sử dụng Kalimate
Hình ảnh minh họa: Bác sĩ tư vấn sử dụng Kalimate

Thuốc Kalimate thuộc nhóm thuốc điều chỉnh cân bằng hệ đệm acid-base, cân bằng nước và điện giải.

Thuốc được bào chế dưới dạng bột. Mỗi gói chứa 5g bột, mỗi hộp 30 gói.

Hoạt chất chính trong thuốc là Calci polystyren sulfonat với hàm lượng 5g. Thuốc không bao gồm tá dược thêm.

Thuốc Kalimate giá bao nhiêu?

Thuốc có số đăng ký là VD-28402-17, được sản xuất bởi công ty Công ty Dược phẩm TW2 – VIỆT NAM. Hiện nay thuốc đang được bán tại nhiều cơ sở y tế hay các nhà thuốc trên hầu khắp cả nước. Tại mỗi nhà thuốc, giá bán lại khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên giá của sản phẩm có thể dao động tầm 600000 đồng cho 1 hộp 30 gói.

Khi mua sản phẩm các bạn nên đến các cơ sở y tế và các nhà thuốc uy tín để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, đồng thời kiểm tra thật kỹ bao bì, tem nhãn của thuốc trước khi mua.

Tác dụng

Gói Kalimate
Hình ảnh: Gói Kalimate

Hoạt chất chính trong thuốc là Calci polystyren sulfonat.

Sau khi sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc qua đường hậu môn, ion calci có trong hoạt chất này sẽ được trao đổi với ion kali có trong đường ruột nhất là ở các vị trí xung quanh đại tràng. Thuốc sau khi đã được trao đổi các ion bây giờ mang theo ion kali đào thải như polystyrene không thay đổi nhựa sulfonate vào phân mà không bị tiêu hóa hay hấp thu. Như vậy ion kali trong đường ruột bị bài tiết ra ngoài từ đó làm giảm nồng độ kali huyết.

Công dụng và chỉ định

Nhờ tác dụng của hoạt chất chính mà công dụng của thuốc là làm giảm nồng độ kali máu.

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp mắc hội chứng tăng kali huyết trong bệnh suy thận cấp tính hoặc mạn tính.

Cách dùng và liều dùng

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc dưới dạng đường uống hoặc đường trực tràng.

Với các bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống: thường mỗi ngày sử dụng 2-3 lần, tổng liều trong một ngày là 15-30g tương đương với 3-6 gói. Mỗi lần uống thì pha thuốc với 30-50 ml và dùng bằng đường uống.

Với các bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường trực tràng: chỉ sử dụng 1 liều duy nhất, hòa tan 30g thuốc tương đương với 6 gói với 100ml nước hoặc 1 số dung dịch khác như dung dịch glucose 5% hay methylcellulose 2%. Trước khi sử dụng thuốc cần làm ấm để có nhiệt độ bằng cơ thể, và giữ thuốc trong trực tràng tối thiểu 9 giờ. Có thể cho bệnh nhân nằm tư thế gối-ngực hoặc kê cao hông bằng gối để tránh hỗn dịch chảy ra ngoài.

Tuy nhiên liều dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp của bệnh hay thể trạng bệnh nhân để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Tác dụng phụ

Kalimate có thể gây buồn nôn
Hình ảnh minh họa: Kalimate có thể gây buồn nôn

Khi sử dụng thuốc có thể có gặp 1 số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, kích ứng dạ dày, một số phản ứng dị ứng toàn thân như phát ban,…triệu chứng hiếm gặp như biến chứng thủng ruột.

Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ của thuốc Kalimate, vì thế trước khi sử dụng thuốc nên hỏi kỹ bác sĩ để nhận biết được các triệu chứng không mong muốn mà mình gặp phải.

Các triệu chứng không mong muốn này nếu kéo dài thì nên báo ngay cho các bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng thuốc cho các bệnh nhân bị tắc ruột vì có khả năng xảy ra biến chứng tắc ruột và các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Thông tin Kalimate
Hình ảnh: Thông tin Kalimate

Không nên sử dụng thuốc với các thuốc gây cảm ứng enzym như Rifampicin, phenobarbital, phenylbutazon,… làm kích thích các enzyme này đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thuốc do vậy làm giảm nồng độ của thuốc dẫn đến giảm tác dụng của thuốc. Nếu bắt buộc dùng chung với các thuốc này thì cần tăng liều dùng của Kalimate.

Với các thuốc ức chế enzym chuyển hóa ở gan thì nên xem xét giảm liều để tránh tình trạng quá liều của thuốc do giảm thải trừ.

Thận trọng khi sử dung các thuốc ảnh hưởng lên chu trình ruột gan, các thuốc có tác dụng nhuận tẩy, hay thuốc kháng acid có chứa thành phần Al, Mg,.. có thể là ức chế bài tiết bicarbonat ở ruột.

Khi sử dụng thuốc với lithium, thuốc sẽ làm giảm hấp thu của chất này.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thận trọng khi sử dụng thuốc với phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú, các trường hợp bệnh nhân này thì nên có sự chỉ định thận trọng của bác sĩ.

Những bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa ở ruột cũng phải thận trọng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Không nên sử dụng thuốc khi đã hết hạn hoặc thuốc pha thành hỗn dịch mà để 1 thời gian lâu ở ngoài không khí.

Bạn nên uống thuốc cùng với bữa ăn để tăng hiệu quả của thuốc.

Cách xử trí quá liều và quên liều

Khi bạn uống quá liều sẽ có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn vì vậy bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định liều của bác sĩ. Khi quá liều xảy ra thì nên có các phương pháp để giải độc thuốc.

Với các trường hợp quên liều thì bạn nên bổ sung ngay gần nhất với liều dùng trước đó còn nếu đã cách liều đó xa thời gian thì nên bỏ qua và uống tiếp liều sau nhưng không được tăng lượng thuốc.

Ngày viết:
Dược sĩ Quang đã từng theo học tại trường Đại học Dược Hà Nội - ngôi trường hàng đầu về đào tạo dược sĩ đại học. Hiện nay, dược sĩ Quang với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược lâm sàng, mong muốn đem lại các thông tin hữu ích cho người dùng về bệnh dạ dày.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn