Thuốc Sporal: Tác dụng, hướng dẫn sử dụng, thận trọng khi dùng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Sporal tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Sporal là thuốc gì? Thuốc Sporal có tác dụng gì? Thuốc Sporal giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Sporal là thuốc gì?

Hộp thuốc Sporal
Hình ảnh: Hộp thuốc Sporal

Nhóm thuốc: nhóm thuốc điều trị nhiễm nấm.

Dạng bào chế: viên nang cứng.

Hàm lượng hoạt chất: hoạt chất chính itraconazole hàm lượng 100mg cùng với các tá dược Methylen clorid, cồn đã được khử, Các hạt đường hình cầu 25-30 mesh, hypromellose 2910 5 mPa.s, macrogol 20000 cùng với vỏ nan làm từ dioxyd titan, natri erythrosine,  natri indigotindisulphonat, và gelatin vừa đủ một viên nang cứng.

Thuốc Sporal giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Sporal được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên cả nước với giá 79 000 VND một hộp 4 viên nang.

Đây là thuốc bán theo đơn, bạn nên mang theo đơn của bác sĩ đến các cơ sở nhà thuốc uy tín, đạt tiêu chuẩn để mua được các sản phẩm chính hãng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không đạt được hiệu quả điều trị.

Thuốc  Sporal có tác dụng gì?

Sporal có hoạt chất chính là itraconazole ở dưới dạng vi hạt là một chất kháng nấm phổ rộng dùng đường uống nhóm kháng nấm triazole. Ở liều điều trị thông thường có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi nấm gây bệnh như các chủng Canida, vi nấm dermatophytes (các chủng Trichophyton spp., Microsporum spp., Epidermophyton floccosum), các chủng nấm men gây bệnh .

Thông qua cơ chế ức chế enzyme Lanosterol 14alpha- demethylase từ đó ức chế tổng hợp Ergosterol là một chất cần thiết trong tổng hợp màng tế bào vi nấm từ đó có tác dụng diệt nấm và kìm nấm. Vì thế Sporal thường được chỉ định kháng nấm .

Chỉ định của thuốc Sporal

Sporal nhờ tác dụng kháng nấm vượt trội vì thế được chỉ định trong các trường hợp sau:

Phụ nữ mắc bệnh nhiễm nấm Cadida ở âm đạo âm hộ.

Các loại nhiễm nấm ngoài da như lang ben, nhiễm nấm ở giác mạc, niêm mạc miêng bị viêm do nấm, các loại nấm móng do nấm men hoặc dematophyte.

Bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân nguy hiểm do các chủng Candida hay Aspergillus.

Các trường hợp nhiễm nấm toàn thân do các chủng Histoplasma, Blastomyces, Sporothrix, Paracoccidioides, Cryptococcus. Đối với nhiễm nấm Cryptococcus có thể điều trị ở cả những bệnh nhân bị viêm màng não, bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Các trường hợp bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân hay nhiễm nấm vùng nhiệt đới hiếm gặp.

Cách dùng – Liều dùng của thuốc Sporal

Bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc Sporal
Hình ảnh: Bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc Sporal

Thuốc dạng viên nang vì vậy uống nguyên viên không bóc tách vỏ nang.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý hay lứa tuổi mắc bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng liều cho từng bệnh nhân, dưới đây là liều tham khảo:

Bệnh nhân nữ nhiễm nấm candida âm đạo âm hộ dùng liều mỗi lần 2 viên ngày 2 lần điều trị trong vòng một ngày.

Nhiễm nấm ngoài da, lang ben dùng liều mỗi lần 2 viên ngày dùng một lần điều trị trong vòng 7 ngày.

Nhiễm nấm Candida ở miệng và họng dùng liều một viên một ngày điều trị trong vòng 15 ngày.

Đối tượng bệnh nhân bị nhiễm nấm móng thì phải điều trị theo đợt, đợt 1 dùng liều mỗi lần 2 viên ngày 2 lần dùng trong một tuần, đợt 2 dùng điều trị nấm móng tay, đợt 3 điều trị nấm móng chân mỗi đợt điều trị cách nhau 3 tuần.

Đối với bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân do các chủng tùy thuộc vào các chủng mà có thời gian và liều điều trị khác nhau thường dùng liều điều trị kéo dài.

Đối với người già, trẻ em những bệnh nhân bị suy gan suy thận cần thận trọng khi sử dụng. những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch sinh khả dụng đường uống của thuốc có thể bị giảm vì vậy cần tăng liều trên nhóm đối tượng này.

Chống chỉ định của thuốc Sporal

 

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng trừ các trường hợp nhiễm nấm có đe dọa tới tính mạng sẽ cân nhắc lợi ích và nguy cơ.

Bệnh nhân bị suy tim sung huyết chỉ sử dụng khi nhiễm nấm đe dọa tới tính mạng.

Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc terfenadin, astermizol, cisapride, triazolam và midazolam đường uống.

Thuốc Sporal có tác dụng phụ không?

Các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như chán ăn mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Một số các trường hợp hiếm gặp gây phát ban nổi mẩn dị ứng trên da, hội chứng steven Johnson, rối loạn kinh nguyệt và có tăng nhẹ men gan có hồi phục.

Hiếm gặp trường hợp tăng kali máu.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Thuốc có thể gây ảnh hưởng lên tim, gây mất thính lực tạm thời hoặc mãi mãi vì thế trong một số trường hợp quinidine là thuốc chống chỉ định dùng cùng.

Nếu xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng thần kinh cần dừng ngay thuốc.

Không khuyến cáo dùng thay thế giữa dạng viên nang uống và dạng dung dịch uống sporanox.

Ở nhóm bệnh nhân trẻ em, người già người suy gan suy thận việc sử dụng thuốc còn hạn chế cần cân nhắc giữa lợi ích và tính an toàn khi dùng thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

Không dùng cùng các thuốc terfenadin, astermizol, cisapride, triazolam và midazolam dùng đường uống.

Do thuốc chuyển hóa chính qua CYP3A4 vì vậy không sử dụng cùng với các thuốc gây ức chế với enzyme này làm tăng nồng độ itraconazole trong huyết tương ví dụ các kháng sinh ciprofloxaxin, erythromycin một số thuốc kháng virus.

Các nhóm thuốc làm tăng nồng độ itraconazole trong huyết tương như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống loạn nhịp digoxin, thuốc kháng histamine, thuốc tẩy giun, thuốc điều trị đau nửa đầu…

Các thuốc cảm ứng enzyme CYP3A4 có thể làm giảm nồng độ itraconazole trong huyết tương như thuốc chống co giật phynintoin, carbapenem, thuốc kháng virus nevirapin, kháng sinh isoniazid.

Xử lý các quá liều, quên liều

Khi bệnh nhân có biểu hiện quá liều cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Khi quên một liều bệnh nhân cần sử dụng sớm nhất ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian nhớ liều sử dụng gần với thời gian dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và dùng đúng đủ liều tiếp theo như bình thường, không được tự ý gấp đôi để bù liều.