Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về Thập toàn đại bổ tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://chuyengiadaday.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Thập toàn đại bổ là thuốc gì? Thuốc Thập toàn đại bổ có tác dụng gì? Thuốc Thập toàn đại bổ giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Contents
- 1 Thuốc Thập toàn đại bổ là thuốc gì?
- 2 Thuốc Thập toàn đại bổ được mua ở đâu? Mua thuốc ở đâu?
- 3 Thập toàn đại bổ có tác dụng gì?
- 4 Chỉ định của thuốc Thập toàn đại bổ
- 5 Cách dùng – Liều dùng của thuốc Thập toàn đại bổ
- 6 Chống chỉ định của thuốc Thập toàn đại bổ
- 7 Thuốc Thập toàn đại bổ có tác dụng phụ gì?
- 8 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
- 9 Tương tác với các thuốc khác
- 10 Xử lý các quá liều, quên liều
Thuốc Thập toàn đại bổ là thuốc gì?
Thập toàn đại bổ là thuốc thuộc nhóm thuốc có tác dụng ổn bổ khí huyết.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn mềm và được đóng gói dưới dạng 1 hộp chứa 10 viên hoàn.
Thuốc có thành phần dược chất chính là các dược liệu nguồn gốc từ thiên nhiên như: Đảng sâm 1g, Bạch linh 0,65g, Bạch truật 0,65g, Xuyên khung 0,3g, Đương quy 0,6g, Thục địa 1g, Bạch thược 0,6g, Hoàng kỳ 0,45g, Quế nhục 0,24g và các tá dược vừa đủ một viên hoàn 10g
Thuốc Thập toàn đại bổ được mua ở đâu? Mua thuốc ở đâu?
Thập toàn đại bổ là thuốc được sản xuất trong nước, được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco.
Hiện nay, trên thị trường giá của Thập toàn đại bổ đang được cập nhập trên hệ thống.
Các nhà thuốc trên toàn quốc đều có bán Thập toàn đại bổ vì vậy mà người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua thuốc với giá cả khác nhau tại các nhà thuốc.
Tuy nhiên hãy tìm cho mình một cơ sở bán thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm tránh không mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Thập toàn đại bổ có tác dụng gì?
Thập toàn đại bổ có thành phần là các dược liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như đẳng sâm, bạch linh, bạch truật, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, hoàng kỳ, quế nhục.
Đẳng sâm có chứa các thành phần như Saponin, Alkaloits, Sucrose, Glucose, Inulin có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, dưỡng huyết dùng chủ yếu cho người bị mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm.
Bạch linh có thành phần chính là đường, chất khoáng, các hợp chất triterpenoid có tác dụng lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch kháng ung thư, tác dụng an thần và hạ đường huyết
Bạch truật có chứa hunulene, selian, atractylone, axit palmitic, hinesol, b-Selinene, 10E-Atractylentriol. Bạch truật là một vi thuốc bổ, tốt cho đường tiêu hóa như: giảm đầy bụng, chữa viêm dạ dày, khi ruột hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế và ngược lại do nó có thể làm giảm tiêu chảy hoặc táo bón… Ngoài ra các thành phần trong bạch truật có tác dụng tốt cho máu tăng cường miễn dịch cơ thể.
Xuyên khung chứa các thành phần như tinh dầu và các alkaloid. Nó tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu, tăng lưu lượng máu tới não, tăng lưu lượng máu tới mạch vành trong cơ thể do thành phần của nó có chứa tinh dầu từ đó làm giảm các cơn đau thắt ngực đặc biệt ở người cao tuổi.
Đương quy chứa một lượng lớn tinh dầu cùng với các sesquitecpen và vitamin B12 có tác dụng làm ruột trơn có thể chữa táo bón, làm giảm sung huyết vùng xương chậu, làm giảm đau trong lúc bị kinh nguyệt.
Thục địa có chứa các B-sitoterol, manitol, catalpol, .. có tác dụng kháng viêm, hạ đường huyết đối với những người bị cao huyết áp, có lợi cho hệ tim mạch, chữa các bệnh suy nhược cơ thể, điều hòa kinh nguyệt, trị táo bón, đau đầu chóng mặt…
Bạch thược có chứa paeoniflorin, oxy-paeoniflorin, albiflorin, tinh bột, benzoylpaeoniflorin, chất nhày có tác dụng tác dụng an thần, giảm đau, ức chế cơ trơn của tử cung và dạ dày, diệt khuẩn, chống viêm hạ nhiệt. Ngoài ra nó còn có tác dụng giãn mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ.
Hoàng kỳ có nhiều thành phần hóa học như Flavonoid, Coumarin… Hoàng kỳ có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, lợi tiểu. Bên cạnh đó hoàng kỳ đã được biết đến với tác dụng tốt cho nam giới như: tăng ham muốn tình dục và tăng chất lượng của tinh trùng.
Quế nhục có một lượng lớn tinh dầu, tannin, flavonoid… trong đó thành phần tinh dầu ở trong quế có tác sát khuẩn, kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột. Nhiều nghiên cứu, báo cáo cho thấy quế còn có tác dụng co bóp tử cung, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.
Thuốc là tổng hợp của các loại dược liệu trên nên an toàn đối với người sử dụng và có tác dụng ổn bổ khí huyết với mọi lứa tuổi.
Chỉ định của thuốc Thập toàn đại bổ
Với các tác dụng như trên, thuốc được các bác sĩ chỉ định khuyên dùng trong các trường hợp khí và huyết đều hư, sắc mặt trắng xanh, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Thập toàn đại bổ
Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn và được đưa vào cơ thể bằng đường uống. Rửa tay sạch sẽ trước khi dùng thuốc, sau đó uống thuốc cùng với một lượng nước vừa phải
Liều dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chống chỉ định của thuốc Thập toàn đại bổ
Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm đối với bất kì thành phần nào có trong thuốc kể cả tá dược.
Bệnh nhân là phụ nữ có thai.
Thuốc Thập toàn đại bổ có tác dụng phụ gì?
Thuốc được bào chế từ các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn với người sử dụng tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu phát hiện ra các triệu chứng bất thường nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Khi sử dụng thuốc bạn nên kiêng kị các chất lạnh.
Hiện này chưa có nghiên cứu nào về tác dụng phụ của thuốc đối với phụ nữ cho con bú, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn mềm nên cần sử dụng ngay sau khi bỏ ra khỏi hộp tránh để lâu trong không khí. Thuốc cần được bảo quản cẩn thận ở nhiệt độ thích hợp (dưới 30 độ C).
Tương tác với các thuốc khác
Hiện nay chưa có báo cáo nào về khả năng tương tác của thuốc với các chất khác, tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các thuốc mình đang dùng để tránh các tương tác có thể xảy ra khi dùng thập toàn đại bổ.
Xử lý các quá liều, quên liều
Quên liều: Quên liều sẽ làm giảm khả năng điều trị, trong các trường hợp này phải bù lại sớm nhất tránh dùng những liều gấp đôi sau đó.
Quá liều: Thuốc chứa các thành phần từ dược liệu nên chưa có báo cáo nào về tình trạng quá liều nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc bạn nên tuân thủ điều trị, tránh dùng quá liều.