Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Loperamid tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Loperamid là thuốc gì? Thuốc Loperamid có tác dụng gì? Thuốc Loperamid giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Contents
- 1 Thuốc Loperamid là thuốc gì?
- 2 Thuốc Loperamid giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- 3 Thuốc Loperamid có tác dụng gì?
- 4 Chỉ định của thuốc Loperamid
- 5 Cách dùng – Liều dùng của thuốc Loperamid
- 6 Chống chỉ định của thuốc Loperamid
- 7 Thuốc Loperamid có tác dụng phụ không?
- 8 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
- 9 Tương tác với các thuốc khác
- 10 Xử lý các quá liều, quên liều
Thuốc Loperamid là thuốc gì?
Loperamid là loại thuốc được phân bổ vào nhóm thuốc đường tiêu hóa, với tác dụng chính là điều trị tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn.
Dạng bào chế của thuốc Loperamid là viên nang. Trong mỗi viên nang có chứa hoạt chất chính là Loperamid (dưới dạng Loperamid hydroclorid) hàm lượng 2mg. Ngoài ra còn có sự kết hợp của các tá dược vừa đủ 1 viên nang.
Thuốc Loperamid giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Loperamid có nguồn gốc trong nước, do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco sản xuất và đã được phân phối đến các cửa hàng thuốc trên cả nước. Vậy nên, bạn có thể dễ dàng tìm mua thuốc Loperamid tại các nhà thuốc, quầy thuốc hay đại lý phân phối thuốc.
Thuốc Loperamid được bán trên thị trường với giá là 25.000 đồng/hộp, mỗi hộp chứa 100 viên chia làm 10 vỉ.
Lưu ý: hãy lựa chọn những cửa hàng uy tín để mua được loại thuốc tốt nhất, đề phòng mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Thuốc Loperamid có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng của thuốc Loperamid dựa trên hoạt chất cấu tạo nên thuốc – Loperamid.
Loperamid là một dạng opiat tổng hợp, có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp tính do bất cứ nguyên nào. Cơ chế tác dụng của Loperamid dựa trên khả năng làm giảm sự vận động của nhu động ruột, làm đường tiêu hóa giảm bài tiết các dịch và đặc biệt làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Do đó, tình trạng tiêu chảy được cải thiện đáng kể. Ngoài cơ chế trên, Loperamid còn làm kéo dài thời gian vận chuyển vị trấp qua ruột và làm tăng quá trình vận chuyển các chất điện giải và các chất dịch, qua đó làm giảm sự mất nước và khối lượng phân cũng được giảm đi đáng kể. Ảnh hưởng của Loperamid lên hệ thần kinh trung ương hay hệ tuần hoàn là rất ít và hầu như chỉ xuất hiện khi thuốc được sử dụng ở liều vượt quá phạm vi cho phép.
Chỉ định của thuốc Loperamid
Thuốc Loperamid được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp điều trị triệu chứng của tiêu chảy cấp tính rõ hay không rõ nguyên nhân hay mạn tính do viêm đường ruột.
Ngoài ra, thuốc Loperamid cũng được dùng cho những bệnh nhân vừa làm thủ thuật mở thông đại tràng hay hồi tràng để làm giảm số lần đi tiêu, làm giảm khối lượng phân cũng như làm tăng thêm độ đặc của phân.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Loperamid
Thuốc Loperamid được bào chế dưới dạng viên nang và được dùng theo đường uống.
Cách dùng: uống trọn viên thuốc với một ly nước lọc hay nước đun sôi để nguội, không tự ý bẻ, làm nát thuốc trừ khi có sự cho phép của bác sĩ.
Liều dùng: liều dùng phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và loại bệnh.
Điều trị tiêu chảy cấp tính:
Liều dùng dành cho người lớn: bệnh nhân nên sử dụng 2 viên cho liều khởi đầu, sau đó duy trì mỗi lần 1 viên sau khi xuất hiện triệu chứng của tiêu chảy trong các lấn sau. Chú ý liều lượng tối đa của 1 ngày là 8 viên.
Liều dùng dành cho trẻ em: liều khởi đầu là cho trẻ em từ 8 đến 12 tuổi là mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên và cho trẻ em từ 6 đến 8 tuổi là mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Sau đó, duy trì liều 1mg/10kg thể trọng của trẻ sau mỗi lần xuất hiện triệu chứng.
Điều trị tiêu chảy mãn: hiện nay chỉ có liều dùng dành cho người lớn, còn nếu bạn muốn dùng cho trẻ em thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Liều dành cho người lớn là từ 2 đến 4 viên cho 1 ngày, có thể dùng 1 lần hay chia làm nhiều lần. Sau đó sử dụng từ 1-6 viên/ngày để duy trì.
Chú ý: Sau khi nhận thấy bệnh đã dần hồi phục và cơ thể trở về trạng thái bình thường thì không được dừng thuốc ngay mà phải từ từ giảm liều. Đặc biệt phải chấm dứt ngay việc điều trị khi có triệu chứng táo bón xuất hiện.
Chống chỉ định của thuốc Loperamid
Không sử dụng thuốc Loperamid cho các bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược.
Thuốc Loperamid cũng không được chỉ định dùng cho đối tượng là người già hay trẻ em dưới 6 tuổi.
Chống chỉ định cho bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cấp, bị ức chế nhu động ruột, bị viêm ruột, viêm đại tràng giả mạc, suy gan nặng hay bị lỵ cấp tính.
Thuốc Loperamid có tác dụng phụ không?
Các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc là điều không thể tránh khỏi. Một số tác dụng không mong muốn đã được ghi nhận do thuốc Loperamid mang lại có thể kể đến là đau tức vùng thượng vị, chóng mặt, buồn ngủ, nổi mẩn da, mệt mỏi, táo bón, khô miệng. Hiếm khi xuất hiện các phản ứng sị ứng hay tắc ruột do liệt.
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất kì một phản ứng phụ nào, hãy ngừng điều trị ngay và báo cho chuyên viên y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu dài gây ra hậu quả nghiêm trọng khó lường trước.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Nếu xảy ra tình trạng mất nước và điện giải, cần sử dụng các biện pháp bù nước và điện giải ngay trước khi sử dụng các thuốc điều trị tiêu chảy.
Chú ý theo dõi quan sát ở các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan do có khả năng gây độc lên hệ thần kinh trung ương.
Trong vòng 2 ngày sau khi dùng thuốc Loperamid nếu nhận thấy tình trạng bệnh không được cải thiện và không có dấu hiệu hồi phục thì ngừng sử dụng thuốc và nên đi khám lại.
Đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và cần phải thận trọng đối với những đối tượng này.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Tương tác với các thuốc khác
Khi xảy ra sự tương tác thuốc, có thể làm biến đổi hoạt tính của thuốc, làm giảm hay mất công dụng của thuốc, hoặc có thể làm tăng các phản ứng phụ không mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc hiện nay đang sử dụng để tránh tương tác thuốc và hãy luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những thuốc như phenothiaxin, các thuốc thuộc nhóm ức chế hệ thàn kinh trung ương hay các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng khi phối hợp chung với Loperamid có thẻ làm tăng nguy cơ độc tính.
Thuốc Co-trimoxazole có thể làm tăng tính sinh khả dụng của Loperamid khi dùng cùng lúc với thuốc này.
Xử lý các quá liều, quên liều
Quá liều: Khi liều sử dụng hàng ngày vượt quá 30 viên có thể dẫn đến tình trạng quá liều với các triệu chứng như táo bón, co cứng bụng, buồn nôn, nôn, kích ứng đường tiêu hóa, thậm chí gây suy hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp. Cần khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện để làm biện pháp rửa dạ dày và sử dụng than hoạt.
Quên liều: Nếu bạn quên một liều, hãy bù liều đó ngay tại thời điểm vừa nhớ ra.
Nếu thời gian bù liều gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ liều đã quên và tiếp tục duy trì sử dụng thuốc như thông thường. Tuyệt đối, không được bù gấp đôi lượng thuốc so với quy định.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, hãy liên hệ bác sĩ hay dược sĩ để nhận được lời khuyên và sự tư vấn phù hợp.